Trang phục truyền thống Thái Lan không chỉ đơn giản là quần áo mà còn là những trang phục mang đậm nét văn hoá Thái Lan. Với nhiều kiểu dáng đa dạng, hoạ tiết độc đáo, hoa văn nổi bật, những bộ trang phục này chắc chắn sẽ đem đến cho khách du lịch Thái Lan những trải nghiệm khó quên.
Trang phục Thái Lan mang đậm dấu ấn văn hoá quý báu của xứ sở chùa vàng. Mỗi bộ trang phục không đơn thuần là quần áo mà còn là kiệt tác nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử, gắn với sự phát triển qua từng thời kỳ của Thái Lan.
Ban đầu, trang phục truyền thống Thái Lan chịu ảnh hưởng từ văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc. Họ tạo ra những bộ trang phục với hoạ tiết đơn giản, thoải mái với mục đích dùng làm trang phục hàng ngày. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoàng gia Thái Lan, trang phục truyền thống dần trở thành một cách để phân biệt tầng lớp quý tộc và dân thường. Trang phục của quý tộc sẽ được dệt từ những loại vải cao cấp như lụa, nhung, gấm, với nhiều hoạ tiết cầu kì, tỉ mỉ được thêu, đính đá.
Ngày nay, trang phục truyền thống Thái Lan vẫn giữ được vẻ đẹp riêng, nhưng đã được đơn giản hoá, để phù hợp hơn trong cuộc sống thường ngày. Dù trải qua nhiều thay đổi nhưng trang phục truyền thống mãi là biểu tượng của Thái Lan, là niềm tự hào sâu sắc của người dân nơi đây.
Mặc quốc phục là một trong những cách để bảo tồn di sản văn hoá quý báu của đất nước. Bên cạnh đó, người Thái mặc quốc phục để gắn kết hơn với dân tôc, đất nước của mình.
Quốc phục thường được người dân diện trong những lễ hội Thái Lan, những sự kiện quan trọng để tạo nên không khí trang trọng và truyền thống.
Trang phục truyền thống Thái Lan không chỉ đơn giản là quần áo mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế thời trạng, họ dựa vào đó để tạo ra những bộ trang phục mang đậm nét đẹp cổ điển kết hợp với hiện đại, tạo ra những xu hướng thời trang mới.
Xem thêm: Đi Thái Lan có cần hộ chiếu không? Chuẩn bị gì khi đến Thái Lan
Là một trong những bộ trang phục được yêu thích nhất của phụ nữ Thái Lan. Thai Chakkri thường được may bằng chất liệu lụa cao cấp, mang lại cảm giác sang trọng, quý phái và thanh lịch cho người mặc.
Áo thường được thiết kế ngắn, ôm sát cơ thể nhằm tôn lên vẻ đẹp quyến rũ của người phụ nữ. Váy dài quấn quanh eo, tôn lên những đường cong mềm mại. Khăn sabai là một phần không thể thiếu của bộ trang phục này. Khăn được quấn quanh vai, khiến cho người phụ nữ thêm duyên dáng, nữ tính hơn. Phụ nữ Thái khi mặc Thai Chakkri thường kết hợp những phụ kiện như vòng tay, vòng cổ, hoa tay.
Thai Chakkri được mặc trong những lễ hội truyền thống quan trọng của Thái Lan như Tết Nguyên đán Thái Lan, lễ hội té nước Thái Lan,… Ngày nay, Thai Chakkri đã có nhiều biến thể khác nhau, từ truyền thống cho đến hiện đại, đáp ứng thẩm mĩ của nhiều người.
So với Thai Chakkri, Thai Boromphiman sẽ có thiết kế tối giản hơn nhưng không kém phần sang trọng. Phần áo của Thai Boromphiman sẽ được may dài tay, cổ tròn hoặc cổ chữ V, thiết kế này tạo cảm giác kín đáo và lịch sự. Váy cũng được may dài đến mắt cá chân, tôn lên đường cong quyến rũ của người phụ nữ. Tương tự như Thai Chakkri, Thai Boromphiman được may từ lụa cao cấp. Tuy nhiên, những hoạ tiết trên trang phục này sẽ có phần đơn giản hơn, phụ kiện đi cùng sẽ đơn giản, tinh tế hơn. Thai Boromphiman thường được mặc trong những buổi tiệc đơn giản.
Được biết đến như một sự kết hợp hoàn hảo giữa Thai Boromphiman và Thai Chakkri, do đó Thai Siwalai cũng mang vẻ đẹp sang trọng, quý phải và thanh lịch của hai bộ trang phục trên.
Phần áo sẽ được may dài tay, kết hợp cùng với khăn Sabai. Váy dài đến chân, kiểu dáng xếp ly để tạo độ phồng. Hoạ tiết trên Thai Siwalai vô cùng đa dạng, tuỳ vào sở thích của người mặc. Từ những hoa văn truyền thống cho đến các hoạ tiết hiện đại. Thai Siwalai thường được mặc trong những buổi tiệc hoàng gia, những sự kiện trang trọng, là biểu tượng cho sự quý tộc.
Trang phục này không gò bó người mặc bởi các quy tắc như những bộ trang phục truyền thống khác. Là biến thể thể hiện sự đa dạng của thời trang Thái Lan.
