Rất nhiều trường hợp bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân gây khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống. Vậy có cách nào để “bắt bệnh” tình trạng này và cách cải thiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngứa toàn thân là cảm giác khó chịu mà ai cũng có thể gặp ít nhất 1 lần trong đời. Triệu chứng này có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày và bất kỳ trị trí nào trong cơ thể. Biểu hiện khó chịu thường khiến bạn phải gãi, điều này gây ra không ít phiền toái cho đời sống, sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa toàn thân, thậm chí ngứa gãi nổi cục, ngứa râm ran khắp người không dứt. Các nguyên nhân này đến từ yếu tố khách quan như môi trường, thời tiết, thực phẩm cho đến yếu tố chủ quan do bệnh lý, tâm lý.
Vậy cụ thể có những nguyên nhân nào khiến cho các cơn ngứa dai dẳng không dứt?
Dị ứng thời tiết thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng đột ngột hoặc độ ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc phấn hoa trong không khí.
Những yếu tố này tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó xuất hiện các phản ứng dị ứng gây ngứa, nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt.
Các vết mẩn đỏ phát ban này xuất hiện nhiều nhất ở vùng tay, chân, mặt gây khó chịu, khiến bạn càng gãi càng ngứa, mẩn đỏ càng lan rộng hơn và thành từng đám nổi trên bề mặt da.
Khô da là một trong số những yếu tố hàng đầu gây ngứa khắp người. Tình trạng này phổ biến ở người lớn tuổi, da đã lão hóa, người uống ít nước, người thường xuyên tắm nước nóng.
Khi các vùng da trên cơ thể bị khô thường đi kèm với tình trạng căng, tróc vảy và ngứa rát. Da bị khô ráp, nứt nẻ.
Nếu bạn tự dưng bị ngứa, nổi mẩn và phát ban thành từng mảng trên da mặt, ngực, da tay sau khi ăn thực phẩm lạ thì khả năng bao bạn đã bị dị ứng thực phẩm.
Đối với những người cơ địa dễ dị ứng thì chỉ cần ăn đồ lạ dù ít hay sử dụng hóa mỹ phẩm khác so với loại đang dùng cũng có thể gây dị ứng, mẩn ngứa khắp người.
Nếu mẩn ngứa kéo dài không rõ nguyên nhân bạn không nên chủ quan bởi tình trạng này có thể cảnh báo các bệnh về da liễu như:
- Vảy nến: da khô nứt nẻ, các mảng da bị phủ vảy bạc gây ngứa rát
- Viêm da dị ứng: gây mẩn ngứa khắp người, nổi mẩn đó ở má, cổ, khuỷu tay, mặt sau đầu gối, mắt cá chân. Gặp nhiều ở những người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa
- Nhiễm nấm: gây ngứa, đau rát ở những vị trí nhiễm nấm, thường ở các nếp da như ngực hoặc bẹn
- Mề đay: trên da xuất hiện nhiều mảng mẩn đỏ, thành từng vùng, càng gãi càng ngứa và càng bị nổi mẩn nhiều hơn, người bị ngứa gãi nổi cục
- Nhiễm kí sinh trùng: các vật kí sinh như ve, rận gây bệnh ghẻ. Biểu hiện là ngứa toàn thân, ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn
Một số bệnh lý hoặc những thay đổi bên trong cơ thể có thể gây nên tình trạng ngứa khắp người. Có thể kể đến như:
- Các bệnh lý về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng gan. Do các tế bào gan bị tổn thương, chức năng đào thải độc tố của gan suy giảm khiến độc tố tích tụ, gây nên tình trạng ngứa, khó chịu, châm chích trong người. Nhiều người ngứa râm ran khắp người vào ban đêm lẫn ban ngày
- Suy giảm chức năng thận: Tương tự như suy giảm chức năng đào thải độc tố ở gan. Khi thận yếu sẽ khiến chức năng đào thải độc tố giảm đi, từ đó gây ngứa ngáy.
- Tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao khiến tổn thương mạch máu dưới da khiến việc cung cấp dưỡng chất cho da bị thiếu hụt, khiến da khô, ngứa.
- Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, hậu quả là mề đay, da sần sùi.
- Rối loạn nội tiết tố Estrogen: Thời gian ngứa có thể cố định trong ngày, ngứa không kiểm soát và nổi mụn nước nhỏ trên da. Thường nhiều người gặp phải tình trạng ngứa do thay đổi nội tiết tố sau sinh, bà bầu bị ngứa do thay đổi nội tiết tố…
- Bệnh xã hội như lậu, giang mai cũng có nguy cơ gây ngứa toàn thân
- Ngứa khắp người khi bị sốt xuất huyết, sốt phát ban, ngứa đi kèm các vết như muỗi đốt.
Da bị ngứa, ngứa khắp người, càng gãi càng ngứa. Triệu chứng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như đã chia sẻ ở trên. Nếu các vết ngứa thuyên giảm trong vài ngày thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu ngứa kéo dài, ngứa không rõ nguyên nhân đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng thì bạn đừng chủ quan.
Tuy nhiên, tình trạng mẩn ngứa khắp người có những biểu hiện gì? Theo các chuyên gia da liễu, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng:
Mẩn ngứa khắp người nếu kéo dài, chủ quan không thăm khám sẽ gặp những biến chứng sau:
Vì vậy, cần xác định rõ bị ngứa khắp người do đâu, triệu chứng và biến chứng nguy hiểm gây ra. Từ đó, sẽ tích cực thăm khám, điều trị để không bị ngứa ngáy ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bị mẩn ngứa toàn thân không rõ nguyên nhân, càng gãi càng ngứa và tình trạng ngày càng nặng cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị. Bởi việc điều trị cần tận gốc mới cải thiện được ngứa.
Nếu chỉ làm dịu da, giảm ngứa từ bên ngoài mà nguyên nhân gốc rễ không được giải quyết sẽ khiến quá trình điều trị mất nhiều thời gian.
Chúng tôi sẽ đưa ra một số cách làm sao để hết ngứa, bạn có thể tham khảo.
Để điều trị các triệu chứng ngứa ngoài da ban đầu, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm ngứa có thành phần corticoid hay thuốc kháng histamine. Cụ thể:
Thuốc kháng Histamin H1: Ức chế cơ thể tiết histamine gây ngứa, làm giảm cảm giác ngứa ngáy, châm chích khó chịu trên da
Thuốc Corticoid: Giảm ngứa bằng cách làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch, từ đó giúp giảm ngứa, chống viêm, chống dị ứng
Ngoài thuốc uống có thể kết hợp với thuốc bôi có thành phần dexamethasone có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.
Trong trường hợp mắc các bệnh lý gây ngứa như suy giảm chức năng gan, nóng gan, xơ gan, suy giảm chức năng thận, rối loạn tuyến giáp hay rối loạn nội tiết tố bạn cần thăm khám để các bác sĩ đưa ra chỉ định dùng thuốc. Ví dụ như:
Điều trị bệnh gan
Điều trị bệnh thận
Rối loạn tuyến giáp cần điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc kháng giáp, thuốc chẹn beta hay phẫu thuật tuyến giáp. Tùy tình trạng của người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể.
Rối loạn nội tiết tố cần bổ sung nội tiết tố nữ từ thực phẩm có chứa Estrogen thực vật hoặc dùng liệu pháp Estrogen tổn hợp. Phương pháp Estrogen tổng hợp này cần có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài các cách trên, khi bị ngứa toàn thân, ngứa khắp người không khỏi, thắc mắc bị ngứa khắp người nên tắm lá gì, làm sao để hết ngứa hãy tham khảo ngay các mẹo chữa ngứa dưới đây:
Để giảm ngứa, ngoài cách “trong uống” thì “tắm ngoài” bằng các loại lá dưới đây cũng đem lại hiệu quả bất ngời. Bạn hãy thử áp dụng các loại loại lá tắm trị ngứa này nhé!
