Account là gì? Các vị trí công việc phổ biến trong nghề account
1- Account là gì?
Nếu dịch sang tiếng Việt thì account thường được hiểu là “tài khoản”. Tuy nhiên, đây là một từ tiếng Anh có nhiều nghĩa và tùy thuộc vào lĩnh vực sử dụng mà nó sẽ có ý nghĩa khác nhau. Sau đây là ý nghĩa của từ account trong một số lĩnh vực phổ biến:...
2- Nghề account là gì?
Ngoài những ý nghĩa nêu trên thì khi tìm hiểu account là gì bạn sẽ thấy thuật ngữ này còn là một chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing, truyền thông, quảng cáo và tổ chức sự kiện.Người làm nghề account có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, tiếp cận và tư vấn cho họ về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vai trò của nghề này rất quan trọng vì nó có khả năng kết nối, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng.
3- Các vị trí công việc phổ biến trong nghề account
Công việc chính của một account marketing thường bao gồm các nhiệm vụ như giao tiếp, tương tác với khách hàng; đàm phán, thương lượng về các điều khoản hợp đồng; theo dõi việc thực hiện đơn hàng; báo cáo tiến độ thực hiện cho các bên liên quan và khách hàng;…Trên đây chỉ là những công việc chung nhất trong nghề account bởi chi tiết công việc ra sao còn tùy thuộc vào vị trí cụ thể mà bạn đảm nhận.Dưới đây là một số vị trí phổ biến trong nghề account mà bạn nên biết:
3.1- Account intern
Account intern là thực tập sinh account. Vị trí này thường dành cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc sinh viên mới ra trường.Thực tập sinh account chưa thể chính thức đảm nhận một công việc cụ thể. Những việc họ cần làm sẽ xoay quanh việc quan sát, học hỏi và hỗ trợ cho các Account executive.
3.2- Account executive
Account executive còn được biết đến với tên gọi “Chuyên viên account”. Về bản chất thì công việc của vị trí này tương tự như một nhân viên kinh doanh. Sản phẩm họ cần bán chính là dịch vụ truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện,…
3.3- Account manager
Account manager là vị trí quản lý trong bộ phận account. Đây chính là cấp trên trực tiếp của Chuyên viên account.Trách nhiệm của người quản lý bộ phận account là điều hành, chỉ đạo toàn bộ công việc trong bộ phận, xử lý các vấn đề phát sinh, đàm phán, thỏa thuận hợp đồng và duy trì, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.
3.4- Account director
Account director là người giữ vai trò quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp hoạt động về truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện.Vị trí này có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn đối với doanh thu, lợi nhuận và các mối quan hệ của doanh nghiệp. Bởi vậy, để đảm nhận vị trí này bạn phải có đủ năng lực, giỏi kỹ năng lãnh đạo, quản lý và có thể chịu được áp lực công việc cao.
4- Những tiêu chuẩn cần đáp ứng khi làm nghề account là gì?
Qua những gì đã biết về nghề account là gì, bạn sẽ thấy đây không phải là công việc đơn giản, nhẹ nhàng. Trong vai trò của một trung gian kết nối, account sẽ phải nỗ lực hết mình nhằm đảm bảo sự công bằng về lợi ích, quyền lợi giữa các bên liên quan.Để thực hiện tốt vai trò của mình, người làm account sẽ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
4.1- Am hiểu kiến thức về Marketing
Trách nhiệm của nhân viên account là tư vấn, giới thiệu và thực hiện các dịch vụ marketing cho khách hàng. Vì vậy, bạn cần đảm bảo có thể nắm vững các kiến thức nền tảng về Marketing.Bằng cách am hiểu các kiến thức Marketing, bạn sẽ hiểu sâu hơn về cách lên chiến lược, kế hoạch cho một chiến dịch. Đồng thời, nó cũng giúp bạn dễ dàng nắm bắt chính xác, đầy đủ những thông tin, nhu cầu của khách hàng và tương tác hiệu quả với các bộ phận liên quan.
4.2- Là người linh hoạt, nhạy bén
Account sẽ phải dành phần lớn thời gian cho công việc tiếp cận và trao đổi, đàm phán cùng khách hàng. Do đó, khả năng phản ứng linh hoạt và nhạy bén trong các tình huống khác nhau trở thành yếu tố rất quan trọng trong quá trình thực hiện công việc và phát triển các mối quan hệ.Hơn nữa, sự nhạy bén, linh hoạt còn giúp bạn dễ dàng nắm bắt nhanh, chuẩn xác nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng. Đồng thời, nó cũng giúp bạn dự đoán các xu hướng, sự thay đổi trên thị trường chính xác hơn.
4.3- Chịu được áp lực
Nhân viên account phải đối mặt với nhiều áp lực từ khách hàng, doanh nghiệp và chính bản thân họ. Đôi khi, khách hàng có những yêu cầu cao và rất nghiêm ngặt. Trong khi đó, bạn còn phải phối hợp cùng nhiều bộ phận khác nhau trong quá trình thực hiện dự án.Ngoài những điều trên thì vị trí này cũng phải đảm đương khối lượng công việc rất lớn, thời hạn hoàn thành thường rất ngắn. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng quản lý, sắp xếp công việc hiệu quả nếu không bạn sẽ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.
4.4- Liên tục học hỏi, cập nhật các kiến thức, công nghệ mới
Lĩnh vực Marketing gắn liền với sự thay đổi chóng vánh. Các xu hướng Marketing mới liên tục xuất hiện. Công nghệ hiện đại cũng không ngừng phát triển lên tầm cao mới.Vì vậy, để làm nghề account, bạn sẽ phải rèn luyện cho mình tư duy học tập liên tục. Chỉ khi thường xuyên cập nhật kiến thức, công nghệ, bạn mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng phát triển sự nghiệp hơn nữa trong tương lai.
4.5- Kỹ năng
Bên cạnh các tiêu chuẩn Uptalent vừa liệt kê thì người làm account cũng phải trang bị cho mình bộ kỹ năng thành thạo.Sau đây là bộ kỹ năng rất quan trọng với một account:+ Giỏi bán hàngAccount không phải là người trực tiếp bán hàng. Nhưng, bạn vẫn phải ...
5- Cơ hội nghề nghiệp của account
Quá trình tìm hiểu account là gì sẽ giúp bạn thấy rõ đây là nghề có triển vọng rất tốt tại Việt Nam về các khía cạnh như:- Cơ hội việc làm rộng mở.- Thu nhập tốt.- Nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp.Theo ghi nhận, account hiện là công việc hot ...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!