Luộc Củ Lùn Bao Lâu Thì Chín, Cách Luộc Củ Lùn Thơm Ngon

Củ lùn là một loại thực đã rất quen thuộc với các thế hệ người Việt Nam. Chúng là một loại củ gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều người. Bởi, chúng là món ăn “rất quen” trong những bữa cơm “cứu đói” ngày xưa. Cho tới ngày nay, củ lùn vẫn là một loại thực phẩm rất được ưa thích trong những bữa cơm gia đình vì hương vị thân thuộc, bùi béo vốn có mà vẫn giữ được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ở Việt Nam, củ lùn vẫn thường được hay chế biến bằng cách luộc. Củ lùn luộc tuy đơn giản nhưng lại rất ngọt bởi nếu biết cách luộc và căn thời gian chính xác, củ lùn rất bở, bùi và thơm. Tuy rằng dần dần, củ lùn không còn phổ biến như trước nữa, thay vào đấy lại là những bữa ăn sang trọng hơn, nhiều sơn hào, hải vị hơn,…Chỉ với những thế hệ xưa cũ, củ lùn vẫn là một ký ức không bao giờ quên. Với các bạn trẻ hiện nay, với xu hướng tìm về những điều hoài cổ ngày xưa, các bạn đang dần quan tâm hơn tới ẩm thực xưa hơn. Và củ lùn cũng nằm trong ấy, chúng bắt đầu được xuất hiện lại trên các mâm cơm nhiều hơn, được chế biến phong phú hơn,…Nhưng có lẽ, củ lùn luộc vẫn là món ăn thân thuộc nhất với nhiều thế hệ và vẫn đủ sức hút đối với các bạn trẻ.

ảnh củ lùn luộc

Và bạn có biết rằng, luộc củ lùn cũng là một nghệ thuật rất tinh tế của người nội trợ đó ! Luộc củ lùn bao lâu thì chín?, luộc củ lùn như thế nào thì bở?, luộc củ lùn như thế nào để giữ nguyên vị bùi và đậm đà chuẩn vị? Cách luộc củ lùn thơm ngon?….luôn là một bài toán khó với các bà nội trợ khi chế biến loại củ này. Chỉ cần hơi qua thời gian, quá lửa thì củ sẽ bị nát và mất vị ngọt, còn nếu thiếu nhiệt, thiếu thời gian, củ sẽ bị sượng. Vì vậy, cần phải canh cho đủ nhiệt, đủ thời gian, củ lùn mới cho hương vị ngon, ngọt nhất và giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Vậy thì, cùng khám phá xem: “Củ lùn luộc bao lâu thì chín?” nhé!

Củ Lùn Là Gì ?

Củ lùn rất gần gũi trong cuộc sống thường nhật của người Việt chúng ta, và vẫn được “ví von” với những cái tên nghe thân thương hơn là năng tàu hay khoai lùn. Những buổi chiều đi đào củ lùn rồi luộc luôn trong chiếc nồi nhôm trên bếp củi lửa với cái kiềng ba chân chắc chắn là những khoảnh khắc không bao giờ quên của những thế hệ 8x, 9x hay thậm chí là các bạn gen Z ở vùng nông thôn.

ảnh củ lùn là gì

Phần củ của củ lùn là phần được sử dụng nhiều nhất bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất và cũng là phần nhiều “thịt” nhất. Với phần củ này, người ta có thể dễ dàng chế biến thành các sản phẩm khác nhau.

Đặc Điểm Sinh Trưởng

Củ lùn là loại củ có cơ chế sinh trưởng ưa khí hậu nhiệt đới như Việt Nam có độ ẩm cao và mưa nhiều. Củ lùn thường được gieo vào mùa xuân, khi thời tiết đang vào mùa có độ ẩm cao nhất, những cơn mưa phùn mùa xuân chính là loại phân bón có thể giúp củ nảy mầm và phát triển nhanh chóng. Đây là loại củ rất dễ trồng, chỉ cần đất có đủ chất dinh dưỡng, khí hậu phù hợp, độ ẩm cao, không úng nước là có thể phát triển mạnh mẽ.

Củ lùn cực kì dễ trồng, dễ chăm sóc và đặc biệt là chi phí đầu tư ít. Rất phù hợp cho các hộ gia đình làm nông nghiệp phát triển xen canh. Từ tháng 4 hằng năm, nông dân bắt đầu gieo mầm, thời gian này đất đủ ẩm và nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển. Sau khi trồng, để tăng phẩm chất và năng suất có thể bón phân 2 lần, rồi chờ đến ngày thu hoạch là được.

