Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính về tim mạch xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng, đặc biệt là ở nhóm người lớn tuổi. Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh huyết áp cao là yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh điều trị sớm và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Cụ thể mời bạn đọc theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của BookingCare.
Huyết áp được hiểu là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo bởi sức co bóp của tim để đẩy máu vào hệ thống mạch máu và sự co giãn của thành mạch.
Khi tim co bóp, đã đẩy một lượng máu vào động mạch và tạo một áp lực lên thành động mạch. Áp suất này làm cho máu chảy tới tất cả các bộ phận của cơ thể.
Bệnh huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu tạo ra khi lưu thông qua mạch máu trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Bệnh huyết áp cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm biến chứng về các bệnh lý mạch vành, não, thận và mắt.
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh huyết áp cao có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, và đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Có 2 loại tăng huyết áp:
Những chẩn đoán bệnh tăng huyết áp cao có thể dao động nhẹ tùy theo từng cách đo khác nhau. Phân độ huyết áp được chia làm các cấp như sau:
Hầu hết những người bị tăng huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi huyết áp ở mức cao. Tuy nhiên, khi cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn, một số triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:
Cao huyết áp là căn bệnh được nhiều nhà khoa học gọi là “kẻ giết người thầm lặng” cũng bởi những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng bệnh nhân.
Chính vì vậy, nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được kiểm tra và xác định liệu mình có mắc cao huyết áp hay không.
Nếu không có các triệu chứng trên các bạn cũng nên kiểm tra huyết áp thường xuyên với máy đo huyết áp tại nhà để chủ động theo dõi và nắm rõ tình trạng sức khỏe tim mạch.
Bệnh huyết áp cao không có nguyên nhân được gọi là tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát. Nhóm còn lại có nguyên nhân gọi là tăng huyết áp thứ phát.
Khi xác định có một nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh huyết áp cao thì gọi là tăng huyết áp thứ phát. Tình trạng này chiếm khoảng 10% ca bệnh nhưng nếu điều trị theo đúng nguyên nhân thì bệnh có thể chữa khỏi. Các nguyên nhân thường gặp là:
Để giảm nguy cơ mắc cao huyết áp, quan trọng để duy trì một lối sống lành mạnh và theo dõi các yếu tố rủi ro. Nếu bạn có nghi ngờ về cao huyết áp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ Tim mạch để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Để chẩn đoán tăng huyết áp chỉ có cách duy nhất là đo huyết áp.
HATT/HATTr, mmHg
Huyết áp phòng khám
≥140 và/hoặc ≥90
Theo dõi huyết áp lưu động
Trung bình 24h
≥130 và/hoặc ≥80
Trung bình ban ngày (hoặc lúc thức)
≥135 và/hoặc ≥85
Trung bình ban đêm (hoặc lúc ngủ)
≥120 và/hoặc ≥70
Theo dõi huyết áp tại nhà
≥135 và/hoặc ≥85
Tiêu chí xác định tăng huyết áp dựa trên đo huyết áp phòng khám, đo huyết áp lưu động (ABPM) và đo huyết áp tại nhà (HBPM)
Sau khi có kết quả chẩn đoán cao huyết áp, bác sĩ tiếp tục chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Mục đích chính của loạt xét nghiệm này là nhằm loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp, xác định mức tổn hại lên tim cũng như các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân tăng huyết áp gồm:
Nguyên tắc chung khi điều trị bệnh huyết áp cao là giữ cho huyết áp ở mức ổn định, đạt “huyết áp mục tiêu” thường là dưới 140/90 mmHg và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân cao huyết áp kèm theo các bệnh lý như tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính thì cần tuân theo lộ trình điều trị chặt chẽ được bác sĩ chỉ định để ổn định huyết áp dưới 130/80 mmHg.
Mặc dù các phác đồ điều trị cao huyết áp đã được đưa ra và thử nghiệm rất nhiều lần. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể theo dõi sự tiến triển của bệnh và thay đổi, tăng giảm liều lượng, thêm bớt các loại thuốc cho đến khi xác định được phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Người bệnh nên nắm rõ tình hình sức khỏe của mình trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình dùng thuốc theo phác đồ điều trị.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm áp lực máu, bao gồm:
Bệnh nhân cần lưu ý về tình hình sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn trong khi dùng thuốc theo phác đồ.
Một số trường hợp tăng huyết áp cấp cứu cần được điều trị ngay tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt vì nguy cơ tử vong của bệnh nhân là khá cao. Lúc này, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để nhanh chóng cải thiện tình hình.
Đặc điểm của bệnh tăng huyết áp là tiến triển kéo dài và ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi điều trị không đúng và chăm sóc không tốt.
Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cao huyết áp cũng cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà để có thể ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp người bệnh cần lưu ý:
Thay đổi lối sống khoa học có thể giúp người bệnh kiểm soát và quản lý huyết áp cao. Đây cũng là khuyến cáo đầu tiên đối với một bệnh nhân tăng huyết áp, giúp nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị.
Huyết áp cao là bệnh lý nguy hiểm và dễ dẫn tới nhiều biến chứng như huyết áp thấp. Vì vậy, việc nắm rõ các thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng, giúp người bệnh xác định được các triệu chứng của bệnh.
Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy tới bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/chua-benh-huyet-ap-cao-a45651.html