1. Soạn bài Nước Đại Việt ta: Chuẩn bị
Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta; tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi giúp cho việc đọc hiểu văn bản
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta. Học sinh xem lại phần Kiến thức ngữ văn và tìm hiểu bối cảnh lịch sử ra đời củai bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) và ghi chép lại những thông tin chính về tác giả Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Tiểu sử tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai.
+ Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau đó dời về Nhị Khê (huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội)
+ Thân sinh: cụ Nguyễn Ứng Long - một nhà Nho nghèo, học giỏi, thi đậu tiến sĩ đời Trần.
+ Mẹ: cụ Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn - một đại thần nhà Trần.
+ Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình yêu nước, có truyền thống văn hóa, văn học.
Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Một số sáng tác viết bằng chữ Hán: Ức Trai thi tập, Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Chí Linh sơn phú, Lam Sơn thực lục, Băng Hồ di sự lục…
+ Một số sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
Bối cảnh ra đời: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (đánh bại và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải lui quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn thể nhân dân về sự kiện đặc biệt mang ý nghĩa trọng đại này.
Đặc điểm bài cáo Bình Ngô:
+ Được viết theo lối biền ngẫu.
+ Bố cục gồm 4 phần.
-
Phần 1: mở đầu luận đề chính nghĩa.
-
Phần 2: bản cáo trạng tội ác của kẻ thù.
-
Phần 3: tái hiện cuộc kháng chiến từ những ngày đầu đầy vất vả, khó khăn để đi đến ngày thắng lợi. Từ đó ca ngợi tinh thần yêu nước, nhân nghĩa, cùng với tài trí thao lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
-
Phần cuối: tuyên bố giành độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc.
+ Ý nghĩa: Bình Ngô Đại Cáo được coi là một “thiên cổ hùng văn”, là bản “tuyên ngôn độc lập” thứ hai của dân tộc ta.
- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trong bài học thuộc phần đầu của bài đại cáo.
2. Soạn bài Nước Đại Việt ta: Đọc hiểu
2.1 Tìm hiểu nghĩa của hai dòng đầu
Phương pháp giải:
Đọc kỹ hai dòng đầu và phân tích ý nghĩa.
Lời giải chi tiết:
- Nhân nghĩa theo quan niệm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.
+ Nhân nghĩa là khoan dung với dân, an dân, vì dân.
+ Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước lý tưởng.
+ "yên dân" là thương dân và lo cho dân
+ "trừ bạo" là diệt trừ giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho đất nước (diệt giặc Minh).
→ Tư tưởng "nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi là phải yên dân, yêu thương dân và bảo vệ dân. Tư tưởng mang tính triết lý này, bao trùm các sáng tác và toàn bộ cuộc đời của ông.
2.2 Vì sao nước Đại Việt là một nước độc lập?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ văn bản
Lời giải chi tiết:
Chân lý về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt:
- Cương vực lãnh thổ: "nước Đại Việt ta" - "núi sông bờ cõi đã chia".
- Nền văn hiến: "vốn xưng nền văn hiến đã lâu".
- Phong tục: "phong tục Bắc Nam cũng khác".
- Lịch sử và chế độ nhà nước riêng: "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"
- Hào kiệt: "đời nào cũng có".
→ Chứng minh Đại Việt là một quốc gia độc lập vì có nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, chủ quyền riêng, lịch sử riêng, phong tục riêng và chế độ nhà nước. Những bằng chứng này đủ để khẳng định Đại Việt là một đất nước độc lập, tự chủ tự cường, có thể vượt qua mọi khó khăn để giành lấy độc lập vốn có của mình.
2.3 Phần (2) nhằm chứng minh cho điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 2
Lời giải chi tiết:
Phần 2 nhằm chứng minh cho việc giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước ta sẽ thất bại ê chề và phải trả giá đắt bằng cả tính mạng của mình.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều
3. Soạn bài Nước Đại Việt ta: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 116 SGK văn 8/1 Cánh diều:
Trong hai dòng đầu của văn bản Nước Đại Việt ta, tác giả nêu lên tư tưởng gì? Diễn đạt nội dung của tư tưởng đó bằng 2 - 3 câu văn.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và phân tích 2 dòng đầu
Lời giải chi tiết:
- Hai câu đầu Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ tư tư tưởng cốt lõi của việc trị nước của bản thân là nhân nghĩa. Nhân nghĩa theo quan điểm của ông là: yên dân, trừ bạo. “Yên dân”- là giúp nhân dân được hưởng cuộc sống thái bình, hạnh phúc và “trừ bạo”: tiêu diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân.
3.2 Câu 2 trang 116 SGK văn 8/1 Cánh diều:
Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Những nội dung thể hiện Đại cáo bình Ngô được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 2 của dân tộc ta:
+ Đây là văn bản mang tính chất quốc gia đại sự, bố cáo trước toàn thiên hạ và trời đất tổ tiên về nền độc lập dân tộc đã một lần nữa được thiết lập trên nước Đại Việt, cương vực lãnh thổ đất nước đã được xác lập sau đại thắng quân xâm lược nhà Minh.
+ Đoạn trích chứng minh Đại Việt có lịch sử, truyền thống riêng, có nền văn hiến, văn hóa ngàn đời, có phong tục tập quán riêng, có nhân tài, có chủ quyền lãnh thổ và có quyền tự quyết định vận mệnh của mình và giờ đây, nước Đại Việt bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước vững bền, lâu dài.
+ Dân tộc ấy hoàn toàn có quyền lợi ngang hàng với các quốc gia khác trong khu vực, có quyền được hưởng tự do và hạnh phúc và bước sang một trang sử mới trong sự phát triển của mình.
Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.
3.3 Câu 3 trang 116 SGK văn 8/1 Cánh diều:
Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Luận đề: “Tư tưởng nhân nghĩa vì dân” được tác giả đưa ra ngay ở câu đầu tiên.
Luận điểm 1: Cốt lõi của nhân nghĩa là “yên dân” và “trừ bạo”:
- “Yên dân”: Cho nhân dân được sống trong thái bình, hạnh phúc.
- “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực thù địch, tàn bạo để bảo vệ cuộc sống cho nhân dân.
Luận điểm 2: Chân lí về sự độc lập có chủ quyền:
Theo Nguyễn Trãi, những yếu tố căn bản, toàn diện về quốc gia, dân tộc là dựa trên các yếu tố lịch sử, văn hóa, độc lập và chủ quyền.
- Có nền văn hiến lâu đời.
- Có lãnh thổ riêng.
- Có phong tục tập quán riêng.
- Có chủ quyền riêng và đã trải qua nhiều thời đại.
- Có truyền thống lịch sử hào hùng, lâu đời.
→ Chứng cứ lịch sử mạnh mẽ, hùng hồn và không thể chối cãi.
Luận điểm 3: Sức mạnh của nhân nghĩa cũng như sức mạnh của độc lập dân tộc:
Sức mạnh to lớn đó làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn, thách thức.
Dẫn chứng lấy từ thực tiễn lịch sử, câu văn biền ngẫu: Lưu Cung,...
3.4 Câu 4 trang 116 SGK văn 8/1 Cánh diều:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích,…
Phương pháp giải:
Tìm các phép đối, so sánh, cách sử dụng câu văn biền ngẫu và phân tích tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Nghệ thuật so sánh: Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu cân xứng, sóng đôi cùng với biện pháp so sánh ngang hàng hai nước Trung Quốc và Đại Việt trên tất cả các phương diện quốc gia vừa cho thấy tư tưởng độc lập, niềm tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi, đồng thời nâng tầm vị thế của các triều đại nước ta sánh ngang với các triều đại của Trung Quốc. Các hình ảnh so sánh được lựa chọn đều mang tính điển hình, biểu tượng và có giá trị nghệ thuật.