- Mẩn ngứa toàn thân tắm với nước lá trầu không giúp sát khuẩn
- Tắm lá trà xanh trị ngứa toàn thân không rõ nguyên nhân
- Tắm nước lá khế và muối trị ngứa
- Chữa mẩn ngứa bằng nước lá ổi giúp ngăn cản sự giải phóng histamine
- Tắm bằng bột yến mạch để dưỡng ẩm, giảm khô ráp, giảm ngứa
Gan làm nhiệm vụ thải độc tố. Vì vậy khi gặp phải tình trạng ngứa có thể do gan đang bị quá tải, không thanh lọc được cơ thể. Vì vậy bạn hãy bổ sung những ly sinh tố, nước ép dưới đây để cải thiện tình trạng mẩn ngứa khắp người:
- Giảm ngứa toàn thân bằng cách uống sinh tố rau má, diếp cá để thanh lọc gan, mát gan nếu bị suy giảm chức năng gan gây nóng gan, mẩn ngứa khắp người
- Uống nước mướp đắng để tăng cường chức năng gan, giảm mẩn ngứa
- Tăng cường uống nước lọc
- Uống các loại trà thảo dược mát gan như trà hoa cúc, trà giảo cổ lam, trà lá sen…
Việc loại bỏ các yếu tố dị nguyên hoặc thay đổi chất liệu quần áo, chăm sóc da thường xuyên cũng góp phần giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu không rõ nguyên nhân đấy. Bạn hãy thử ngay những mẹo nhỏ này nhé!
- Thoa kem nha đam vào các vị trí da bị ngứa để làm dịu da, giảm ngứa
- Hạn chế gãi bởi vì nếu càng gãi sẽ càng ngứa, khiến da bị tổn thương và các vết ngứa lan rộng hơn
- Mặc quần áo thoáng mát, sợi vải an toàn như vải sợi tre, lụa, cotton, bông mềm…
- Không nên tắm nước nóng sẽ khiến mao mạch dưới da nở ra, tăng cảm giác ngứa
- Chườm lạnh hoặc tắm nước mát khi bị ngứa
- Đắp mặt nạ, dưỡng ẩm cho da hàng ngày
- Khi tiếp xúc với hóa chất nên đeo găng tay
Ngoài các cách trên, để tránh mẩn ngứa kéo dài, bạn nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách:
Nên ăn các thực phẩm có tính mát; Bổ sung nhiều rau xanh, các loại hoa quả; Nên ăn các loại cá nhất là cá béo hoặc bổ sung viên uống có chứa omega-3 để chống viêm.
Song song đó cần hạn chế các thực phẩm dễ gây kích ứng, tăng mẩn ngứa như:
- Nên tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng đối với người có cơ địa dễ dị ứng với thực phẩm
- Tránh ăn các thực phẩm có tính cay nóng như ớt, sa tế, tương ớt
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán dễ làm kích ứng phản ứng viêm, mẩn đỏ, ngứa trong cơ thể
- Hạn chế ăn quá mặn hoặc quá ngọt, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
- Tránh uống rượu, bia, chất kích thích. Không hút thuốc lá
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng ngứa đi kèm mẩn đỏ khắp người. Vì vậy nếu các dấu hiệu này không thuyên giảm bạn cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân.
Đồng thời nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sinh hoạt để hạn chế tối đa tình trạng ngứa như:
- Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đồ đạc, giường, chăn đệm
- Tránh các yếu tố dị nguyên nếu có tiền sử bị dị ứng như phấn hoa, lông động vật…
- Sử dụng hóa mỹ phẩm rõ nguồn gốc hoặc dùng các sản phẩm ít gây kích ứng trên da
- Bổ sung vitamin C và các khoáng chất để tăng cả khả năng chống oxy hóa, tăng đề kháng cho cơ thể
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Với những thông tin cung cấp ở trên, hi vọng độc giả có thể nắm được thông tin ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Mẩn ngứa gây ra khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc. Vì vậy, đừng chủ quan nếu đang gặp tình trạng này. Nếu có thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline (miễn cước) 1800 282885.
XEM THÊM:
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/ngua-nguoi-khong-ro-nguyen-nhan-a56423.html