Thu Hoạch

Một mùa vụ của củ lùn thường kéo khá dài, khoảng 9 tháng. Dấu hiệu nhận biết mùa thu hoạch củ lùn đó chính là tán lá của củ lùn bắt đầu úa vàng.

Củ lùn thường sinh trưởng thành những cụm khoảng 30 củ, vì vậy, khi thu hoạch nên cẩn thận nhổ cả gốc để giữ cho củ lùn được nguyên vẹn nhất. Quy trình thu hoạch vô cùng đơn giản, sau khi đã dỡ củ thì củ sẽ được rửa sạch và đóng bao tiêu thụ.

Mô Tả Toàn Cây Củ Lùn

Lá sắc xanh, dài trung bình 30 cm. Phiến lá có phần cuống, đứng thành bẹ bao phủ toàn thân, dài khoảng 40 cm. Củ hình tròn hoặc hình trứng với cuống dài kết với nhau thành từng chùm. Bên ngoài có vỏ màu vàng nhạt, mỏng và nhiều rễ phụ tua tủa. Còn bên trong phần ruột có màu trắng trong, lõi màu trắng đục hơn, chứa nhiều tinh bột.

Củ lùn là một loại củ chứa chủ yếu là tinh bột nhưng lại mang một hương vị rất đặc biệt. Chúng không bị bở và ngấy mà chúng lại có vị giòn, bùi, ngọt nhẹ và thơm. Vì có hương vị rất “nịnh” vị giác nên chúng rất được ưa chuộng trong các món ăn thường ngày, và ăn nhiều cũng không bị chán.

Cù lùn tuy phổ biến và thành phần chính là tinh bột nhưng lại có hương vị rất khác so với các loại củ khác. Chúng không quá bở và ngấy mà lại giòn, ngọt và mọng nước. Mùi thơm cũng dịu nhẹ, vì vậy chúng rất nịnh khẩu vị người thưởng thức. Bởi vậy, nên từ xa xưa, củ lùn đã là một món ăn quen thuộc trong mâm cơm người Việt.

Bảo Quản

Sau khi thu hoạch, thời gian bảo quản của củ lùn tùy thuộc ở dạng sống hay đã chín, nhiệt độ phòng hay tủ lạnh. Tốt nhất là nên để trong bọc kín ở nhiệt độ phòng, có thể trữ đến 3 tháng. Ngoài ra cũng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, mối mọt.

Ăn Củ Lùn Luộc Có Tốt Không?

Củ lùn nhiều tinh bột tạo cảm giác no lâu nhưng lại cũng vô cùng mọng nước, vì vậy, loại củ này rất được ưa chuộng vào mùa hè. Thậm chí, ngày xưa những người nông dân còn thường sử dụng loại củ này để chống mất nước vào ngày hè nắng nóng khi đi làm đồng. Cũng với tính mát như vậy, chúng còn được sử dụng cho các bài thuốc làm mát gan, mát cơ thể, nhiệt miệng, lợi tiểu,…

Tuy là loại thực phẩm rất ít calo với chỉ 91 calo trong 100g, nhưng củ lùn lại nguồn cung cấp kali dồi dào. Và bạn có biết rằng, kali là dưỡng chất tuyệt vời bảo vệ sức khoẻ tim mạch không? Đúng vậy đấy, kali là một “bức tường thành” giúp cơ thể tránh khỏi những nguy cơ như đột quỵ, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,…

Ngoài ra, củ lùn còn có tác dụng làm mát da. Chính vì thế, phụ nữ ăn củ lùn sẽ giúp da dẻ mịn màng, mụn nhọt, sần sùi giảm nhanh chóng.

Củ lùn có mùi thơm nhẹ giống củ năng, phảng phất mùi bắp (ngô) sữa vừa tụ hạt, vị ngọt, bùi không lẫn vào đâu được. Tuy vậy, củ lùn không giống như khoai lang, khoai tây hay củ năng, ăn củ lùn bạn sẽ không có cảm giác ngán bởi chúng có kết cấu thịt giòn, sần sật chứ không bở hay quá nhiều bột.

Củ lùn có thể được bào chế thành bột để pha nước uống giống như bột sắn dây, nhưng, giá trị dinh dưỡng không cao, nên phương thức chế biến phổ biến nhất đối với củ lùn chính là luộc.

Ăn Củ Lùn Luộc Có Giảm Cân Không?

Như đã đề cập bên trên, củ lùn chỉ chứa 91 calo cho 100g. Đây là một mức calo cực kì lý tưởng đối với các chị em đang trong quá trình giảm cân, giữ gìn vóc dáng. Dù có lượng calo ít nhưng củ lùn lại có thể bổ sung nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cũng như khoáng cho cơ thể. Đặc biệt, chúng cung cấp lượng tinh bột vừa đủ giúp cơ thể không cảm thấy đói, tránh nạp thêm nhiều thức vào cơ thể. Không chỉ được sử dụng trong quá trình giảm cân, mà củ lùn còn giúp da mịn màng, căng bóng, giải độc cơ thể nên được chị em cực kì ưa chuộng.

Nhưng, để có tác dụng tối đa trong quá trình giảm cân, bạn nên lưu ý cách chế biến củ lùn. Hạn chế tối đa sử dụng chất béo không bão hoà, giảm thiểu lượng đường tối đa có thể,…trong quá trình chế biến, thay vào đó là sử dụng phương pháp chế biến hấp hoặc luộc để giữ nguyên chất dinh dưỡng đồng thời giảm thiểu tối đa chất béo nạp vào cơ thể.

Củ Lùn Có Tác Dụng Gì

Tác dụng của củ lùn đã được các chuyên gia dinh dưỡng kiểm nghiệm và chứng minh. Với những dưỡng chất có trong thành phần, chúng là loại thực phẩm đem lại rất nhiều giá trị thiết thực cho cơ thể. Cách chế biến lại vô cùng đơn giản, cũng là nguồn nguyên liệu dễ kiếm, củ lùn nên được ưa chuộng hơn trong giá trị dinh dưỡng hằng ngày.

Với tính mát và đóng vai trò là nguồn cung cấp kali dồi dào, củ lùn chính là bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ sức khoẻ tim mạch, bổ thận, mát gan, thanh nhiệt, giải độc, chống lão hoá,…. Các tác dụng này đã được nghiên cứu và chứng minh trong nền y học hiện đại. Thậm chí, các chiết xuất của củ lùn cũng đang dần được đưa vào trong các thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khoẻ con người. Hãy cùng tìm hiểu một số tác dụng điển hình của củ lùn:

Hỗ Trợ Hệ Tim Mạch, Giảm Mỡ Máu

Nhờ cơ chế đào thải cholesterol xấu ở gan bằng các hoạt chất như canxi, vitamin,..đặc biệt là hoạt chất kali có trong củ lùn, mà các hoạt động của hệ tim mạch được ổn định và khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, chúng cũng góp phần làm giảm các nguy cơ và rối loạn tim mạch như thiếu máu tim, nhồi máu tim, … cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp.

Thanh Nhiệt, Giải Khát, Lợi Tiểu

Nhờ việc chứa nhiều nước, nên đây là nguyên liệu cung cấp độ ẩm, chống mất nước cho cơ thể. Vì vậy, củ lùn cực kỳ được ưa chuộng vào mùa hè, vị ngọt nhẹ, thơm mát, mọng nước thực sự có thể khiến cho bạn tỉnh cả người sau khi đứng ngoài nắng một thời gian dài. Không chỉ có khả năng bù nước, củ lùn còn có thể giúp cho cơ thể lợi tiểu, mát gan.

Chống Oxy Hóa, Tăng Sức Đề Kháng, Ngăn Ngừa Lão Hóa

Trong củ lùn, hàm lượng các chất chống oxy hóa và khoáng chất như vitamin C, A, B, K, hợp chất canxi,… khá đa dạng. Đặc biệt là vitamin C, K góp phần quan trọng hình thành các collagen, mô liên kết và làm tăng độ đàn hồi của da, tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể với các yếu tố bất lợi bên ngoài, đồng thời chậm quá trình lão hoá

Luộc Củ Lùn Bao Lâu Thì Chín

Củ lùn cần có thời gian luộc không quá lâu. Vì vậy, nếu luộc lâu rất dễ bị nát. Rất nhiều người không biết luộc củ lùn bao lâu thì chín nên không cho ra được món ăn có chất lượng ngon nhất. Như vậy, ăn sẽ không nịnh vị giác dẫn đến chán món ăn. Vì vậy, trong phần này, hãy cùng tìm hiểu củ lùn luộc bao lâu thì chín nhé!