- Ngôn từ: việc lựa chọn các từ ngữ cụ thể, phù hợp với cảm xúc của tác giả: khi thì hùng hồn, lúc lại căm phẫn, bi thiết, tự hào,… Ý tứ phong phú, lời văn ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, sắc bén càng làm tăng thêm tính thuyết phục và chân thực cho bài thơ.
- Nghệ thuật đối và cách ngắt nhịp của các câu văn biền ngẫu, từng cặp một. Ví dụ: Việc nhân nghĩa …./ Quân điếu phạt ….; Từ Triệu, Đinh,…/ Cùng Hán, Đường,…; Lưu Cung tham công…./ Triệu Tiết thích lớn… khiến cho mở đầu của bài đại cáo hết sức hùng hồn, mang âm vang của Tuyên ngôn độc lập, âm vang của các chiến thắng oanh liệt trước đó và niềm tự hào của toàn dân tộc khi vừa thoát khỏi ách nô lệ của kẻ thù.
3.5 Câu 5 trang 116 SGK văn 8/1 Cánh diều:
Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em hiểu thêm những gì về Nguyễn Trãi và thế hệ cha ông ta thời bấy giờ?
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải chi tiết:
- Đoạn trích cho thấy tầm vóc trí tuệ của vị Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.
- Những vấn đề nội dung tư tưởng, văn hóa trong bài cáo đã làm nâng cao hệ tư tưởng của dân tộc lên một tầm cao mới so với giai đoạn lịch sử trước đây. Những nội dung trong đoạn trích cho thấy tư tưởng dân tộc, tư tưởng nhân dân lớn lao của nhà tư tưởng vĩ đại này.
- Đoạn trích góp phần lí giải nguồn gốc về sức mạnh vật chất cũng như tinh thần của dân tộc Đại Việt, của thế hệ cha ông ta thời bấy giờ trong cuộc kháng chiến gìn giữ lãnh thổ và xây dựng đất nước. Với những chứng cứ mạnh mẽ, hùng hồn giàu sức thuyết phục, lời thơ đanh thép thể hiện ý chí to lớn của dân tộc, xứng đáng là một bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc, nước ta hoàn toàn tự chủ, tự cường.
3.6 Câu 6 trang 116 SGK văn 8/1 Cánh diều:
Dựa vào nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) để trả lời câu hỏi: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào?
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn theo yêu cầu
Lời giải chi tiết:
Với đoạn trích Nước Đại Việt ta, trích Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tư tưởng hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, và hơn nữa là khẳng định quyền độc lập, chủ quyền không thể xâm phạm của đất nước Đại Việt. Những yếu tố căn bản được tác giả đưa ra để xác định chủ quyền của dân tộc lần lượt là: quốc hiệu, lãnh thổ, nền văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán, nhân tài hào kiệt,... Nếu bên Trung Quốc có các nước Hán, Đường, Tống, Nguyên thì tương tự Đại Việt ta cũng có Triệu, Đinh, Lý, Trần. Mỗi bên nắm quyền cai quản một phương trời và Đại Việt không phải chư một nước chư hầu. Tuy mỗi bên có giai đoạn phát triển và suy yếu khác nhau, nhưng đời nào cũng xuất hiện hào kiệt. Vì Đại Việt là một quốc gia độc lập và có chủ quyền nên hành vi xâm phạm vào lãnh thổ của nước ta của giặc ngoại xâm là hoàn toàn sai trái. Nhân dân Đại Việt đồng lòng, sẵn sàng đấu tranh và đánh đuổi quân xâm lăng, giữ gìn độc lập dân tộc và minh chứng là chúng ta đã chiến thắng rất nhiều trận đánh lớn trong lịch sử.
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Nước Đại Việt ta sách Ngữ Văn 8 tập 1 chương trình cánh diều.Tác phẩm đã khẳng định niềm tự hào dân tộc, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta và đồng thời giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc. Để học thêm nhiều kiến thức bổ ích về môn Ngữ Văn cũng như của các môn học khác, các em học sinh hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- Hịch tướng sĩ
- Tự đánh giá: Treo biển
- Nghị luận về một vấn đề của đời sống