Biểu đồ cột là gì? Biểu đồ cột là cách trình bày bằng hình ảnh phân phối tần suất trong đó quy mô tuyệt đối và tương đối của mỗi tổ (nhóm) trong tổng thể được biểu thị bằng độ cao của các cột hay hình chữ nhật đại diện cho nó.
Trong bài viết dưới đây Download.vn giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về biểu đồ cột như dấu hiệu nhận biết, các loại biểu đồ thường gặp, cách nhận xét và một số bài tập có đáp án và tự luyện. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập, củng cố kiến thức biết cách vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm: biểu đồ kết hợp, biểu đồ miền, biểu đồ tròn, cách nhận biết các dạng biểu đồ.
Biểu đồ cột là một dạng biểu đồ phổ biến, được dùng để thể hiện quy mô, số lượng, sản lượng, khối lượng của các đối tượng khi đề bài thường yêu cầu thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương qua các đại lượng.
Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ
Bước 2: Vẽ biểu đồ
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
* Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)
Ví dụ: Vẽ biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta theo bảng sau và nhận xét:
(Đơn vị: triệu người)
Năm
1921
1960
1970
1980
1990
2002
Dân số
15,6
30,2
41,9
53,7
66,2
80,0
Nhận xét:
* Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm)… (hai yếu tố trở lên)
* Trường hợp cột là các vùng, các nước,…
* Trường hợp cột là lượng mưa (biểu đồ khí hậu)
- Nhận xét chung về tổng lượng mưa và đánh giá tổng lượng mưa.
Các yếu tố chính trên biểu đồ
Ví dụ 1
Cho bảng số liệu sau:
GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO, GIẢI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm201020132016Ma-lai-xi-a255323297Xin-ga-po236303297(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po, giai đoạn 2010 - 2016?
b) Nhận xét và giải thích sự phát triển của GDP của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po giai đoạn trên?
Trả lời
A) Vẽ biều đồ
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- GDP của các quốc gia đều có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
- GDP của Ma-lai-xi-a tăng thêm 42 tỷ đô la Mỹ nhưng không ổn định (2010 - 2013 tăng, 2013 - 2016 giảm).
- GDP của Xi-ga-po tăng thêm 61 tỷ đô la Mỹ nhưng không ổn định (2010 - 2013 tăng, 2013 - 2016 giảm).
* Giải thích
- GDP của các nước có xu hướng tăng là do sự hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế, các nước Đông Nam Á là khu vực có tiềm năng trở thành khu vực có nền kinh tế năng động, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài,…
- GDP không ổn định chủ yếu do sự biến động của thị trường và ảnh hưởng của sự khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu.
Ví dụ 2
Cho bảng số liệu sau:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: mm)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Lượng mưa
13,8
4,1
10,5
50,4
218,4
311,7
293,7
269,8
327
266,7
116,5
48,3
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa trung bình tháng ở TP. Hồ Chí Minh?
b) Nhận xét biểu đồ đã vẽ và giải thích tại sao ở TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa - khô sâu sắc trong năm?
Hướng dẫn trả lời
a) Vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Nhìn chung, lượng mưa có sự phân hóa không đều theo thời gian.
- Lượng mưa
+ Lượng mưa trung bình năm: 1930,9mm.
+ Lượng mưa lớn nhất vào tháng IX: 327mm.
+ Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng III: 4,1mm.
+ Sự phân mùa: Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI (1803,8mm - 93,4%), mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau (127,1mm - 6,6%). Lượng mưa mùa mưa gấp 14,2 lần lượng mưa mùa mưa.
- Kết luận: Nước ta có nền nhiệt độ cao quanh năm và lượng mưa có sự phân mùa trong năm => Việt Nam nằm trọng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
* Giải thích
- Lượng mưa có sự phân mùa trong năm do biến trình mưa chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ mùa của khí hậu. Hằng năm, nước ta chịu ảnh hưởng của hai luồng gió mùa điển hình là gió mùa mùa đông (khô, lạnh đầu mùa đông; lạnh, ẩm cuối mùa đông) và gió mùa mùa hạ (nóng, ẩm, mưa nhiều).
- TP. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam nên mùa mưa có lượng mưa trong năm rất lớn và kéo dài 7 tháng, trong khi đó vào mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc (khô, nóng) nên mùa khô sâu sắc, không có mùa -> Khí hậu ở TP. Hồ Chí Minh có một mùa mưa - khô sâu sắc.
Ví dụ 3
Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 (Đơn vị: Nghìn m3)
Năm Vùng
Cả nước
Tây Nguyên
Trung du và miền núi Bắc Bộ
2012
5251
620
1590
2013
5908
540
1731
2014
7701
447
2278
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng gỗ khai thác của cả nước và một số vùng ở nước ta, giai đoạn 2012 - 2014.
b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.
Gợi ý đáp án
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Nhìn chung, sản lượng gỗ ở nước ta và một số vùng khá cao. Cả nước (7701 nghìn m3), Trung du và miền núi Bắc Bộ (1731 nghìn m3) và Tây Nguyên (447 nghìn m3).
