NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ CÁCH CHẤM ĐIỂM CHI TIẾT TRONG KỲ THI IELTS SPEAKING

IELTS Speaking là một trong 2 kỹ năng được học viên cho là khó nhất trong các kỹ năng thi IELTS. Để luyện thi IELTS tốt, bên cạnh việc ôn luyện thường xuyên, tìm hiểu cấu trúc đề thi, thì cách chấm điểm cũng là điều quan trọng mà học viên cần tìm hiểu kỹ. Biết được cách chấm điểm cũng giúp thí sinh hình dung trước những gì mình cần làm để đạt band điểm của từng tiêu chí chấm thi theo mục tiêu của mình. Do đó, hãy cùng Mc IELTS tìm hiểu thêm về cách chấm điểm chi tiết IELTS Speaking nhé!

cách chấm điểm chi tiết IELTS Speaking

Xem thêm: Phần nào trong IELTS Speaking là quan trọng nhất?

CÁC TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM TRONG IELTS SPEAKING

Ban giám khảo sẽ đánh giá kỹ năng Speaking của bạn theo 4 tiêu chí chấm điểm sau:

  1. Pronunciation
  2. Grammar
  3. Vocabulary
  4. Fluency and Coherence

Lưu ý

Ví dụ 1:

=> Điểm trung bình = 19/4 = 4.75 => Overall 4.5

Ví dụ 2:

=> Điểm trung bình = 29/4 = 7.25 => Overall 7.0

CÁCH CHẤM ĐIỂM CHI TIẾT TRONG IELTS SPEAKING

Phát âm - Pronunciation

cách chấm điểm chi tiết IELTS - Pronunciation

Điều quan trọng là cần phát âm rõ ràng và dễ hiểu. Ngoài ra, cần sử dụng từ đúng các đặc điểm sau:

Trong trường hợp các từ phát âm chưa rõ ràng nhưng giám khảo vẫn có thể hiểu được nếu bạn sử dụng đúng từ và ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu phát âm không chính xác kèm theo sử dụng không đúng từ và ngữ pháp thì giám khảo khó có thể hiểu được ý mà bạn muốn truyền đạt.

Bạn có thể phát âm theo giọng Anh-Mỹ, nhưng đừng thay đổi đột ngột hoặc cố gắng pha trộn giữa Anh-Mỹ và Anh-Anh.

Xem thêm: Cách cải thiện phát âm trong IELTS Speaking

Ngữ pháp - Grammar

cách chấm điểm chi tiết - Grammar

Từ vựng - Vocabulary

Vốn từ vựng

Sử dụng vốn từ vựng càng đa dạng và phong phú càng tốt. Nghĩa là bạn có thể sử dụng từ vựng từ cấp độ đơn giản hằng ngày đến từ vựng chuyên môn, cao cấp hơn khi nói về các chủ đề khác nhau. Thí sinh nên sử dụng nhiều cách diễn đạt khác nhau cho một ý thay vì cứ lặp lại một vài từ vựng.

Sử dụng từ một cách phù hợp

Đừng cố ghi thêm điểm từ vựng với những từ “ấn tượng” mà bạn không chắc chắn. Sử dụng từ đơn giản nhưng phù hợp thì sẽ đạt điểm tốt hơn là sử dụng một từ phức tạp nhưng không đúng ngữ cảnh. Nếu không thì ban giám khảo có thể sẽ không hiểu ý nghĩa thật sự mà bạn muốn truyền tải. Tất nhiên nếu sử dụng một từ vựng ấn tượng phù hợp với ngữ cảnh thì điểm của bạn sẽ càng cao hơn.

Chủ đề đa dạng

Ngoài ra, giám khảo còn chấm khả năng sử dụng từ vựng với chủ đề không quen thuộc, khả năng sử dụng thành ngữ và khả năng truyền đạt khi thí sinh không biết (hoặc quên) một từ chính xác. Điều này được gọi là cách “diễn giải”. Đây là một kỹ năng ngôn ngữ quan trọng.

Phát âm chính xác

Đảm bảo rằng bạn phát âm chính xác các từ. Do đó, đừng chỉ học dạng viết của từ mới.

Xem thêm: Cách cải thiện từ vựng trong IELTS Speaking

Lưu loát và mạch lạc - Fluency & Coherence

Fluency & Coherence là hai nội dung khác nhau nhưng được nhóm lại với nhau bởi vì chúng được xem là chưa quan trọng bằng cách phát âm, ngữ pháp hoặc từ vựng. Tính lưu loát và tính mạch lạc đều liên quan đến “dòng chảy của ngôn ngữ”. Tính lưu loát liên quan đến sự liên kết về hình thức của ngôn ngữ. Trong khi đó, tính mạch lạc liên quan đến sự liên kết với nhau về mặt nội dung của ngôn ngữ.

Bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu về cả lưu loát và mạch lạc để đạt được số điểm cụ thể cho tiêu chí này. Ví dụ: nếu giám khảo chấm bạn 7.0 cho Fluency nhưng chỉ đạt 5.0 cho Coherence, thì bạn sẽ chỉ nhận được 5.0 cho tiêu chí Fluency & Coherence.

Lưu loát - Fluency

Tốc độ

Cần thúc đẩy bản thân nói nhanh hơn một chút nhưng phải đảm bảo phát âm tốt. Nếu tốc độ nói của bạn chậm bất thường thì bạn sẽ bị mất điểm lưu loát. Nếu trong bài thi, bạn biết cách phát âm chính xác của một từ, hãy cố gắng nói nhanh hơn một chút so với bên ngoài khi nói chuyện thông thường. Tuy nhiên, nếu bạn không biết chính xác phát âm như thế nào mà lại nói một cách rất nhanh, giám khảo sẽ khó để hiểu ý bạn.

Một số giáo viên yêu cầu (tất cả) học sinh KHÔNG được nói nhanh trong bài thi IELTS. Đây là một sai lầm. Đôi khi tất cả các sinh viên sau đó nghĩ rằng họ nên nói chậm lại. Chỉ những học sinh phát âm kém mới nên nói chậm, nhưng chỉ chậm đủ để người nghe hiểu rõ ràng. Thí sinh nói chậm một chút để rõ ràng sẽ mất ít điểm cho tiêu chí phụ về mức độ trôi chảy. Nhưng điều đó vẫn tốt hơn nhiều so với việc mất điểm trong tiêu chí phát âm vì hoàn toàn không thể hiểu được.

Tính liên tục - duy trì bài nói

Tránh những khoảng dừng lâu bất thường, đặc biệt là trong Part 2 - Speaking. Những khoảng dừng tự nhiên là những khoảng nghỉ rất ngắn để kết thúc một ý, nghĩ về từ tốt nhất, xem xét câu trả lời cho câu hỏi hoặc để nhấn mạnh. Khoảng dừng lâu không tự nhiên thường là do suy nghĩ để tìm từ vựng, kiểm tra ngữ pháp hoặc nghĩ một câu hoàn chỉnh trước khi nói. Việc dừng ở những chỗ không phù hợp cũng khiến cho bài nói không được tự nhiên.

Ngoài ra, việc tự sửa lỗi liên tục cũng khiến cho bài nói không tự nhiên và mất tính liên tục. Do đó, bạn không nên tự sửa quá 2-3 lần trừ khi đó là một lỗi hết sức nghiêm trọng.

Sự trôi chảy

Để bài nói được “mượt mà” hơn, bạn nên nối âm và sử dụng các từ viết tắt. Trong văn nói, hầu hết các từ không được nói dưới dạng các từ đơn lẻ. Ngược lại, chúng cần được liên kết với các từ trước và sau. Nếu nói từng từ riêng lẻ, câu văn nghe sẽ không được “trơn tru” và gần như là quá chậm.

Ngoài ra, chúng ta cũng thường sử dụng các dạng rút gọn của động từ. Ví dụ: “I’m” = “I am”; “He’ll” = “He will”; and, “I’d” = “I would”,… Việc sử dụng dạng đầy đủ thường để nhấn mạnh hoặc khi muốn nói một điều đặc với lý do rõ ràng, như giới thiệu tên. Trong IELTS Speaking, bạn nên cố gắng sử dụng các dạng rút gọn ít nhất 50% thời gian. Nhưng đừng lo lắng nếu đôi khi bạn sử dụng dạng đầy đủ của từ. Và chắc chắn đừng tự sửa lại nếu bạn sử dụng từ ở dạng đầy đủ. Việc sử dụng dạng đầy đủ không bị coi là ‘sai’. Nó chỉ đơn giản là để bài nói được tự nhiên hơn.

Xem thêm: Cách nói lưu loát trong IELTS Speaking

Mạch lạc - Coherence

Động từ Coherence có nghĩa là “kết nối với nhau thành một khối hoặc một nhóm”. Nói cách khác, các phần khác nhau của một tổng thể được kết nối hoặc liên kết chặt chẽ với nhau. Khi đề cập đến ngôn ngữ, “Coherence”’ chủ yếu nói về sự liên kết của các ý tưởng.

Sử dụng từ nối

Việc sử dụng các từ nối để liên kết các câu giúp cho bài nói được mạch lạc hơn, đặc biệt là khi diễn đạt các ý phức tạp hơn. Đây là điều “bắt buộc” đối với Band 6 trở lên trong tiêu chí phụ này.

Đầu tiên hãy trả lời câu hỏi một cách trực tiếp. Sau đó, phát triển câu trả lời của bạn với thông tin bổ sung có liên quan đến câu hỏi. Điều này cũng giúp cho câu trả lời được rõ ràng và dễ hiểu hơn. Một khía cạnh khác là việc sắp xếp các ý tưởng nên theo một thứ tự hợp lý. Ví dụ: nếu bạn đang nêu cách làm điều gì đó có nhiều bước, hãy nói về bước đầu tiên và tiếp tục đến bước cuối cùng. Trong trường hợp này, các từ liên kết ở đầu câu phải là những từ như “First”, “Second”, “Next”, “Then”, và “Finally.

Liên kết câu trả lời với câu hỏi

Liên kết câu trả lời với câu hỏi bằng cách sử dụng cùng một thì cũng là một điều cần lưu ý. Ví dụ: khi bạn trả lời một câu hỏi, hãy liên kết chặt chẽ câu trả lời của bạn với câu hỏi. Hãy liên kết chúng về mặt ngữ pháp (sử dụng cùng dạng, cùng thì động từ) và liên kết một cách logic bằng cách trả lời câu hỏi trước rồi mới đưa ra các chi tiết khác.

Một điều quan trọng khác là hiểu câu hỏi thực sự có ý nghĩa gì để trả lời thực sự phù hợp. Điều này tránh bị lạc đề và kết nối câu hỏi và câu trả lời tốt hơn. Đề làm tốt, thí sinh cần chuẩn bị thật kỹ về vốn từ vựng về nhiều chủ đề khác nhau.

“Dạng rút gọn” của câu trả lời cho câu hỏi “Yes/No”

Thể hiện kiến thức về “dạng rút gọn” của câu trả lời cho câu hỏi “Yes/No”. Những hình thức rút gọn này rõ ràng và nhấn mạnh hơn là chỉ nói “Yes” hoặc “No”. Ví dụ:

Câu hỏi: Do you like your job?

Câu trả lời được đánh giá tốt:

Mặc dù bạn nên trả lời trực tiếp các câu hỏi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên trả lời các câu hỏi ngay. Ví dụ: nếu bạn được hỏi một câu hỏi khá phức tạp trong Phần 3, bạn nên bắt đầu câu trả lời bằng một câu giới thiệu trước khi giải quyết câu hỏi thực tế. Ví dụ, “Well, it depends on the situation.” Sau đó trả lời câu hỏi với cấu trúc, như “If …. then ….. but, on the other hand, if … then ..”. Điều quan trọng là không nói một cách gián tiếp.

Xem thêm: Cách nói mạch lạc trong IELTS Speaking

KẾT LUẬN

Như vậy, trên đây là cách chấm điểm chi tiết trong IELTS Speaking. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ biết cách tăng điểm cho kỹ năng Speaking của mình trước khi đăng ký thi IELTS.

Nếu vẫn còn đang băn khoăn không biết bắt đầu luyện tập từ đâu, hãy đồng hành cùng Mc IELTS. Mc IELTS có các khóa học đầy đủ trình độ từ cơ bản đến nâng cao. Giáo viên bản ngữ và giáo viên Việt Nam sẽ giúp bạn cải thiện theo đúng lộ trình. Còn chờ gì nữa, hãy đặt test và nhận tư vấn miễn phí qua hotline (028) 6676 9900, (028) 6670 0044, 090 689 7772 (Mr. Bảo).

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cach-cham-diem-speaking-ielts-a56295.html