Sau khi củ lùn được dùng dao cắt cuống và rễ phụ, rửa sạch để ra rổ. Có thể sử dụng vài cọng lá dứa đem vào rửa sạch, để sẵn. Tiếp đến, cho củ lùn vào nồi cùng lá dứa và một ít muối bọt cho có vị đậm đà cùng với nước lã ngập nhiều lên củ lùn, bắc lên bếp với ngọn lửa lớn. Và, củ lùn thịt cứng không sợ mềm như khoai lang, nên nước luộc phải nhiều để củ lùn luộc xong không bị sượng (cứng quá). Chờ nước sôi già khoảng 30 phút, giở nắp vung nồi ra một mùi thơm sực nức bốc lên là củ lùn chín. Chỉ cần vớt ra, xếp vào dĩa là xong!…

ảnh luộc củ lùn bao lâu thì chín

Thật thú vị trong không khí se lạnh của ngày đầu đông được sum họp cùng gia đình thưởng thức củ lùn luộc nóng hổi, thơm lừng. Cầm một củ lùn âm ấm trên tay, dùng miệng (hay dao) lột từng miếng vỏ bên ngoài xong, cho củ lùn vào miệng nhai từ từ, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt, giòn sừn sựt và “mùi thơm đặc trưng” của của lùn và lá dứa lan tỏa vào vị giác, len xuống thực quản…Hớp thêm một tách trà nóng vào nữa, thật thú vị và sảng khoái vô cùng!…

>> Xem Thêm: Luộc Khoai Lang Bao Lâu Thì Chín

>> Xem Thêm: Hấp Khoai Lang Bao Lâu Thì Chín

>> Xem Thêm: Luộc Khoai Tây Bao Lâu Thì Chín

>> Xem Thêm: Tôm Hùm Hấp Bao Lâu Thì Chín

>> Xem Thêm: Khế Chua Ngâm Mật Ong

>>Xem Thêm: Luộc Ngô Bao Lâu Thì Chín

Cách Luộc Củ Lùn Thơm Ngon Đúng Chuẩn

Củ lùn là loại thực phẩm rất dễ chế biến tạo ra nhiều món ăn ngon như: salad, nướng, sấy khô, xào,…Nhưng chúng vẫn thường được ưa chuộng nhất với món luộc. Sự tươi, mọng nước, ngọt dịu của củ lùn sẽ được giữ nguyên với phương pháp chế biến là luộc. Tuy đơn giản nhưng đem lại sự cuốn hút về hương vị nhất.

Cách luộc củ lùn cùng không quá cầu kỳ, Khi cho vào luộc chỉ cần lưu ý nên luộc ngập nước cùng một chút muối trong 30-45p tuỳ kích thước và số lượng củ. Củ khi đã chín sẽ rất dóc vỏ, chúng cũng tự nứt ra và dễ dàng tách bằng đũa.

Cách luộc củ lùn thơm ngon

Với bảng thành phần dinh dưỡng đa dàng lại có hương vị hấp dẫn, củ lùn đang ngày càng được ưa chuộng trong lĩnh vực thực phẩm hằng ngày, góp mặt trong thường xuyên hơn trong căn bếp của các gia đình. Nhưng bạn cũng nên chú ý cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, sử dụng quá nhiều một loại thực phẩm thường xuyên cũng không phải một cách để cung cấp dinh dưỡng cho gia đình, nên đa dạng hoá các nguồn thực phẩm để bổ sung phù hợp các dưỡng chất. Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều một loại thực phẩm trong thời gian dài cũng có thể phản tác dụng gây ra một số nguy hiểm cho cơ thể. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để cân bằng các nhóm chất trong bữa ăn sao cho phù hợp nhé!

Là một loại thực phẩm có thể đa dạng cách chế biến, củ lùn xứng đáng được góp mặt trong các mâm cơm nhiều hơn. Với hương vị giòn, ngon khó cưỡng, chắc chắn chỉ cần chế biến khéo léo một chút, củ lùn sẽ trở thành một món ăn được ưa thích trên bàn ăn. Vậy thì tại sao không đưa loại củ này vào mâm cơm gia đình chúng ta nhiều hơn nhỉ?

Củ lùn đã đi vào văn hoá truyền thống của người Việt, chúng là hiện thân của nét mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng tinh tế trong ẩm thực đời sống Việt Nam. Hương vị không quá nổi bật nhưng lại là một nét cuốn hút khiến cho người thưởng thức khó có thể nào quên. Rất đơn giản, rất thô sơ,…mà lại để lại sự lưu luyến không rời. Sự tinh tế còn được thể hiện qua những giá trị dinh dưỡng mà củ lùn đem lại và được giữ nguyên giá trị với phương pháp chế biến là luộc.

