Thiết kế các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công hiệu quả. Những công việc này giúp các chuyên viên quản trị và an ninh mạng trở nên không thể thiếu trong thời đại công nghệ số. Tổng quan quản trị mạng và An ninh mạng máy tính Quản trị mạng hay còn gọi là “Network administrator”. Người làm quản trị mạng là người thiết kế hệ thống bảo mật, giữ gìn hệ thống này và ngăn chặn những vị khách không mời muốn phá hoại, ăn cắp dữ liệu của hệ thống. Là người nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống, quản trị viên có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker. Để làm được điều này, các chuyên viên quản trị mạng phải thực hiện các công việc như: đảm bảo sự ổn định của hệ thống tường lửa, phát hiện và sửa các lỗi trên hệ thống mạng, kiểm tra, giám sát hệ thống nhằm phát hiện những tấn công trái phép từ bên ngoài. Có thể nói, người quản trị mạng là người phải “biết mọi thứ”. Bởi lẽ, ở các công ty có quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người làm quản trị mạng vừa phải có kĩ năng quản lý hệ thống thông tin của đơn vị, vừa phải sửa chữa nếu cần. Riêng đối với các công ty lớn, số nhân viên quản trị mạng nhiều hơn thì việc quản trị hệ thống được chia ra làm nhiều khâu nhỏ và mỗi người sẽ chuyên trách một mảng, chẳng hạn có người chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ. An ninh mạng được xếp vào hàng "cấp cao" hơn quản trị mạng. Tuy nhiên, muốn tham gia vào các chương trình An ninh mạng, người học phải hoàn thành các chương trình về mạng như MCSA của Micriosft, CCNA của Cisco...; hiểu biết cơ bản về lập trình web (ASP, PHP), C, Visual Basic (VB), cở sở dữ liệu (database)... để biết cách đọc và phân tích các mã lệnh có trong virus, trojan, đoạn chương trình thu thập được khi hệ thống mạng xảy ra sự cố, cũng như dùng kiến thức này để sửa lệnh và viết những chương trình nhỏ phục vụ cho việc bảo mật mạng. Hiện nay trên thế giới có 3 chuẩn an ninh mạng được nhiều người nhắc đến, đó là: CEH (EC-Council), CISSP, CompTIA. Trong đó, chuẩn CEH nổi trội hơn 2 chuẩn còn lại.
An ninh mạng - Ngành nghề không thể thiếu trong thời đại công nghệ số
Một số tố chất cần có của nghề Quản trị mạng và An ninh mạng Như bất kỳ ngành học liên quan tới CNTT nào, Tư duy logic là điều kiện tiên quyết của người học quản trị mạng. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Hãy tưởng tượng sự phức tạp khi theo đuổi giải quyết các đoạn code của chương trình bảo mật, của hacker chèo vào, về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy… Ngoài ra kỹ năng làm việc nhóm, sự kiên nhẫn và tự học cũng vô cùng cần thiết. Vì sao ư? Đa số, công việc quản trị và an ninh mạng đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này. Và như đã nói ở trên, hacker thì ngày càng tinh vi nên việc tự học để trau dồi kiến thức là không thể thiếu.