Hướng dẫn 7 cách lắp thêm bộ phát WiFi trên cùng một đường truyền Internet mà không cần tốn thêm chi phí thuê kỹ thuật viên hay phí nâng cấp gói mạng giúp tăng vùng phủ sóng, đảm bảo tốc độ phát sóng và nâng cao trải nghiệm sử dụng.
Quan sát cục phát và tìm ra cách lắp thêm bộ phát WiFi phù hợp
Dưới đây là một số thuật ngữ cần biết trước khi lắp đặt, mời bạn tham khảo.
Thuật ngữ
Định nghĩa
Router WiFi
Router WiFi hay bộ định tuyến không dây là thiết bị giúp bạn chia sẻ mạng Internet tới các thiết bị kết nối khác thông qua các bước sóng điện từ trong một phạm vi nhất định.
Cổng LAN
Cổng LAN (cổng Local Area Network), hay còn được biết đến là cổng Ethernet - là cổng cắm rắc trên các thiết bị như máy tính, modem WiFi nhằm kết nối thiết bị với hệ thống mạng nội bộ.
Cổng WAN
Cổng WAN (Cổng Wide Area Network) là cổng kết nối của Router WiFi với Modem của nhà mạng thông qua dây cáp để truy cập vào Internet của nhà cung cấp
DHCP
DHCP là viết tắt của cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol (Giao thức cấu hình máy chủ động) DHCP có nhiệm vụ phát địa chỉ IP cho các thiết bị truy cập trên cùng một mạng, ngoài ra DHCP cũng cung cấp các thông số cần thiết khác cho thiết bị mạng như DNS, default gate,...
Địa chỉ IP
IP address (Internet Protocol address) hay Địa chỉ giao thức Internet - là một địa chỉ đơn nhất mà các thiết bị điện tử sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên hệ thống mạng.
NAT
NAT hay Network Address Translation là kỹ thuật cho phép chuyển đổi địa chỉ IP này thành một địa chỉ IP khác, tăng tính an toàn trong bảo mật thông tin của hệ thống mạng nội bộ. Vậy nên NAT có nhiệm vụ truyền gói tin từ lớp mạng này sang lớp mạng khác trong cùng một hệ thống.
Switch
Switch hay thiết bị chia mạng, thường được sử dụng trong hệ thống mạng LAN và dùng hệ thống kết nối có dây
Hệ thống Mesh
Là hệ thống gồm các thiết bị phát WiFi - đóng vai trò như các module vệ tinh và một bộ định tuyến, các thiết bị này có chung SSID và mật khẩu, giúp cho kết nối mạng được xuyên suốt, đảm bảo chất lượng đường truyền kết nối
Lựa chọn được bộ phát WiFi phù hợp sẽ giúp người dùng loại bỏ được các phiền phức trong quá trình lắp thêm bộ phát WiFi cũng như xác định được sản phẩm phù hợp nhất.
1 - Khả năng tài chính: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng Router WiFi khác nhau, đa dạng cả về mẫu mã và phân khúc. Bởi vậy, người dùng nên xác định được trước khả năng chi trả đối với một cục phát WiFi, tránh trường hợp tìm lan man, ưng ý về chức năng nhưng không có khả năng chi trả.
2 - Mục đích sử dụng: Tùy vào từng mục đích sử dụng sẽ có những dòng Modem Wi-Fi khác nhau đáp ứng cho nhu cầu của bạn. Bởi vậy, xác định được đúng mục đích sử dụng giúp bạn dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp. Để tránh mua cục phát không như mong muốn, bạn cần sự tư vấn từ nhân viên cửa hàng hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài.
3 - Số lượng thiết bị: Một công ty với 50 - 100 thiết bị sử dụng có thể sẽ cần lắp đặt thêm từ 2 - 3 thiết bị WiFi Mesh hoặc sử dụng hệ thống WiFi băng thông rộng dành riêng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên một số gia đình thực tế chỉ cần một Router WiFi hoặc 1 thiết bị WiFi Mesh là đã đủ kết nối được 10 - 20 thiết bị. Do đó, bạn cần xác định được nhu cầu sử dụng để lựa chọn đúng số lượng bộ phát WiFi để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và chi phí.
4 - Thương hiệu: Bạn nên mua các sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, có đại diện tại Việt Nam cũng như có một chế độ bảo hành, bảo dưỡng tốt. Trong trường hợp sử dụng Router WiFi gặp vấn đề, bạn có thể nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của thương hiệu, việc bảo hành cũng đơn giản, tiết kiệm thời gian công sức hơn.
