1. Liệu pháp mùi hương là gì? Trị liệu mùi hương (Aromatherapy) là một liệu pháp chữa bệnh toàn diện sử dụng chiết xuất tự nhiên từ thực vật để tăng cường sức khoẻ và hạnh phúc. Đôi khi, nó còn được gọi là liệu pháp tinh dầu. Liệu pháp mùi hương sử dụng tinh dầu thơm trong y học để cải thiện sức khỏe của cơ thể, tâm trí và tinh thần, đồng thời làm tăng cường sức khỏe của cả thể chất và cảm xúc. Liệu pháp mùi hương còn được xem là sự kết hợp của nghệ thuật và khoa học. Gần đây, trị liệu mùi hương đã được công nhận nhiều hơn trong các lĩnh vực khoa học và y học. 2. Trị liệu mùi hương xuất hiện từ khi nào? Con người đã sử dụng liệu pháp bằng mùi hương hàng ngàn năm trước đây. Các nền văn hoá cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp và những nơi khác đã kết hợp các thành phần thực vật có mùi thơm trong nhựa, dầu thơm và tinh dầu. Những chất tự nhiên này đã được sử dụng cho các mục đích y học và tôn giáo. Chúng được biết là có lợi ích cả về thể chất và tâm lí. Việc chưng cất tinh dầu được cho là thuộc về người Ba Tư vào thế kỉ thứ 10, mặc dù phương thức này có thể đã được sử dụng từ lâu trước đó. Thông tin về việc chưng cất tinh dầu được công bố vào thế kỉ thứ 16 ở Đức. Trong thế kỉ 19, các thầy thuốc ở Pháp đã công nhận khả năng của tinh dầu trong việc điều trị bệnh. Các bác sĩ y khoa trở nên chính thức hoá hơn vào thế kỷ 19 và tập trung vào việc sử dụng các loại thuốc hóa học. Tuy nhiên, các bác sĩ Pháp và Đức vẫn công nhận vai trò của các loại thực vật tự nhiên trong việc điều trị bệnh. Thuật ngữ “liệu pháp mùi hương” được đặt ra bởi nhà hóa học và nước hoa người Pháp René-Maurice Gattefossé trong một cuốn sách ông viết về chủ đề này được xuất bản vào năm 1937. Trước đó, ông đã khám phá ra khả năng chữa bệnh của hoa oải hương trong việc điều trị bỏng. Cuốn sách của ông nói về việc sử dụng các loại tinh dầu để điều trị các tình trạng y tế. 3. Cách thức hoạt động của trị liệu mùi hương Liệu pháp mùi hương hoạt động qua cảm giác khứu giác và da, sử dụng những sản phẩm như là:
- máy khuếch tán
- xịt hương thơm
- ống hít
- muối tắm
- tinh dầu cơ thể, kem hay lotion để mát xa hoặc bôi trực tiếp trên da
- máy xông hơi mặt
- chườm nóng và lạnh
- mặt nạ đất sét
Bạn có thể dùng chúng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng nhau. Hiện nay có khoảng gần một trăm loại tinh dầu có sẵn. Nhìn chung, mọi người thường sử dụng các loại dầu phổ biến nhất. Tinh dầu có sẵn trên mạng, trong các cửa hàng thực phẩm cho sức khỏe và một vài siêu thị thông thường. Điều quan trọng là bạn phải mua từ một nhà sản xuất có uy tín vì điều này đảm bảo rằng bạn đang mua một sản phẩm có chất lượng 100% tự nhiên. Nó không được chứa bất kỳ chất phụ gia hay thành phần tổng hợp nào. Mỗi loại tinh dầu có một loạt những đặc tính, công dụng và tác dụng chữa bệnh độc đáo. Việc kết hợp các loại tinh dầu để tạo ra một hỗn hợp sẽ mang lại thêm nhiều lợi ích hơn. 4. Công dụng của liệu pháp mùi hương Liệu pháp mùi hương có một loạt những công dụng như là:
- kiểm soát cơn đau
- cải thiện chất lượng giấc ngủ
- giảm căng thẳng, kích động và lo âu
- làm dịu các cơn đau khớp
- điều trị chứng đau đầu và đau nửa đầu
- làm dịu bớt những tác dụng phụ của hoá trị liệu
- giảm bớt đau đớn trong giai đoạn chuyển dạ
- chống lại vi khuẩn, virus hoặc nấm
- cải thiện tiêu hoá
- cải thiện chăm sóc giảm nhẹ và an dưỡng cuối đời
- tăng khả năng miễn dịch
5. Những tuyên bố chưa được chứng minh Bằng chứng khoa học cho liệu pháp mùi hương trong một số lĩnh vực còn được coi là hạn chế. Các nghiên cứu về hỗ trợ việc sử dụng hương liệu trong điều trị bệnh Alzheimer, Parkinson và bệnh tim còn thiếu. 6. Các tình trạng mà liệu pháp mùi hương có thể điều trị Liệu pháp mùi hương có khả năng điều trị rất nhiều tình trạng, bao gồm:
- bệnh hen suyễn
- mất ngủ
- mệt mỏi
- trầm cảm
- chứng viêm, sưng
- bệnh thần kinh ngoại biên
- vấn đề về kinh nguyệt
- rụng tóc từng mảng (alopecia)
- ung thư
- rối loạn cương dương
- viêm khớp
- mãn kinh
