Văn thuyết minh là loại văn bản được đưa ra nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày. Đây là loại văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực xã hội - đời sống. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng về văn thuyết minh ngay thôi nhé!
1. Khái niệm văn bản thuyết minh
Trước khi tìm hiểu văn thuyết minh, chúng ta cần nên biết qua khái niệm “Thuyết minh là gì?” - Thuyết minh hiểu đơn giản là nói rõ, giải thích hay giới thiệu chi tiết một sự vật, hiện tượng nào đó trong đời sống.
Văn bản thuyết minh được thực hiện dưới dạng văn bản. Đây là thể loại thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp đến người đọc nguồn tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, đời sống bằng phương thức trình bày, giới thiệu hay giải thích.
2. Đặc điểm của văn thuyết minh
Trong quá trình tìm hiểu chung về văn thuyết minh, bạn cũng cần nắm chắc đặc điểm của loại văn bản này để đảm bảo có một tác phẩm hoàn hảo, ưng ý nhất và theo đúng đặc điểm của chúng.
- Văn thuyết minh là loại văn bản được lựa chọn, sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, chúng mang tính thông dụng rất cao.
- Nhờ vào văn thuyết minh, người đọc được cung cấp thêm một lượng kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc và hiện tượng ở mọi lĩnh vực trong đời sống.
3. Tính chất của văn thuyết minh
Ngoài những đặc điểm trên, trước khi bắt tay vào viết bài bạn nên hiểu rõ tính chất của văn bản thuyết minh để tự tin hơn khi biết bài nhé.
- Văn thuyết minh đòi hỏi sự chính xác và khách quan cao. Do đó, những kiến thức được trình bày trong văn bản sẽ không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người.
- Ngôn từ diễn đạt văn thuyết minh cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng và chính xác. Đồng thời, cần có sự lịch sự, tránh dài dòng, lan man, mơ hồ gây khó hiểu cho người đọc.
Bài viết liên quan: tìm hiểu chung về văn nghị luận
4. Các phương pháp sử dụng văn thuyết minh
Văn thuyết minh không những có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Chúng còn sở hữu rất nhiều cách làm bài văn thuyết minh hay, giúp bài văn trở nên ấn tượng và thu hút người đọc hơn.
Một số phương pháp có thể kể đến như phương pháp thuyết minh định nghĩa, giải thích; phương pháp liệt kê; phương pháp so sánh; hay phương pháp dùng số liệu… tất cả đều là những phương pháp được ứng dụng nhiều trong các văn bản thuyết minh.
4.1. Phương pháp thuyết minh định nghĩa, giải thích
Đây là phương pháp người viết chỉ cần nêu định nghĩa, giải thích về một sự vật hay hiện tượng, hoặc khái niệm nào đó là được.
Ví dụ, thế nào là văn thuyết minh? Người viết sẽ căn cứ vào câu hỏi, tiếp đó đưa ra định nghĩa, giải thích cho khái niệm văn thuyết minh là gì.
4.2. Phương pháp liệt kê
Ở phương pháp này, người viết sẽ liệt kê các thành phần, tính chất hay phương diện,… của đối tượng muốn viết theo trình tự nhất định.
Điều này giúp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh hơn về đối tượng thuyết minh một cách khách quan nhất.
Ví dụ, khi tìm hiểu về văn bản thuyết minh, bên cạnh khái niệm là rất nhiều phương pháp được ứng dụng khi viết. Lúc này, người viết sẽ liệt kê toàn bộ phương pháp thuyết minh để người đọc hiểu rõ ràng, chi tiết hơn về loại văn bản này.
4.3. Phương pháp nêu ví dụ
Phương pháp này người viết áp dụng bằng cách đưa ra những ví dụ thực tiễn sinh động, cụ thể và dễ hiểu để làm sáng tỏ vấn đề. Qua đó, bài văn thuyết minh cũng có độ tin cậy cao hơn rất nhiều, song có sức thuyết phục về vai trò cũng như đặc điểm của đối tượng.
4.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là cách người viết đưa ra đối tượng chính so sánh với đối tượng khác. Từ đó giúp người đọc dễ hiểu hơn về sự giống và khác nhau của cả hai đối tượng.
4.5. Phương pháp phân loại, phân tích
Trong văn thuyết minh, phương pháp phân loại, phần tích hiểu đơn giản chính là việc phân chia ra từng phần theo những đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là mang tính khách quan, đầy đủ và vô cùng dễ hiểu.