Bảo Quản Củ Lùn Luộc

Sau khi thu hoạch, thời gian bảo quản của củ lùn tùy thuộc ở dạng sống hay đã chín, nhiệt độ phòng hay tủ lạnh. Tốt nhất là nên để trong bọc kín ở nhiệt độ phòng, có thể trữ đến 3 tháng. Ngoài ra cũng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, mối mọt.

Còn đối với củ lùn đã luộc, ưu tiên nhất vẫn là bọc kín cất vào tủ lạnh để tránh ôi thiu. Hoặc nếu bạn không có tủ lạnh sẵn ở đó,hãy cố gắng để củ được ở nhiệt độ phòng khoảng 10-15 độ C để củ giữ được vị tươi ngon nhất. Đối với củ lùn đã luộc, bạn chỉ nên bảo quản trong vòng 3-5 ngày để củ vẫn giữ nguyên được những giá trị dinh dưỡng và tránh những chất có hại cho sức khoẻ xâm nhập.

Các Món Ăn Được Chế Biến Từ Củ Lùn

Củ lùn ngoài phương pháp chế biến là luộc, thì chúng còn được chế biến thành rất nhiều món ăn đa dạng khác như: củ lùn hầm xương, chè củ lùn,….

Món Luộc

Bạn cần chuẩn bị: 2kg củ lùn và một số gia vị cần thiết. Sau khi đã sơ chế củ lùn sạch sẽ với khoảng 6-7 lần nước. Cho củ lùn vào một chiếc nồi và đổ ngập nước. Thêm 1 thìa cafe muối và luộc 30-40 phút cho củ được chín bở. Nếu bạn ưu ngọt có thể thêm xíu đường để củ được ngọt ngào hơn. Còn nếu bạn thích sự mọng nước và ngọt tự nhiên có thể không thêm đường thì củ lùn vẫn vô cùng hấp dẫn. Sau đó, tắt bếp, đổ ráo nước là bạn có thể thưởng thức món ăn này rồi.

Nấu Chè

Ngoài phương pháp chế biến là luộc có thể giữ được sự tươi mát và vị ngọt thanh, thì nấu chè cũng là cách chế biến được nhiều người ưa chuộng để thưởng thức trong mùa hè oi bức.

Bạn cần chuẩn bị: 0.5kg củ lùn, 200g đường phèn, 1-2 ống vani và 100g bột báng.

Bạn cần sơ chế bột bàng và củ lùn đầu tiên, bột báng sau khi được ngâm 30 phút thì sẽ được luộc và ủ đến khi nở hoàn toàn. Củ lùn cắt khúc cho vào nấu cùng bột báng đã nở, thêm chút đường phèn để chè có vị ngọt tự nhiên. Tiếp tục nấu cho đến khi chè sôi bùng thì thêm chút vani, khuấy đều và tắt bếp.

Kết Luận Luộc Củ Lùn Bao Lâu Thì Chín

Củ lùn luộc là món ăn vô cùng hấp dẫn nhất là trong ngày đông giá rét. Vừa đem lại sự ấm cúng lại đem tới cho người thưởng thức mà còn đem tới một vị béo béo, bở bở, thơm thơm - một hương vị dẫn chúng ta về tuổi thơ. Bên cạnh đó, không chỉ mang ý nghĩa của một kí ức, củ lùn còn đóng vai trò là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Đặc biệt là nguồn vitamin K - “áo giáp” cho sức khoẻ tim mạch. Những vấn đề như huyết áp cao, xơ vữa động mạch,.. sẽ giảm nguy cơ đáng kể nếu bạn biết sử dụng hợp lý loại thực phẩm nay.

Những người nội trợ làm nên món ăn này cũng thực sự phải đặt rất nhiều tâm ý vào món ăn. Bởi, họ phải tìm hiểu luộc củ lùn bao lâu thì chín, củ lùn phải luộc ra sao, luộc với gì mới ngon,…Rồi lại cặm cụi lựa chọn từng củ to, tròn, bắc bếp, chế biến,…để tạo ra một đĩa khoai lùn luộc thơm phức căn bếp nhỏ.

Hy vọng, sau bài viết này, câu hỏi: “Củ lùn luộc bao lâu thì chín?” Cách luộc củ lùn thơm ngon? sẽ không còn là vấn đề mỗi khi các bà nội trợ muốn chế biến món ăn này dành cho gia đình và những người thân yêu.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cu-lun-luoc-bao-lau-chin-a56183.html