Sẽ thế nào nếu bạn thiếu axit dạ dày?

Khi hệ thống tự bảo vệ dạ dày hoạt động không hiệu quả sẽ gây nên tình trạng thừa hay thiếu axit dạ dày và từ đó dẫn đến nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của hệ tiêu hoá. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin giúp bạn hiểu và cải thiện được tình trạng thiếu axit dạ dày.

1. Axit dạ dày và cơ chế hình thành

Axit dạ dày có tên acid clohydric khi ở trạng thái cân bằng thì nồng độ của axit thường trong khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l. Chỉ số này cao hoặc thấp sẽ báo hiệu những ảnh hưởng bất thường tới sức khoẻ của hệ tiêu hoá.

Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hoá và được coi như chất dịch tiêu hoá được tiết ra từ niêm mạc dạ dày khi các tế bào oxyntic hình thành chlohydric góp phần vào quá trình tạo thành dịch vị dạ dày.

Dạ dày sẽ tiết dịch theo một quá trình gồm có 3 giai đoạn tương ứng với hoạt động tiêu hoá thức ăn trong cơ thể:

Trong suốt quá trình tiêu hoá thức ăn, acid dạ dày liên tục được tiết ra và được đảm nhiệm vai trò quan trọng giúp tiêu hoá được toàn bộ thức ăn. Tuy nhiên, lượng acid ở dạ dày chỉ được tiết ở mức vừa đủ để đảm bảo dịch vị trong trạng thái cân bằng.

2. Vai trò của acid dạ dày đối với hệ tiêu hoá

Acid trong dạ dày sẽ giúp chuyển hóa thức ăn ở dạ dày và ruột. Sau khi được niêm mạc dạ dày tiết ra, lượng acid trong dạ dày sẽ cùng với enzyme tiêu hoá tham gia vào các hoạt động co bóp và nghiền nát thức ăn. Nhờ đó, đầy nhanh các giai đoạn tiêu hoá thức ăn cũng như giúp bảo vệ tối đa chức năng của dạ dày.

Acid dạ dày còn giúp tăng sinh pepsin - chất xúc tác hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các loại acid này giúp kích thích và hình thành cũng như làm tăng hoạt tính của pepsin. Quá trình sản sinh pepsin chỉ diễn ra khi acid dạ dày đảm nhận các chức năng như:

Hoạt động của quá trình tiêu hoá thức ăn được hỗ trợ bởi acid dạ dày và tham gia trực tiếp vào quá trình trung hoà các muối khó tan trước khi cơ thể hấp thụ. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò như chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân, giúp đường, tinh bột, chất đạm chuyển hoá thành đơn chất để cơ thể dễ hấp thu.

Acid hỗ trợ sát khuẩn đường ruột, nhờ có sự xuất hiện của acid trong dạ dày sẽ làm cho các loại vi khuẩn có hại trong thức ăn bị tiêu diệt và không thể tấn công cũng như tổn thương cho các cơ quan này.

3. Thiếu axit dạ dày gây ra các triệu chứng gì?

Thiếu axit dạ dày xảy ra khi nồng độ pH lớn hơn 4.5. Với lượng acid của dạ dày ít hơn chỉ số cơ bản sẽ phản ánh sự bất thường của hệ tiêu hoá. Một số dấu hiệu giúp nhận biết hiện tượng giảm axit dạ dày đi kèm với các triệu chứng như:

Những người cao tuổi là đối tượng thường dễ gặp tình trạng thiếu axit dạ dày. Các hợp chất vitamin B1, B6, kẽm thường được xem như nguyên liệu cần thiết trong quá trình sản xuất acid dạ dày. Khi 3 chất này không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng dạ dày không tiết dịch tiêu hoá thức ăn. Những người bị mất nước mãn tính cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân thiếu acid dạ dày. Hay những người theo chế độ ăn ít muối khiến cho cơ thể thiếu natri clorua...

Thiếu axit dạ dày xảy ra khi nồng độ pH lớn hơn 4.5

4. Cách cải thiện tình trạng thiếu axit dạ dày

Khi chúng ta xác định được rõ nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu dịch vị dạ dày thì có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện các triệu chứng:

Tóm lại, acid trong dạ dày sẽ giúp chuyển hóa thức ăn ở dạ dày và ruột. Tình trạng thiếu axit dạ dày sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây ra các triệu chứng đầy hơi, trào ngược hoặc hôi miệng... Vì vậy bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu dịch vị dạ dày thì mới có thể cải thiện các triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/mot-nguoi-bi-trieu-chung-thieu-axit-trong-da-day-thi-su-tieu-hoa-o-ruot-non-co-the-the-nao-a67547.html