5 - Phạm vi phủ sóng: Bạn cần chọn thiết bị có phạm vi phủ sóng phù hợp với không gian trong nhà hoặc ngoài trời. Bởi nếu phạm vi phủ sóng của Router quá hẹp sẽ khiến bạn phải mua nhiều thiết bị phát hơn mức cần thiết, còn với phạm vi phủ sóng quá rộng có thể dẫn đến việc hàng xóm dùng ké WiFi, làm giảm chất lượng WiFi của công ty, gia đình bạn.
Để mua được thiết bị phát WiFi hợp lý, bước đầu tiên cần xác định được các tiêu chí lựa chọn
Để lắp thêm bộ phát WiFi bằng cách cắm dây, bạn có thể sử dụng một trong hai chế độ: chế độ Router và chế độ AP:
1 - Chế độ Router: Khi sử dụng chế độ này, bộ phát WiFi sẽ bật tính năng DHCP, cấp địa chỉ IP cho các thiết bị kết nối và bộ phát, đồng nghĩa với việc sẽ có 2 hay nhiều lớp mạng riêng biệt trong hệ thống. Các thiết bị trong một lớp mạng nhất định sẽ chỉ nhìn và kết nối được với thiết bị ở trong lớp mạng đó. Ví dụ máy in và máy tính là hai thiết bị khác lớp mạng sẽ không thể kết nối với nhau.
2 - Chế độ AP (Access Point): Khi sử dụng chế độ này, bộ phát WiFi chỉ phát WiFi và truyền dữ liệu, việc cấp và quản lý địa chỉ IP sẽ do Router chính đảm nhận. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ chỉ có 1 lớp mạng trong hệ thống mạng, tất cả các thiết bị đều có thể nhìn thấy và kết nối với nhau. Ví dụ trong trường hợp này, máy in và máy tính có thể kết nối với nhau để truyền dữ liệu.
Kết nối dạng Access Point
Để sử dụng tính năng này, người dùng cần am hiểu một chút về Tiếng Anh và có trong tay một chiếc smartphone hoặc máy tính. Các bước thực hiện như sau:
Tắt modem
Thực hiện cắm cổng WAN của Router vào cổng LAN của Modem
Cắm dây nguồn của bộ phát vào jack cắm
Cắm dây nguồn vào vị trí Power và nhấn nút nguồn để khởi động
Đợi đèn nguồn chuyển sang màu xanh như hình
Chọn mục kết nối WiFi trên thiết bị và kết nối với Router tương ứng bằng cách nhập mật khẩu và ấn Next
Lưu ý: Mật khẩu mặc định của Router thường được in ở mặt dưới của thiết bị và có ký hiệu Tiếng Anh là Password hoặc PIN.
Nhập địa chỉ mặc định vào thanh công cụ tìm kiếm
Tạo mật khẩu mới theo hướng dẫn
Chọn múi giờ phù hợp và ấn Next
Thông thường hệ thống sẽ tự chọn kiểu kết nối phù hợp, bạn chỉ cần kiểm tra và ấn Next
Đổi tên Router và WiFi khác nhau để tránh kết nối nhầm
Hoàn tất cài đặt thêm bộ phát WiFi bằng chế độ Router
Để hình dung dễ hơn về cách lắp thêm bộ phát WiFi bằng chế độ Router qua video dưới đây.
Đây là phương pháp lắp đặt thêm bộ phát WiFi mới phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này dựa trên nguyên lý biến một Router WiFi trở thành một bộ Switch có khả năng phát WiFi thông qua các kết nối có dây, đồng thời tận dụng các cổng LAN để kết nối với các thiết bị khác. Hiện nay có 2 phương pháp kết nối thông dụng nhất là kết nối giữa các cổng LAN - LAN hoặc WAN - LAN.
Trước khi sử dụng một trong hai chức năng này, bạn cần tìm địa chỉ IP của thiết bị.
