Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 12: Một số vật liệu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.
KHTN lớp 6 Bài 12: Một số vật liệu
A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 12: Một số vật liệu
I. Vật liệu
- Từ xưa, con người đã biết dùng các vật liệu tự nhiên như: đá và gỗ để làm dụng cụ lao động, xây nhà, đóng thuyền,...
- Sau đó con người chế tạo các vật liệu không có trong tự nhiên như gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,...để phục vụ cho đời sống.
II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu
- Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau. Cần dựa vào các tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn.
Ví dụ:
- Dây dẫn điện làm bằng kim loại cầ được bọc nhựa cách điện để tránh bị điện giật khi tiếp xúc.
- Nồi nấu bằng kim loại có quai bằng gỗ hoặc nhựa để tránh bị bỏng
Bảng tính chất một số vật liệu thông dụng
III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình
- Sử dụng vật liệu tiết kiệm và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường.
- Nhiều đồ cũ hoặc hỏng (đồ điện, chai lọ, túi đựng,...), rau, thực phẩm hư hỏng có thể được sử dụng lại với mục đích khác hoặc được gom lại để tái chế.
- Hạn chế rác thải, phân loại rác khi bỏ đi là những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.
B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 12: Một số vật liệu
Câu 1: Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là:
A.3 B. 2. C. 5 D. 4
Đáp án D
Vật liệu nhân tạo là do con người tạo ra: nhựa, thủy tinh, gốm, thép.
Câu 2: Vật liệu nào sau đây được dùng để sản xuất xoong, nồi nấu thức ăn?
A. Nhựa B. Gỗ C. Kim loại D. Thủy tinh
Đáp án C
Kim loại dẫn nhiệt tốt, cứng và bền nên được làm xoong, nồi nấu thức ăn.
Câu 3: Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?
A. Nhựa B. Thủy tinh C. Cao su D. Kim loại
Đáp án C
Cao su có tính đàn hồi tốt, bền, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước nên được dùng làm lốp xe, đệm,..
Câu 4: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?
A. Gỗ B. Đồng C. Sắt D. Nhôm
Đáp án A
Kim loại: Đồng, sắt, nhôm là chất dẫn điện
Gỗ là vật liệu không dẫn điện nên gỗ là chất cách điện
Câu 5: Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:
A. Phần vỏ nhựa của dây
B. Phần đầu của đoạn dây
C. Phần cuối của đoạn dây
D. Phần lõi của dây
Đáp án D
Dây điện gồm 2 phần: vỏ và lõi. Vỏ được làm từ nhựa PVC có tác dụng cách điện. Lõi là kim loại đồng hoặc nhôm có tác dụng truyền tải dòng điện.
Câu 6: Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau.
B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …
C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
Trả lời:
Đáp án C
Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
Câu 7: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh B. Kim loại C. Cao su D. Gốm
Đáp án B
Kim loại có tính dẫn điện tốt còn thủy tinh, cao su, gốm thì không dẫn điện.
Câu 8: Mô hình 3R có nghĩa là gì?
A. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
D. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Trả lời:
Đáp án B
Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
Bài 9: Ghi đúng (Đ); sai (S) vào ô phù hợp với các nhận xét đồ dùng bằng nhựa:
Nội dung
Đ/S
Đồ dùng nhựa dễ phân hủy sau khi hết hạn sử dụng
Đồ dùng nhựa có thể tái chế
Đồ dùng nhựa không gây ô nhiễm môi trường
Đồ dùng nhựa không ảnh hướng đến sức khỏe con người
Trả lời:
Nội dung
Đ/S
Đồ dùng nhựa dễ phân hủy sau khi hết hạn sử dụng
S
Đồ dùng nhựa có thể tái chế
Đ
Đồ dùng nhựa không gây ô nhiễm môi trường
S
Đồ dùng nhựa không ảnh hướng đến sức khỏe con người
S
Bài 10: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A. Thép xây dựng. B. Thủy tinh.
C. Nhựa composite. D. Xi măng.
Trả lời
Đáp án D
Trong 4 loại vật liệu trên có xi măng không thể tái chế.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 11: Oxygen. Không khí
Bài 13: Một số nguyên liệu
Bài 14: Một số nhiên liệu
Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm