Ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học luôn được các bạn học sinh săn đón và tìm hiểu tại các mùa tuyển sinh. Đây được đánh giá là ngành học thiết thực trong thời đại phát triển kinh tế đất nước, các công ty khởi nghiệp (Start-up) bùng nổ. Vậy, các môn học trong ngành quản trị kinh doanh là gì? Các môn học ngành quản trị kinh doanh có khó không? Các tố chất của sinh viên cần có để học được ngành quản trị kinh doanh là gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu và đi vào trả lời các câu hỏi trên.
Các môn học ngành quản trị kinh doanh gồm có những môn nào?
Học quản trị kinh doanh là học về tư duy quản trị các bộ máy, vấn đề vận hành trong một doanh nghiệp/tổ chức. Vì vậy, sinh viên học ngành quản trị kinh doanh tại các Trường Đại học trên cả nước ngoài được cung cấp các kiến thức từ các kiến thức cơ sở đến các kiến thức chuyên môn và chuyên môn sau. Trong đó, các môn sẽ tập trung vào các vấn đề quản trị tại nhiều lĩnh vực khác nhau như: kế toán, tài chính, rủi ro, chiến lược, dự án kinh doanh,… Các môn học đều là những kiến thức hết sức thiết thực và là các vấn đề xảy ra hàng ngày trong quả trình vận hành một doanh nghiệp. Dưới đây là những môn học trong ngành Quản trị kinh doanh được phân chia theo các cấp độ học của sinh viên: môn cơ sở - môn chuyên ngành.
a, Các kiến thức cơ sở ngành bao gồm:
Các môn cơ sở ngành là các môn học tối thiểu bắt buộc người học phải nắm được để có kiến thức nền tảng trước khi đi vào nghiên cứu các môn học chuyên ngành nâng cao hơn. Các môn học ngành Quản trị kinh doanh cơ sở bao gồm:
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
- Nguyên lý kế toán
- Hành vi tổ chức
- Marketing căn bản
- Quản trị học
- Tài chính học
- Pháp luật kinh doanh
b, Các kiến thức chuyên ngành bao gồm:
12 MÔN HỌC KHÔNG THỂ BỎ QUA TRONG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
STT
MÔN HỌC
NỘI DUNG MÔN HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
1 Ra quyết định Kinh doanh Nhà quản trị ở tất cả các cấp đều phải ra quyết định để giải quyết các vấn đề trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Các quyết định quản trị sẽ trở nên khó khăn khi phải ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn. Do đó, môn học này sẽ nghiên cứu về các nội dung nhằm giúp nhà quản trị ra quyết định trong kinh doanh 2 Kế toán quản trị Môn học cung cấp một hệ thống kế toán các thông tin định lượng, mục đích sử dụng thông tin để hoạch định, kiểm soát các hoạt động trong tổ chức/ đơn vị. 3 Quản trị Tài chính Môn học giúp sinh viên hiểu về các nguyên tắc quản trị tài chính, các phương pháp đánh giá dự án, quản lý ngân sách, tài trợ, đầu tư trong doanh nghiệp,… 4 Lập kế hoạch kinh doanh Giúp sinh viên biết cách hoạch định mục tiêu kinh doanh, từ đó thiết lập từng bước để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp 5 Quản trị Nguồn nhân lực Hiểu về các nguyên tắc quản trị nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá nhân viên và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự trong công ty 6 Kinh doanh Quốc tế Giúp sinh viên hiểu được các vấn đề về kinh doanh trên thị trường quốc tế, luật pháp, chiến lược hay các hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế. 7 Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp Giúp sinh viên nắm được quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, tối ưu hóa sản xuất, kế hoạch sản xuất, quản trị rủi ro trong vận hành quy trình sản xuất của doanh nghiệp 8 Quản trị chiến lược Là môn học giúp sinh viên biết cách phân tích các yếu tố tác động đến hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những định hướng để phát triển doanh nghiệp dựa trên những thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp với các công ty đối thủ. 9 Quản trị Chuỗi cung ứng Học phần cung cấp các kiến thức, công cụ liên quan tới việc phân tích, đánh giá, ra quyết định thực thi các nội dung trong quản trị chuỗi cung ứng. Một trong các hoạt động đó là: thiết kế chuỗi cung ứng, thiết kế mạng lưới phân phối, hoạch định vị trí, quản trị tồn kho và quản trị vận tải 10 Quản trị Dự án Môn học giúp học viên nắm được các bước trong quy trình quản trị dự án như: xác định dự án, phân tích và lập kế hoạch dự án, phê duyệt dự án, tổ chức quản trị dự án,… Ngoài ra còn biết cách phân tích, lựa chọn và phân bổ nguồn lực phù hợp cho các dự án kinh doanh,… 11 Quản trị Chất lượng Môn học nghiên cứu chất lượng của sản phẩm và tất cả những vấn đề có liên quan đến việc quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm xuyên suốt chu kỳ sống của sản phẩm 12 Quản trị Rủi ro Cung cấp các kiến thức về các nguyên tắc trong quản trị rủi ro, đánh giá rủi ro và các phương pháp giảm thiểu rủi roNgoài ra, đối với ngành Quản trị kinh doanh sinh viên còn được trang bị một số môn học chuyên ngành khác như:
- Kế toán tài chính
- Truyền thông trong Kinh doanh
- Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp
- Hệ thống thông tin quản lý
- Thị trường Chứng khoán
- Kinh doanh Quốc tế
- Lãnh đạo
- Quản trị tài năng
- Khởi sự Kinh doanh
- Luật Quốc tế
Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị thêm các kiến thức thực tế, kỹ năng mềm để phục vụ cho việc học tập và công việc như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề… Các kỹ năng kể trên vô cùng quan trọng ngay cả trong đời sống đặc biệt với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh.
Xem thêm: Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh - Marketing
Những môn học của ngành quản trị kinh doanh học có khó không?
Chắc hẳn nhiều bạn sẽ hỏi học “ngành quản trị kinh doanh có khó không?” vì sợ bản thân mình sẽ không theo kịp được với kiến thức thầy cô giảng trên lớp. Thật vậy, ngành quản trị kinh doanh quả thật là một ngành học rộng lớn, người học sẽ phải học rất nhiều kiến thức cấp cao (quản trị) tại nhiều linh vực khác nhau từ kế toán, tài chính, marketing đến cả các hoạt động quản trị trong sản xuất,… Vì vậy, ngành học này đòi hỏi người học cần nghiêm túc tập trung thời gian và công sức nghiên cứu nếu muốn bản thân trở thành một người am hiểu trong ngành. Tuy nhiên, các bạn sinh viên cũng không cần quá lo lắng, bởi vì các Trường Đại học đào tào ngành quản trị kinh doanh luôn có những sắp xếp hệ thống môn học theo trình tự đã được nghiên cứu một cách logic đảm bảo cho người học có thể dễ dàng nắm bắt các nội dung học một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Xem thêm: Chương trình đào tạo Ngành Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh Trường Đại học Công nghệ Đông Á
Các tố chất để có thể học ngành quản trị kinh doanh là gì?
Vậy, làm sao để biết mình có hợp với ngành học này hay không? ITCI gợi ý với các bạn một vài tố chất của người học để tự bản thân bạn soi chiếu xem mình có hợp với ngành này hay không?
a, Đam mê với công việc/học tập:
Thật ra, đây không chỉ là tố chất cho chỉ những người học ngành Quản trị Kinh doanh, mà các ngành học khác đều rất cần. Chỉ cần bạn có đam mê với những thứ mình đang làm thì tự khắc các kiến thức sẽ được tiếp thu nhanh, từ đó tăng khả năng và hiệu suất học tập/ làm việc. Đối với những người đi làm, chỉ cần bạn có đam mê với công việc bạn làm thì tự khắc bạn sẽ cảm thấy yêu công việc của mình và nghĩ cách cho nó trở nên thú vị hơn. Vì vậy, dù cho bạn có học quản trị kinh doanh hay không thì yếu tố này cũng vô cùng cần thiết.
b, Khả năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong môi trường công sở. Đa phần các công việc bạn sẽ phải hoàn thiện cùng với nhóm, tuy nhiên cũng có một vài công việc bạn có thể hoàn thành cá nhân. Mặc dù vậy đối với ngành quản trị kinh doanh, khối lượng công việc bạn phải làm theo nhóm là rất lớn. Kết quả của kỹ năng làm việc nhóm ảnh hưởng rất lớn thành công của một dự án. Việc của người làm quản trị ở đây sẽ là phân công các công việc phù hợp cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lý đảm bảo dự án/công việc triển khai trôi chảy, hiệu quả.
c, Kỹ năng giao tiếp, đối ngoại
Trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và đặc biệt người làm quản trị nói riêng, việc sở hữu một kỹ năng giao tiếp, đối ngoại tốt là cực kỳ may mắn đôi khi nó còn là then chốt quyết định trong một dự án bởi nếu bạn có một dự án hay mà bạn không có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, làm mất lòng khách hàng thì dự án này 90% có khả năng được xếp trên kệ tủ mà thôi. Trong quả trình học các môn học quản trị kinh doanh bậc đại học, sinh viên sẽ được trau dồi, bổ sung các kiến thức cũng như kỹ năng giao tiếp, đối ngoại này.
Thanh Hiền