4.6. Phương pháp dùng số liệu
Phương pháp này nêu ra các con số (hay chính là số liệu) làm văn bản thuyết minh có sức thuyết phục hơn. Nhờ những con số này chúng giúp làm cụ thể, sáng tỏ rõ vấn đề của đối tượng thuyết minh.
5. Các yếu tố giúp văn thuyết minh hay hơn
Muốn bài văn thuyết minh của mình được hay hơn, sinh động và có tính thuyết phục cao. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp thuyết minh, bạn cũng có thể chọn lựa và lồng ghép thêm vào đó các yếu tố để giúp tác phẩm của mình hoàn hảo nhất.
5.1. Sử dụng các biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ được ứng dụng trong văn thuyết minh giúp văn bản không bị quá khô khan, nhàm chán mà có sự sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn.
Bạn có thể sử dụng một số biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa hay so sánh,… Chúng sẽ là công cụ để giúp khơi gợi sự cảm thụ của người đọc về đối tượng thuyết minh. Xem ngay các biện pháp tu từ thường gặp để làm các bài văn thuyết minh thật hay và hấp dẫn nhé!
5.2. Kết hợp miêu tả trong văn thuyết minh
Đưa yếu tố miêu tả vào văn thuyết minh giúp hiện tượng, sự vật trở nên chân thực, rõ nét và khách quan hơn. Với những đường nét, màu sắc và thậm chí là âm thanh, hương vị từ miêu tả giúp kích thích mọi giác quan của người đọc.
5.3. Các kiểu văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh luôn có sự đa dạng, đề tài cho người viết thỏa sức sáng tạo, tiến hành lên bài viết theo những nguồn thông tin xác thực, chính xác nhất.
Bạn có thể căn cứ vào cách phân loại văn bản thuyết minh dưới đây để nắm chắc hơn chủ đề, dạng văn thuyết minh mà mình sẽ viết.
- Thuyết minh về đồ vật.
- Thuyết minh về loài vật.
- Thuyết minh về một phương pháp.
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Thuyết minh về phong tục tập quán tại một địa điểm.
- Thuyết minh về thể loại văn học (hay một tác giả văn học).
6. Yêu cầu khi viết văn thuyết minh
Khi viết văn thuyết minh, người viết cần phải chú ý một số yêu cầu sau:
- Trước khi bắt đầu viết văn thuyết minh, bạn cần quan sát sự vật, hiện tượng để tìm hiểu, có cái nhìn tổng quát về tính chất, đặc điểm của chúng.
- Người viết cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng sẽ được thuyết minh trong bài.
- Khi viết bài, bạn cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh để việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng, dễ hiểu nhất.
7. Bố cục của bài văn thuyết minh
Tương tự như những thể loại văn bản khác, bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần cụ thể là mở bài, thân bài, kết bài.
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh, gợi mở cho người đọc trước khi đi vào chi tiết.
- Thân bài: Trình bày chi tiết về đặc điểm, tính chất, sự kiện và bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Ngoài ra, phần thân bài cũng là phần để giải thích nguyên nhân, nguồn gốc, cấu tạo và chức năng để cung cấp thông tin chi tiết nhất cho người đọc.
- Kết bài: Đánh giá về đối tượng thuyết minh, tổng kết lại nội dung toàn bài.
Văn thuyết minh là kiến thức Ngữ Văn tương đối quan trọng mà các em học sinh THPT cần chú ý để có thể hoàn thành tốt các bài kiểm tra Ngữ văn của mình. Do đó, các em hãy luyện tập trắc nghiệm văn THPT QG ngay hôm nay để đạt điểm thật cao nhé!
8. Các bước để viết một bài văn thuyết minh hay nhất
Dựa vào bố cục văn thuyết minh, để có một tác phẩm hay nhất người viết nên tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định đối tượng và chủ thể thuyết minh. Tìm hiểu, thu nhập và ghi chép các thông tin, số liệu, tài liệu có liên quan đến chủ thể. Đồng thời, lựa chọn phương pháp thuyết minh và các yếu tố thích hợp để bài văn sinh động hơn.
- Bước 2: Lập dàn bài cho văn bản thuyết minh theo bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Bước 3: Tiến hành viết bài hoàn chỉnh, thuyết phục nhất.
Trên đây là những thông tin về văn thuyết minh. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích, nâng cao điểm số môn Ngữ văn của mình. Chúc bạn áp dụng những điều trên đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, các bạn có thể khám phá thêm nhiều kiến thức thú vị trong chương trình học THPT được thể hiện qua các bài luyện thi trắc nghiệm online tại Học Thông Minh đó! Bạn đã tìm hiểu chưa?