Bạch cầu lympho là thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể. Sự tăng giảm bất thường về số lượng tế bào này cảnh báo tình trạng sức khỏe có vấn đề, người bệnh cần thăm khám để được can thiệp kịp thời.
Bạch cầu lympho (Lymphocyte) là tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và nhiều bệnh lý khác. Tế bào này chiếm khoảng 20 - 40% tế bào bạch cầu trong cơ thể.
Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ một mạng lưới phức tạp bao gồm: các tế bào miễn dịch, hạch bạch huyết, mô bạch huyết và các cơ quan bạch huyết.
Tế bào bạch cầu dòng lympho được chia thành 3 nhóm, đảm nhiệm từng chức năng riêng biệt, bao gồm:
Tế bào lympho T thực hiện chức năng kiểm soát phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể, đồng thời trực tiếp tấn công và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh, tế bào khối u.
Tế bào lympho B là loại tế bào lympho tạo ra kháng thể. Kháng thể có bản chất là protein, giữ vai trò chống lại virus, vi khuẩn và các tác nhân xâm nhập lạ khác.
Tế bào tiêu diệt tự nhiên là loại tế bào lympho thực hiện chức năng tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu, chẳng hạn như tế bào ung thư, đồng thời ngăn chặn virus và tế bào ác tính lây lan.
Chức năng bạch cầu lympho là gì? Tế bào lympho thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư và các loại virus, vi khuẩn lạ bằng cách ghi nhớ mọi kháng nguyên của chúng sau khi tiếp xúc. Sau mỗi lần tiếp xúc, một số tế bào lympho chuyển thành tế bào ghi nhớ. Khi các tế bào ghi nhớ tiếp xúc với kháng nguyên một lần nữa, chúng sẽ nhận ra kháng nguyên đó và phản ứng nhanh chóng. Nhờ vậy, người bệnh không mắc các bệnh nhiễm trùng như sởi, thủy đậu nhiều lần, hay lý giải cho việc tiêm vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh nhất định.
Tế bào lympho thường nhỏ nhưng có phạm vi kích thước rộng hơn so với các tế bào bạch cầu khác. Các tế bào lympho được tìm thấy trong mô bạch huyết được phân loại thành dạng nhỏ và lớn, với đường kính từ 6 đến 30 µm. Trong đó, các tế bào lympho trưởng thành lưu thông trong máu chủ yếu là nhỏ, có kích thước tương tự như hồng cầu, đường kính trung bình từ 6 đến 15 µm.
Trên kính hiển vi quang học, các tế bào lympho nhỏ có nhân hình cầu lớn với chất nhiễm sắc (chromatin) cô đặc. Nhân được bao quanh bởi một viền mỏng màu xanh nhạt với lượng tế bào chất tối thiểu. Nhìn chung, không có bào quan nào có thể nhìn thấy trong các tế bào lympho này, ngoại trừ các hạt ưa azur thỉnh thoảng xuất hiện.
Các tế bào lympho lớn có nhân lớn hơn bị lõm, tạo thành hình dạng giống quả thận. Các tế bào lympho này có nhiều tế bào chất hơn với lượng hạt ưa azur lớn hơn. Các hạt ưa azur nhuộm màu đậm do có nhiều enzyme lysosome, làm cho các tế bào lympho có hình dạng chấm bi.
Dưới đây là phần giải phẫu chi tiết về bạch cầu lympho trong cơ thể:
Tế bào lympho phát triển trong tủy xương, đến giai đoạn trưởng thành sẽ thoát ra ngoài và đi vào máu. Tế bào lympho trưởng thành tồn tại trong máu và tất cả các bộ phận của hệ thống bạch huyết trong cơ thể. Một số tế bào lympho di chuyển đến tuyến ức và trở thành tế bào lympho T. Những tế bào lympho khác di chuyển đến các hạch bạch huyết và các cơ quan, trở thành tế bào lympho B.
Tế bào lympho có kích thước lớn hơn tế bào hồng cầu, nhưng vẫn ở dạng vi mô. Mỗi tế bào lympho nhỏ có một nhân lớn ở trung tâm. Nhân có màu tím sẫm, được bao quanh bởi tế bào chất (dịch màu tím).
Số lượng tế bào lympho thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, chủng tộc, giới tính, chiều cao, lối sống cũng như phương pháp xét nghiệm. Ở người lớn, số lượng bình thường của tế bào lympho dao động từ 1.000 đến 4.800 tế bào lympho trong mỗi 1 microlit máu [1]. Ở trẻ em, con số này đạt đến khoảng từ 3.000 đến 9.500 tế bào lympho trong mỗi 1 microlit máu. Khoảng 20% đến 40% tế bào bạch cầu là tế bào lympho [2].
Bạch cầu lympho là loại tế bào chính được tìm thấy trong bạch huyết. Tế bào lympho chiếm từ 20% đến 40% tế bào bạch cầu lưu thông trong máu.
Tế bào lympho T thực hiện chức năng tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh và kiểm soát phản ứng miễn dịch của cơ thể với các chất lạ. Hầu hết các tế bào T đều cần sự trợ giúp từ một tế bào miễn dịch khác để được kích hoạt. Sau khi được kích hoạt, tế bào T tiếp tục nhân lên và chuyên biệt thành các loại tế bào T khác nhau. Các loại này bao gồm:
Tế bào lympho B có thụ thể trên bề mặt để kháng nguyên bám vào. Tế bào B thực hiện chức năng nhận biết các kháng nguyên khác nhau và sản xuất kháng thể đặc hiệu để tấn công từng kháng nguyên. Tế bào B phản ứng với kháng nguyên theo hai cách:
Dưới đây là một số tình trạng rối loạn bạch cầu lympho thường gặp:
Bạch cầu lympho tăng là tình trạng số lượng tế bào lympho trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý khác. Tế bào lympho được tăng cường sản xuất để chống lại các tác nhân gây hại này. Một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cũng có thể kích thích tăng số lượng tế bào lympho bao gồm:
Bạch cầu lympho giảm là tình trạng số lượng tế bào lympho trong máu giảm xuống thấp hơn so với mức bình thường. Dấu hiệu này có thể cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe, bệnh lý đáng lo ngại như:
Tăng lympho bào và giảm lympho bào thường không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do rối loạn máu hoặc ung thư, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu sau:
Để xác định số lượng tế bào lympho trong máu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm cơ bản sau đây:
Dưới đây là phần giải đáp hai thắc mắc thường gặp liên quan đến tế bào lympho trong máu:
Như đã chia sẻ, ở người lớn, số lượng bình thường của tế bào lympho dao động từ 1.000 đến 4.800 tế bào lympho trong mỗi 1 microlit máu. Ở trẻ em, con số này đạt đến khoảng từ 3.000 đến 9.500 tế bào lympho trong mỗi 1 microlit máu. Khoảng 20% đến 40% tế bào bạch cầu là tế bào lympho.
Để giữ tế bào bạch cầu lympho luôn khỏe mạnh, điều quan trọng là cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, làm việc, nghỉ ngơi điều độ và ăn uống khoa học. Điều này giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó làm giảm nguy cơ tăng giảm số lượng tế bào lympho bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại chuyên khoa Nội Tổng hợp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Phòng khám Đa khoa Quận 7, Quý khách vui lòng liên hệ:
Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin liên quan đến bạch cầu lympho, phân loại, cấu tạo giải phẫu, chức năng và các vấn đề rối loạn thường gặp. Hy vọng thông qua những cập nhật trên, người bệnh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/nhan-te-bao-co-chuc-nang-nao-sau-day-a67901.html