Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh. Vậy xơ gan gồm mấy giai đoạn? Bệnh xơ gan sống được bao lâu? Cần làm gì để kéo dài tuổi thọ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Xơ gan là bệnh gì?
Gan là cơ quan nội tạng quan trọng, chiếm thể tích lớn nhất trong cơ thể con người. Xơ gan là bệnh lý mạn tính gây ra bởi các bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan… Lúc này, các tế bào gan bị tổn thương, chết đi, sau đó thay thế bằng các đám xơ, sẹo.
Để bù đắp các tế bào gan mất đi, gan tiếp tục “tái sinh”, hình thành các nốt tân sinh. Các đám xơ, sẹo cùng những nốt tái sinh ngày càng lan rộng (giai đoạn xơ gan mất bù) khiến gan mất dần chức năng với những biểu hiện rõ rệt hơn.
Sự xơ hóa làm cản trở hoạt động của gan. Mô sẹo ngăn chặn dòng máu chảy qua gan, ảnh hưởng tới các chức năng của gan như chuyển hóa dinh dưỡng, thải độc, bài tiết mật… Từ đó, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những trường hợp xơ gan ở giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Thông tin về bệnh xơ gan: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
2. Bệnh xơ gan có chữa được không?
Bệnh xơ gan có chữa được không? Câu trả lời phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh. Bệnh càng phát hiện sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Bản chất gan là bộ phận có khả năng tự tái tạo. Vì thế nếu được phát hiện sớm thì vẫn có thể điều trị và phục hồi chức năng gan.
Ngoài ra, xơ gan có chữa được không còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe, lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống của người bệnh và phương pháp điều trị. Nếu đáp ứng tốt các yếu tố trê, thì khả năng hồi phục và kéo dài tuổi thọ sẽ cao hơn.
3. Bệnh xơ gan sống được bao lâu?
Người bệnh xơ gan giai đoạn đầu, nếu được phát hiện và điều trị tích cực có thể sống được 10 - 20 năm. Tuy nhiên, khi đã chuyển dần giai đoạn, đặc biệt giai đoạn cuối thì thời gian sống không còn nhiều. Mỗi giai đoạn có thời gian sống khác nhau, cụ thể:
3.1. Xơ gan giai đoạn 1
Xơ gan giai đoạn 1 hay còn được gọi là xơ gan còn bù, là giai đoạn mà các tế bào gan mới bắt đầu có dấu hiệu tổn thương, xơ hóa ở mức độ nhẹ. Lúc này, các tế bào gan khỏe mạnh vẫn có khả năng bù trừ những tế bào hư hại và mất đi.
Xơ gan giai đoạn 1 sống được bao lâu? Chức năng gan của những lá gan bị xơ nhẹ về cơ bản chưa bị suy giảm nhiều và hoàn toàn có khả năng hồi phục nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh có thể an tâm sau khi điều trị khỏi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tuổi thọ.
3.2. Xơ gan giai đoạn 2
Xơ gan mức độ F2 là tiến triển sau của xơ gan F1, vẫn thuộc giai đoạn xơ gan còn bù. May mắn là giai đoạn này vẫn có thể điều trị phục hồi nếu được phát hiện sớm. Mức độ tổn thương gan trung bình, triệu chứng biểu hiện vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Xơ gan giai đoạn 2 sống được bao lâu? Theo các chuyên gia gan mật, xơ gan F2 có tiên lượng khá tốt. Nếu điều trị tích cực với phương pháp tốt có thể kéo dài tuổi thọ từ 10-20 năm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và chuyển sang giai đoạn nặng hơn nhiều.
>>> Xơ gan nên ăn gì, kiêng gì? Tổng hợp 29 gợi ý từ chuyên gia gan mật
3.3. Xơ gan giai đoạn 3
Khi xơ gan đã tiến triển sang giai đoạn 3, gan mất đi khả năng “bù”. Ở giai đoạn này, khả năng lọc thải chất độc của gan suy giảm nghiêm trọng. Việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn, gần như không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn, ngoại trừ áp dụng phương pháp cấy ghép gan.
Vậy xơ gan F3 sống được bao lâu? Theo kinh nghiệm điều trị của các bác sĩ tại bệnh viện lớn, bệnh nhân xơ gan giai đoạn 3 có thể sống thêm khoảng từ 6-10 năm. Nhưng nếu tìm được người hiến gan phù hợp để ghép tạng thì lá gan sẽ có cơ hội phục hồi, sự sống sẽ được kéo dài.
3.4. Xơ gan giai đoạn cuối
Xơ gan giai đoạn cuối (xơ gan cổ trướng) là cấp độ cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, các tế bào gan khỏe mạnh bị thay thế hoàn toàn bởi các mô xơ, sẹo; gan mất toàn bộ chức năng. Ở giai đoạn F4, các triệu chứng đều rất nghiêm trọng, gần như không có phương pháp điều trị.
