Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Ngữ Văn 12

1. Sự trong sáng của tiếng Việt

1.1. Nói hoặc viết phải đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt

Tiếng Việt là một ngôn ngữ có một hệ thống những chuẩn mực và các quy tắc chung để hình thành nên nền tảng vững chắc trong giao tiếp (nói và viết) về một số mặt như: phát âm, chữ viết, cách dùng từ, đặt câu, cấu tạo nên lời nói, bài viết; có khả năng diễn đạt một cách khái quát và đầy đủ, tinh tế trong đời sống tư tưởng, tình cảm đầy phong phú và đẹp đẽ của dân tộc nước ta từ hàng ngàn năm xưa…

Diễn đạt: đầy đủ nội dung ngoài ra cần phải đầy đủ ý, không nên diễn đạt thiếu quá nhiều ý hoặc trình bày sai quy tắc được đề ra thì lại dẫn đến kết quả là sai chuẩn mực và mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng việt.

Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt thì chúng ta phải: diễn đạt được đầy đủ, chính xác và phù hợp với chuẩn mực và quy tắc trong tiếng việt. Chuẩn mực sẽ không phủ nhận đi những sự chuyển đổi một cách linh hoạt và sáng tạo và không phủ nhận cái mới.

Ví dụ: Ban ngày cũng như ban đêm, khi tiếng ếch tiếng nhái kêu là lúc cảm thấy ồn ào và khó chịu

Câu ở trên là một lỗi sai ngữ pháp, trong câu không hề có chứa cụm Chủ - Vị mà chỉ tồn tại bổ ngữ chỉ thời gian và bổ ngữ chỉ nguyên nhân

Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

1.2. Tiếng Việt không cho phép lai tạp một cách tùy tiện những yếu tố của những ngôn ngữ khác

Để có thể làm cho tiếng Việt giữ được tính trong sáng, giàu có và phát triển thì dân tộc chúng ta cần phải biết tiếp thu những tinh hoa từ những ngôn ngữ khác, tuy nhiên cũng phải tránh sự lạm dụng, pha tạp khi không thực sự cần thiết dùng tới.

Ví dụ: Cô ca sĩ này ở Việt Nam có nhiều fan hâm mộ quá nhỉ?

Fan ở được hiểu là người hâm mộ, cách người viết sử dụng từ “fan” trong câu nói này dẫn tới việc thừa nghĩa có ở trong câu, đây là sự lạm dụng tiếng nước ngoài nhưng lại không thật sự cần thiết.

1.3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa và lịch sự của lời nói

Nói năng lịch sự có văn hóa cũng chính là biểu hiện của sự trong sáng của tiếng Việt.

Ngược lại, khi chúng ta ăn nói một cách thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá từ đó có thể sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có về sự trong sáng của tiếng Việt

Khi bắt đầu giao tiếp giữa con người với nhau thì chúng ta cần phải thể hiện được một thái độ tôn trọng với đối phương thông qua cách xưng hô với đối phương cũng như lời nói của bản thân mình. Với mỗi một mối quan hệ khác nhau sẽ có cách xưng hô khác nhau làm thế nào để cho vẫn phân biệt được vai vế một cách rõ ràng, chính xác đồng thời vẫn thấy được sự tôn trọng, lịch sự lẫn nhau

Ví dụ: Khi nói chuyện với người lớn thì nên lễ phép, thưa gửi một cách đàng hoàng, không được ăn nói thô lỗ thiếu chủ ngữ vị ngữ với người trên.

2. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Để có thể giữ gìn được tính trong sáng của tiếng Việt dân tộc mình, mