Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn là hai vật liệu phổ biến và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực để phục vụ cho đời sống con người. Tuy nhiên, nếu chúng ta chưa có kinh nghiệm và không am hiểu quá nhiều về nhựa công nghiệp, nó sẽ rất khó phân biệt giữa hai loại nhựa này. Hơn thế nữa, bạn sẽ phân vân khi lựa chọn chúng. EuroPlas sẽ cung cấp thông tin chi tiết và sự khác nhau giữa hai vật liệu này nhé!
Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn nên chọn loại nào
Tổng quan, nhựa công nghiệp được biết đế là chất dẻo hoặc polymer. Đây là vật liệu được tổng hợp từ các hợp chất cao phân tử. Nhựa công nghiệp được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ gia dụng hoặc công nghiệp gắn liền với đời sống con người như: ống dẫn điện, áo mưa, các kệ tủ quần áo,... Đặc biệt, các chất liệu dựa hiện nay gồm hai loại là: nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.
Nhựa nhiệt dẻo chính là một dạng của polymer và được nấu chảy để biến thành chất lỏng dưới sự tác động của nhiệt độ cao và chúng sẽ trở lại dạng rắn khi nhiệt độ giảm dần. Đó chính là lý do vì sao, loại nhựa công nghiệp này sở hữu khả năng linh hoạt trong thiết kế rất cao cũng như có thể được tái sử dụng nhiều lần.
Nhựa Nhiệt Dẻo khá giống với thủy tinh. Thêm vào đó, vật liệu rất dễ dàng bị gãy vụn thành nhiều mảnh nhỏ khi ở trạng thái đóng băng. Ngoài ra, các sản phẩm nhựa nhiệt dẻo tổng hợp cũng được sản xuất bằng phương pháp kết nối các phần tử nhỏ (monome) lại với nhau thành một chuỗi, quá trình này được gọi là trùng hợp.
Chỉ từ một chuỗi polyme đơn đã có thể tạo ra được hàng nghìn monome. Các nguyên tử có thể liên kết với nhau bằng sự kết nối cộng hóa trị khá mạnh trong khi lực giữa các chuỗi polymer là khá yếu.
Hiện nay, vật liệu nhựa nhiệt dẻo sở hữu đa dạng mẫu mã với mật độ tinh thể cũng như cấu trúc khác nhau. Có 3 loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến nhất trên thị trường chính là Polyurethane, Polycarbonate và Acrylic.
Hầu hết, trọng lượng phân tử trong các loại nhựa nhiệt dẻo rất cao. Tính chất hóa học của chúng sẽ không thay đổi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, chỉ có tính chất vật lý sẽ biến mất đi dưới sự tác động của nhiệt độ. Điều này có nghĩa rằng vật liệu sẽ trở nên mềm và dẻo hơn, nhưng chúng sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái rắn bằng nước lạnh.
Mặc dù nhựa polymer dẻo được tìm kiếm và phát hiện vào giữa những năm 1800, nó chỉ thật sự phổ biến và được tận dụng tối đa vào những năm của thế kỷ 20. Đặc điểm nổi bật của loại vật liệu này là sự linh hoạt trong tính chất vật lý.
Tuy nhiên, độ bền sẽ không được đánh giá quá cao do cần được hỏa lỏng. Kế đến, nhựa nhiệt dẻo tỏa ra mùi khá khó chịu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nhựa nhiệt dẻo cũng giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí và hạn chế tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng, bởi vì chúng có thể được tái chế nhiều lần. Đó chính là lý do vì sao nhựa nhiệt dẻo được tận dụng triệt để trong rất nhiều lĩnh vực.
Mỗi loại nhựa nhiệt dẻo sẽ có những ưu điểm và đặc tính riêng. Vì vậy, chúng cũng sẽ được tối ưu hóa trong từng sản phẩm và lĩnh vực khác nhau. Bạn phân biệt dựa vào các loại ký hiệu khắc dưới đế của sản phẩm nhựa. Ví dụ như:
Ứng dụng của nhựa nhiệt dẻo vào các sản phẩm thường ngày
Nhìn chung, nhựa nhiệt dẻo được dùng để chế tạo các sản phẩm gần gũi với đời sống của con người và là vật liệu không thể thiếu trong rất nhiều lĩnh vực.