Xơ gan giai đoạn cuối sống được bao lâu? Thực tế cho thấy, người bị xơ gan F4 chỉ có thể kéo dài sự sống thêm khoảng 1-3 năm với sự hỗ trợ của các liệu trình điều trị phù hợp. Tuy nhiên, có đến khoảng 1 nửa số bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn cuối qua đời trong vòng 1 năm sau đó.
4. Người bị xơ gan cần làm gì để kéo dài tuổi thọ?
Xơ gan là biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý về gan. Ở bất kỳ giai đoạn nào, người bệnh cũng cần xác định tư tưởng vững vàng, sẵn sàng hợp tác với bác sĩ để tìm ra phương án điều trị khả thi nhất.
Cho đến nay, bệnh xơ gan vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn. Các biện pháp đều nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, ngăn chặn bệnh phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, để kéo dài tuổi thọ, người xơ gan cần chú ý những điều sau:
4.1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Với những trường hợp xơ gan giai đoạn đầu, người bệnh cần đảm bảo ăn uống đầy đủ, tránh suy dinh dưỡng. Khi ở giai đoạn này, người bệnh chỉ cần chú ý:
- Bổ sung protein, nên lựa chọn các loại thịt nạc như thịt gà, thịt lợn, cá hoặc protein trong trứng, bơ, sữa, đậu.
- Với chất béo nên hạn chế mỡ động vật thay vào đó dùng dầu thực vật. Đồng thời, hạn chế những đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Với chất đường bột nên chọn cơm, khoai củ, các loại trái cây ngọt, mật ong. Không nên ăn bánh, kẹo.
- Người bệnh chú ý cung cấp 300 - 400g chất xơ mỗi ngày từ rau củ, 200g chất xơ từ trái cây.
- Hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Với những bệnh nhân xơ gan cổ trướng, chế độ ăn uống cần lưu ý đặc biệt:
- Giảm muối (dưới 2g muối/ngày).
- Tăng cường chất xơ, nhất là chất xơ không hòa tan tránh tình trạng táo bón.
- Uống 1.5 - 2l nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc có thể bổ sung thêm nước trà xanh, actiso, nhân trần giúp thanh lọc gan.
- Giảm lượng đạm và tăng đạm quý như thịt nạc, cá hồi, sữa đậu nành, trứng…
4.2. Chăm sóc nhẹ những trường hợp phù và cổ trướng
Phù và cổ trướng là triệu chứng phổ biến ở những người bị xơ gan, nhất là xơ gan mất bù. Khi gặp tình trạng cổ trướng, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân nằm viện, chọc hút dịch để giảm cổ trướng. Trong trường hợp này, người bệnh cần chú ý chăm sóc:
- Người bệnh nên nghỉ ngơi tuyệt đối, kê cao chân.
- Ăn nhạt hoàn toàn, hạn chế muối và đồ ăn mặn.
- Theo dõi các chỉ số người bệnh sát sao trước, trong và sau hút dịch.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
4.3. Theo dõi và xử trí những biến chứng xuất huyết tiêu hóa
Một số dấu hiệu về xuất huyết tiêu hóa như: Nôn mửa, đau dạ dày, phân có màu đen, máu đỏ tươi, sốt, đau bụng… Trường hợp này người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có phương pháp xử trí kịp thời.
Lưu ý rằng, việc xử trí xuất huyết tiêu hóa cần được thực hiện bởi bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế có chuyên môn. Vì vậy, khi nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
4.4. Giáo dục nâng cao nhận thức sức khỏe cho người bệnh
Xơ gan là bệnh lý tiến triển nhanh gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt là điều vô cùng quan trọng để kéo dài tuổi thọ sống.
Để bảo vệ gan và sức khỏe, người bệnh cần chú ý:
- Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích.
- Hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo. Đồng thời, tăng cường chất xơ, vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân nên thực hiện giảm cân khoa học.
- Tránh lao động nặng, nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Hạn chế muối khi nấu ăn, nên lựa chọn chế độ ăn nhạt.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe, đặc biệt lá gan tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh xơ gan sống được bao lâu. Đây cũng là những lưu ý người bệnh xơ gan cần phải biết để cải thiện sức khỏe, nâng cao tuổi thọ. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc nào cần giải đáp, liên hệ ngay hotline 1800 282885 để được chuyên gia giải đáp.
>>> XEM THÊM:
- Bí quyết bổ gan, tăng cường chức năng gan từ thảo dược tự nhiên
- Thức khuya có hại gan không? Câu trả lời khiến nhiều người giật mình
- Men gan cao có phải dấu hiệu xơ gan? Chuyên gia phân tích