Trang thông tin tổng hợp
      Trang thông tin tổng hợp
      • Ẩm Thực
      • Công Nghệ
      • Kinh Nghiệm Sống
      • Du Lịch
      • Hình Ảnh Đẹp
      • Làm Đẹp
      • Phòng Thủy
      • Xe Đẹp
      • Du Học
      Ẩm Thực Công Nghệ Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
      • Tuyển tập thơ về tình bạn hay, ngắn 2 – 4 câu, lục bát
      • Bật mí mẹo dân gian nhanh có thai đơn giản, hiệu quả
      • Cây xạ đen có tác dụng chữa bệnh như thế nào?
      • Sàn gỗ Sedona - Nội thất tự nhiên cực đẹp sang trọng 2025
      • Kinh Nghiệm Du Lịch Miền Nam Nước Pháp
      • Đặc điểm và ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong đời sống
      Chủ nhật, ngày 11 tháng 5, 2025, 20:20:12
      1. Trang chủ
      2. thể thao
      Mục Lục

        Lý thuyết Vấn đề an toàn trong Vật lí – Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

        avatar
        Honmana
        07:57 27/04/2025

        Mục Lục

          Lý thuyết Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí

          A. Lý thuyết Vấn đề an toàn trong Vật lí

          VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP VẬT LÍ

          Những quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí

          Vấn đề 1: An toàn khi làm việc với phóng xạ

          - Để hạn chế những rủi ro và sự nguy hiểm do chất phóng xạ gây ra, chúng ta phải đảm bảo một số quy tắc an toàn như: giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ, tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ, đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể .

          - Ngày nay, các chất phóng xạ đã được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống: sử dụng trong y học để chẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư, sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng, sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật .

          Vấn đề 2: An toàn trong phòng thí nghiệm

          Trong Vật lí, việc tiến hành các hoạt động học trong phòng thí nghiệm nhằm khảo sát, kiểm chứng kiến thức có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của học sinh. Tuy nhiên, nếu những vấn đề an toàn không được đảm bảo, quá trình có thể xảy ra sự cố nguy hiểm cho học sinh.

          Tổng kết: Khi nghiên cứu và học tập Vật lí, ta cần phải:

          + Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.

          + Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

          + Quan tâm, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

          + Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các biển báo. Học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các thiết bị bảo hộ cá nhân cần phải được trang bị đầy đủ.

          B. Bài tập Trắc nghiệm Vấn đề an toàn trong Vật lí

          Câu 1: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?

          A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

          B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.

          C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.

          D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.

          Câu 2: Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?

          A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.

          B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.

          C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.

          D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.

          Câu 3: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?

          A. đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.

          B. quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.

          C. sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.

          D. Cả A, B và C.

          Câu 4: Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?

          A. sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.

          B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.

          C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.

          D. Cả A, B và C.

          Câu 5: Biển báo trên có ý nghĩa gì?

          A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.

          B. Chất phóng xạ.

          C. Điện cao áp.

          D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.

          Câu 6: Biển báo trên có ý nghĩa gì?

          A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.

          B. Chất phóng xạ.

          C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.

          D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.

          Hướng dẫn giải

          Câu 7: Biển báo trên có ý nghĩa gì?

          A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.

          B. Chất phóng xạ.

          C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.

          D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.

          Câu 8: Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải

          A. nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.

          B. tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

          C. quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.

          D. Cả A, B và C.

          Câu 9: Chỉ ra những việc làm đúng trong việc thực hiện các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?

          A. Thực hiện các qui định của phòng thực hành, làm theo hướng dẫn của thầy cô giáo.

          B. Giữ phòng thực hành ngăn nắp sạch sẽ.

          C. Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi làm việc với hóa chất và lửa.

          D. Cả A, B và C.

          Câu 10: Chỉ ra những việc làm không đúng trong việc thực hiện các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?

          A. Tự ý vào phòng thực hành tiến hành thí nghiệm không cần sự cho phép của thầy cô giáo.

          B. Ngửi nếm các hóa chất.

          C. Ăn uống, nô nghịch trong phòng thí nghiệm.

          D. Cả A, B và C.

          Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

          Lý thuyết Bài 3: Đơn vị và sai số trong Vật lí

          Lý thuyết Bài 4: Chuyển động thẳng

          Lý thuyết Bài 5: Chuyển động tổng hợp

          Lý thuyết Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng

          Lý thuyết Bài 7: Gia tốc - Chuyển động thẳng biến đổi đều

          0 Thích
          Chia sẻ
          • Chia sẻ Facebook
          • Chia sẻ Twitter
          • Chia sẻ Zalo
          • Chia sẻ Pinterest
          In
          • Điều khoản sử dụng
          • Chính sách bảo mật
          • Cookies
          • RSS
          • Điều khoản sử dụng
          • Chính sách bảo mật
          • Cookies
          • RSS

          Trang thông tin tổng hợp studyenglish

          Website studyenglish là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

          © 2025 - thietkethicongnoithat

          Kết nối với thietkethicongnoithat

          vntre
          vntre
          vntre
          vntre
          vntre
          thời tiết ngày mai 88clb Hi88 M88 Sunwin Socolive xem bóng đá kubet
          Trang thông tin tổng hợp
          • Trang chủ
          • Ẩm Thực
          • Công Nghệ
          • Kinh Nghiệm Sống
          • Du Lịch
          • Hình Ảnh Đẹp
          • Làm Đẹp
          • Phòng Thủy
          • Xe Đẹp
          • Du Học
          Đăng ký / Đăng nhập
          Quên mật khẩu?
          Chưa có tài khoản? Đăng ký