7. Các loại tinh dầu thơm phổ biến nhất Theo Hiệp hội Quốc gia về Liệu pháp mùi hương Toàn diện (National Association for Holistic Aromatherapy), những loại tinh dầu thơm phổ biến là:
- Xô thơm (clary sage)
- Trắc bách diệp (cypress)
- Bạch đàn (eucalyptus)
- Tiêu hồi (fennel)
- Phong lữ (geranium)
- Gừng (ginger)
- Cúc trường sinh (helichrysum)
- Hoa oải hương (lavender)
- Chanh (lemon)
- Sả chanh (lemongrass)
- Vỏ quýt (mandarin)
- Hoa cam (neroli)
- Quảng hoắc hương (patchouli)
- Bạc hà (peppermint)
- Cúc La Mã (Roman chamomile)
- Hoa hồng (rose)
- Hương thảo (rosemary)
- Tràm trà (tea tree)
- Cỏ hương bài (vetiver)
- Hoàng lan (ylan ylang)
Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu này theo rất nhiều cách khác nhau. Ví dụ, thêm chúng vào lotion cho cơ thể hoặc dầu nền, và sau đó bôi chúng trên da. Hãy thử tăng cường sử dụng nước hoa hồng cho da mặt, dầu gội hoặc dầu xả bằng các loại tinh dầu. Hoặc kết hợp chúng vào xà phòng, kem đánh răng hay nước súc miệng. Bạn cũng có thể khuếch tán hoặc xịt tinh dầu khắp phòng hoặc hoà chúng vào bồn tắm. 8. Lựa chọn nhà cung cấp Bạn có lẽ muốn gặp một chuyên gia trị liệu mùi hương (aromatherapist) được cấp phép, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu với liệu pháp mùi hương hoặc nếu bạn có những vấn đề cụ thể muốn giải quyết. Bạn có thể tìm một nhà trị liệu mùi hương bằng cách hỏi các nhà trị liệu nếu họ có cung cấp dịch vụ này hoặc tìm tới spa hay phòng tập yoga. Trong buổi tư vấn với chuyên gia trị liệu mùi hương, bạn sẽ trả lời các câu hỏi và nói về lối sống và sức khỏe của mình. Bạn và nhà trị liệu có thể đưa ra một kế hoạch điều trị cá nhân để đạt được mục tiêu và kiểm soát các triệu chứng của bản thân. Bạn có thể có một vài buổi trị liệu với chuyên gia trị liệu mùi hương của mình, hoặc bạn có thể quyết định tới các buổi trị liệu liên tục trong một khoảng thời gian dài hơn. Vì liệu pháp hương thơm là một liệu pháp bổ sung, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu các buổi trị liệu. Bằng cách đó, liệu pháp mùi hương có thể được điều chỉnh để phù hợp với bất kỳ dịch vụ chăm sóc hoặc điều trị y tế nào mà bạn đang thực hiện. Có rất nhiều thông tin sẵn có trên mạng và trong sách nếu bạn muốn tự điều trị tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các khóa học để tìm hiểu thêm về liệu pháp mùi hương. Các buổi tư vấn với chuyên gia trị liệu mùi hương sẽ khác nhau tùy thuộc vào một vài yếu tố, bao gồm cả nơi bạn đang sống. 9. Tác dụng phụ Hầu hết các loại tinh dầu đều an toàn để sử dụng. Nhưng có một vài khuyến cáo bạn cần biết trước khi sử dụng chúng, cũng như tác dụng phụ mà bạn nên cân nhắc, nhất là nếu bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc kê đơn nào. Đừng bôi tinh dầu trực tiếp lên da và luôn sử dụng dầu nền để pha loãng các loại tinh dầu. Hãy nhớ dùng test áp da trước khi sử dụng tinh dầu. Vì tinh dầu cam quýt có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, những loại tinh dầu này nên được tránh sử dụng nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng. Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên sử dụng tinh dầu một cách thận trọng và dưới sự giám sát của bác sĩ. Bạn nên tránh sử dụng một số loại tinh dầu và đừng bao giờ nuốt tinh dầu. Các tác dụng phụ của việc sử dụng tinh dầu bao gồm:
- Phát ban
- Lên cơn hen suyễn
- Đau đầu
- Dị ứng
- Kích ứng da
- Buồn nôn
Hãy sử dụng tinh dầu một cách thận trọng nếu bạn mắc những bệnh sau:
- Viêm mũi dị ứng
- Hen suyễn
- Động kinh
- Huyết áp cao
- Chàm da (eczema)
- Bệnh vảy nến (psoriasis)
LỜI KẾT Khi khám phá những công dụng của các loại tinh dầu, hãy chú ý tới cách những phương thức sử dụng và loại tinh dầu khác nhau ảnh hưởng tới bạn như thế nào. Luôn luôn nói với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kì liệu pháp mùi hương nào. Hãy nhớ rằng trị liệu bằng hương thơm được sử dụng như một liệu pháp bổ sung. Nó không thể thay thế bất kì kế hoạch điều trị nào đã được bác sĩ phê duyệt. Nguồn bài: Aromatherapy Uses and Benefits - Healthline
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vn