Ứng dụng nhựa nhiệt dẻo trong lĩnh vực sản xuất ô tô
Bên cạnh nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn cũng phổ biến không kém cạnh. Trong phần tiếp theo, EuroPlas sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về vật liệu này nhé!
Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng, nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo sẽ phát huy hết ưu điểm của mình. Nhựa nhiệt rắn xuất hiện cùng thời điểm với nhựa nhiệt dẻo, nhưng nó được phổ biến sớm hơn trên thị trường.
Dưới tác dụng của phản ứng hóa học, nhựa nhiệt rắn có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều. Cùng với đó, nhựa nhiệt rắn không thể nóng chảy cũng như hòa tan trở lại trạng thái ban đầu.
Đầu tiên, chúng sẽ ở trạng thái lỏng. Sau khi bị tác động bởi áp suất cũng như quá trình gia nhiệt, vật liệu sẽ trở nên rắn và cứng hơn. Trạng thái rắn sẽ tồn tại vĩnh viễn khi nhựa được làm nguội. Chính vì thế, loại vật liệu này không có khả năng tái chế như nhựa nhiệt dẻo.
Không những thế, nhựa nhiệt rắn sẽ tỏa ra mùi hương rất khó chịu khi bạn đốt chảy chúng ra. Tính linh hoạt cũng là một trong những điểm yếu của dòng nhựa này. Tuy nhiên, loại nhựa này vẫn sở hữu không ít những đặc điểm nổi bật và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp nặng cụ thể.
Nhựa nhiệt rắn có tuổi thọ sử dụng cũng như độ bền cao hơn so với nhựa nhiệt dẻo, điều này vẫn được duy trì ổn định sau thời gian dài sử dụng. Do tồn tại vĩnh viễn ở thể rắn, chúng có khả năng chịu lực rất tốt và hạn chế tối đa những hư hỏng.
Điểm đặc biệt và tối ưu nhất của nhựa nhiệt rắn chính là chúng không bị biến dạng về tính chất vật lý dưới sự tác động của nhiệt độ cao. Trong khi đó, nhựa nhiệt dẻo sẽ dễ dàng bị nóng chảy và trở nên mềm hơn rất nhiều. Đó chính là lý do vì sao, nhựa nhiệt rắn dùng để chế tạo các sản phẩm cần độ bền, chất rắn và có kích thước lớn.
Cũng nhờ vào ưu điểm nổi trội này mà nhựa nhiệt rắn đủ khả năng thay thế cho một số ứng dụng kim loại, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Chi phí sản xuất của nhựa nhiệt rắn cũng sẽ thấp hơn kim loại. Bên cạnh đó, nhựa polymer rắn có độ dẫn nhiệt thấp và bề mặt hoàn thiện theo yêu cầu.
Vật liệu được sản xuất với đa dạng mẫu mã và màu sắc, cũng là đặc điểm thu hút khách hàng. Cuối cùng, nhựa nhiệt rắn thể hiện khả năng chống nước cũng như chống ăn mòn hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trong sản xuất công nghiệp nặng.
Một số loại nhựa nhiệt rắn phổ biến trên thị trường như: nhựa PC (Polycarbonate), nhựa PA (Polyamide), nhựa Epoxy hay Epoxy Resin, nhựa ABS (Acrylonitrin Butadien Styren). Mỗi loại sẽ được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất riêng biệt như:
Sự khác nhau trong cấu trúc hóa học của nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn
EuroPlas đã gửi đến đọc giả những thông tin bổ ích và chi tiết nhất về hai dòng vật liệu nhựa công nghiệp phổ biến, chính là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Chúng tôi mong rằng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức hấp dẫn và hữu ích trong đời sống hàng ngày. Hãy tiếp tục theo dõi EuroPlas để cập nhật những tin tức mới nhất về “Thế Giới Nhựa” nhé!