Phần áo với nhiều kiểu dáng đa dạng, từ áo cổ tròn, áo cổ V đến áo trễ vai mang đến nhiều sự lựa chọn cho người mặc. Thay vì váy, trang phục này sẽ đi kèm với quần, quần ống rộng, quần ống đứng, quần short,… Cả áo và quần sẽ được làm từ trang phục thoải mái, thoáng mát để phù hợp với những hoạt động thường ngày, đi chơi, du lịch, tham gia các hoạt động ngoài trời,… Phụ kiện đi kèm thường là túi xách cói, mũi cói, giày thể thao để thể hiện sự trẻ trung của Thai Ruean Ton.
Là một dải vải dài quấn quanh eo, dài tới đầu gối. Có rất nhiều cách quấn Pha nung khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp, tạo thành nhiều phong cách khác nhau. Mỗi phong cách mang một vẻ đẹp đặc trưng. Cách quấn Pha nung cũng phản ánh địa vị xã hội của người mặc.
Pha nung chong kraben: Là cách quấn pha nung phổ biến nhất ở Thái Lan. Vải sẽ được quấn luồn qua giữa hai chân, giúp người mặc di chuyển và hoạt động thoải mái. Phần vải thừa sẽ được kéo ra phía sau và cố định bằng các nút thắt hoặc những phụ kiện đi kèm. Pha nung thường được mặc trong nhiều hoạt động khác nhau, từ cuộc sống thường ngày đến những sự kiện trang trọng.
Pha nung sinh: Thường được sử dụng để quấn cho những em bé sơ sinh ở Thái Lan. Cách quấn này không chỉ giúp bé giữ ấm cơ thể mà còn tạo cảm giác em bé như được ôm ở trong lòng mẹ, tránh tình trạng giật mình khi đang ngủ. Vải được dùng sẽ là những loại vải mềm mại, phù hợp với các em bé để chúng cảm thấy thoải mái.
Xem thêm: Top 10 đặc sản Thái Lan độc đáo 4 miền Xứ Chùa Vàng
Là trang phục truyền thống của nam giới Thái Lan, tôn lên nét thanh lịch và sang trọng của một quý ông. Raj pattern với áo khoác kiểu Nehru, thường có màu trắng, được thiết kế đơn giản gồm 5 nút cài ở phía trước. Khi mặc Raj pattern, người đàn ông thường sẽ quấn Chong Kraben một cách gọn gàng lên đầu, đây là điểm nhấn của bộ trang phục. Mặc cùng với Raj pattern sẽ là tất dài đến chân và giày vải mềm. Chi tiết mang đến vẻ lịch lãm và tinh tế cho bộ trang phục.
Raj pattern thường được mặc trong nhiều dịp lễ quan trọng, thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh.
Là loại áo sơ mi truyền thống của nam giới. Áo với cổ cao, tay dài, được cài nút phía trước, thường là 5 nút. Chiếc áo này mang đến cho người mặc cảm giác gọn gàng và thoải mái. Phối cùng với áo sẽ là một chiếc thắt lưng để giữ cho áo gọn gàng và tạo điểm nhấn đặc biệt. Khi mặc Suea Phraratchathan, người đàn ông có thể lựa chọn nhiều kiểu quần khác nhau như quần âu, quần tây hoặc quần lụa để phối cùng.
Là một mảnh vải hình chữ nhật, có nhiều công dụng đa dạng, là trang phục truyền thống không thể thiếu của nam giới Thái Lan. Pakama có thể thay thế quần áo, được quấn quanh eo, đặc biệt khi người đàn ông làm việc nặng nhọc hoặc ở sau khi tắm. Pakama cũng có thể được dùng làm khăn trùm đầu để chống nắng hoặc được sử dụng để mang vác đồ đạc. Pakama không chỉ đơn thuần là một mảnh vải mà còn là trang phục truyền thống mang ý nghĩa văn hoá sâu sắc.
Xem thêm: Chi phí du lịch Thái Lan
Sense of Thai: Thai Costume Rental
Địa chỉ: 11/1 Maharaj - Tha Tien, Khwaeng Phra Borom Maha Ratchawang, Phra Nakhon, Bangkok, Thái Lan
Giờ hoạt động: 09:30-18:00
Hotline: +66 94 321 5225
Giá: Từ 600 baht/1 bộ - 800 baht/1 bộ (khoảng 638.000 VNĐ/1 bộ - 585.000 VNĐ/1 bộ)
Baan Orjao
Địa chỉ: 11 Pra Pok Klao Rd Soi 1, Tambon Phra Sing, Mueang Chiang Mai District, Chiang Mai, Thái Lan
Giờ hoạt động: 09:00-20:30
Hotline: +66 63 492 9369
Giá: Khoảng 700 baht/1 bộ (khoảng 511.000 VNĐ/1 bộ)
One More Thai : Thai Costume Rental
Địa chỉ: 1025, 14 Phloen Chit Rd, Lumphini, Pathum Wan, Bangkok, Thái Lan
Giờ hoạt động: 10:00 - 19:00
Hotline: 1025, 14 Phloen Chit Rd, Lumphini, Pathum Wan, Bangkok 10330, Thái Lan
Giá: Khoảng 750 baht/1 bộ (khoảng 550.000 VNĐ/1 bộ)
Mỗi bộ trang phục truyền thống Thái Lan đều mang trong mình những nét đẹp riêng biệt. Bạn đã sẵn sàng cùng SaigonTimes Travel đến với xứ sở Chùa Vàng để khám phá thế giới thời trang đầy màu sắc này chưa? Liên hệ ngay để nhận được tư vấn một cách tốt nhất!
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/trang-phuc-truyen-thong-cua-thai-lan-a54362.html