1 - Nếu bạn đang sử dụng máy tính Hệ điều hành Windows
Nhấn chọn WiFi bạn đang kết nối
Chọn Details
Lưu lại địa chỉ IP
2 - Nếu bạn đang sử dụng máy tính Mac
Nhấp vào System References -> Network -> Advanced -> TCP/IP và lưu lại địa chỉ IP
Cách lấy địa chỉ IP trên Macbook
Hay kết nối giữa Modem và Router - đây là phương pháp kết nối với những hệ thống mạng có router không hỗ trợ chế độ Access Point. Các bước thực hiện như sau:
Kết nối với WiFi cũ
Đăng nhập vào hệ thống
Thay đổi IP cho Router cũ
Đăng nhập vào địa chỉ IP mới
Vô hiệu hóa DHCP
Kết nối hai cổng LAN bằng dây cáp
Việc kết nối cổng WAN - LAN sẽ phù hợp khi hệ thống mạng nội bộ có Router hỗ trợ chế độ Access Point ví dụ Archer C2300, Archer C3150, Archer C5400,... Các bước thực hiện như sau:
Đăng nhập vào thiết bị phát WiFi
Chọn Access Point và lưu lại
Reboot Wifi
Kết nối cổng WAN của Access Point với cổng LAN của Router
Việc lắp thêm bộ phát WiFi thông qua hệ thống dây cáp Ethernet có thể yêu cầu nhiều công đoạn hơn, tốn thời gian hơn do phải tính toán đi dây cáp, mất công sức lắp đặt. Trái lại, việc lắp thêm bộ phát WiFi không cần cắm dây sẽ giúp khắc phục với những khuyết điểm trên của hệ thống WiFi cắm dây.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với các thiết bị phát WiFi hiện đại, cho phép kết nối mà không cần dây, các thiết bị này thường có chi phí mua mới cao hơn so với thông thường.
1 - Sử dụng tính năng WDS
Mô hình tính năng WDS trong hệ thống LAN
2 - Sử dụng tính năng Repeater
Sử dụng tính năng Repeater trong không gian gia đình
3 - Sử dụng tính năng WISP
Sử dụng tính năng WISP trên WiFi Router
4 - Sử dụng chế độ điểm truy cập - máy khách
Với chế độ điểm truy cập:
Chế độ điểm truy cập - máy khách cho phép thêm thiết bị phát WiFi không cần dây
Với chế độ máy khách:
Với lần đầu sử dụng Router WiFi thứ 2 hoặc Router này đã có cấu hình IP mặc định, bạn cần tiến hành thay đổi địa chỉ IP mới để tránh xung đột mạng.
5 - Sử dụng chế độ Bridge
Cấu hình Bridge giúp các Modem WiFi giao tiếp với nhau trong hệ thống mạng cục bộ
Trên đây là 5 phương pháp cơ bản để lắp đặt thêm bộ phát WiFi thông qua hệ thống mạng không dây. Để biết hướng dẫn chi tiết cách kết nối, mời bạn tham khảo bài viết 5 cách kết nối 2 modem WiFi không cần dây chuẩn nhất của TP-Link.
Ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống Mesh chính là khả năng cho phép các thiết bị kết nối tự động và liền mạch, hầu như không có sự cố mất sóng trong quá trình sử dụng. Mesh càng có nhiều điểm kết nối, vùng phủ sóng WiFi càng lớn.
Hệ thống Mesh cũng dễ cài đặt và sử dụng bởi người dùng dễ dàng cài đặt lên cấu trúc WiFi mà không cần sự điều chỉnh, xử lý nào của quản trị viên mạng. Đặc biệt Mesh cực kỳ phù hợp với các không gian rộng lớn, có yêu cầu về tốc độ kết nối mạng và tính thẩm mỹ cao.
Hướng dẫn cài đặt:
Bạn có thể cài đặt ứng dụng trên App Store hoặc Google Play
Chọn loại thiết bị bạn cần kết nối trong ứng dụng
Đợi cho đến khi bộ phát WiFi được nhận diện và đèn LED chuyển sang màu xanh
Đèn LED của thiết bị sáng trắng thể hiện cài đặt đã hoàn tất
Mesh WiFi là cách lắp thêm bộ phát WiFi tối ưu cho những không gian rộng
Trên đây là 7 cách lắp thêm bộ phát WiFi giúp sóng khỏe bất kể ngày đêm. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn lựa chọn được một bộ phát WiFi phù hợp cũng như cách lắp thêm Router WiFi mới hợp lý với không gian sử dụng mạng bạn đang muốn cải tạo. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại góp ý dưới phần bình luận của bài viết này để TP-Link hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé!
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cach-cai-dat-mang-wifi-a54385.html