- Sản lượng gỗ cả nước ngày càng tăng và tăng thêm 2450 nghìn m3.
- Sản lượng gỗ của Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng liên tục và tăng thêm 688 nghìn m3.
- Sản lượng gỗ của Tây Nguyên giảm liên tục và giảm 173 nghìn m3.
- Sản lượng gỗ cả nước có tốc độ tăng nhanh nhất (146,7%), Trung du và miền núi Bắc Bộ (143,3%) và Tây Nguyên chậm nhất (72,1%).
* Giải thích
- Cả nước tăng là do nước ta triển khai, đẩy mạnh công tác trồng rừng nên sản lượng gỗ khai thác từ các rừng sản xuất ngày càng lớn, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang,…) tăng cường trồng thêm nhiều rừng.
- Tây Nguyên có sản lượng gỗ giảm chủ yếu do vùng Tây Nguyên trước đây khai thác gỗ tự nhiên, diện tích rừng trồng nhỏ và rừng tự nhiên giảm nhiều.
Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LỢN CỦA NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ VÙNG, NĂM 2010 VÀ NĂM 2016
(Đơn vị: Nghìn con)
Cả nước/Vùng Năm20102016Cả nước27373,329075,3Đồng bằng sông Hồng7301,07414,4Đồng bằng sông Cửu Long3798,93803,0(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình chăn nuôi lợn ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2010 và năm 2016?
b) Nhận xét và giải thích tại sao chăn nuôi ở vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển hơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Năm2010201320142015Xuất khẩu72 236,7132 032,9150 217,1162 016,7Nhập khẩu84 838,6132 032,6147 849,1165,775,9(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình xuất - nhập khẩu ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2015?
b) Nhận xét và giải thích tại sao các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu ở nước ta ngày càng tăng?
Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: 0C)
Địa điểmNhiệt độ trung bình tháng INhiệt độ trung bình tháng VIINhiệt độ trung bình nămLạng Sơn13,327,021,2Hà Nội16,428,923,5Huế19,729,425,1Đằ Nẵng21,329,125,7Quy Nhơn23,029,726,8TP.Hồ Chí Minh25,827,126,9(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm ở nước ta?
b) Nhận xét và giải thích tại sao nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam?
Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
Năm2010201420152017Diện tích (nghìn ha)129,9132,6133,6129,3Sản lượng (nghìn tấn)834,6981,91012,91040,8(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích và sản lượng chè của nước ta giai đoạn 2010 - 2017?
b) Nhận xét và giải thích tốc độ phát triển của ngành sản xuất chè ở nước ta giai đoạn trên?
Bài tập 5: Cho bảng số liệu sau:
NĂNG SUẤT LÚA CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 (Đơn vị: tạ/ha)
Vùng Năm199520002015Cả nước36,942,457,6Đồng bằng sông Hồng44,455,260,6Đồng bằng sông Cửu Long40,242,359,4(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện năng suất lúa của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm?
b) Nhận xét và giải thích tại sao năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng luôn lớn hơ vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước?
Bài tập 6: Cho bảng số liệu sau:
TỔNG GDP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1985 - 2015 (Đơn vị: Tỷ USD)
Năm198519952000200520102015GDP14,120,733,6457,6116194(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tổng GDP của nước ta, giai đoạn 1985 - 2015?
b) Nhận xét tốc độ trưởng GDP của nước ta giai đoạn trên. Giải thích tại sao nước ta có GDP ngày càng lớn và tăng nhanh?
Bài tập 7: Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 (Đơn vị: Nghìn người)
Năm20112013201520172019Dân số87.860,489.759,597.731,394.286,096.484,0(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số của nước ta, giai đoạn 2011 - 2019?
b) Nhận xét và giải thích tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh?
Bài tập 8: Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2017 (Đơn vị: Triệu người)
Năm19952000201020142017Tổng số dân72,077,686,990,794,3Số dân thành thị14,918,726,530,031,9(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tổng số dân và số dân thành thị của nước ta trong giai đoạn 1995 - 1017?
b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.
Bài tập 9: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2016
(Đơn vị: nghìn ha)
NămTổng diện tíchLúaNgôCây lương thực khác19906 476,96 042,8431,82,320008 399,17 666,3730,22,620108 615,97 489,41 125,70,820168 947,97 790,41 152,45,1(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích gieo trồng cây lương thực phân theo các loại cây trồng nước ta giai đoạn 1990 - 2016?
b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.
Bài tập 10: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2017
Quốc giaIn-đô-nê-xi-aCam-pu-chiaMa-lai-xi-aPhi-lip-pinDiện tích (nghìn km2)1910,9181,0330,8300,0Dân số (triệu người)264,015,931,6105,0(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Tính mật độ dân số của các quốc gia?
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mật độ dân số của một số quốc gia Đông Nam Á. Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cach-tinh-bieu-do-cot-a55581.html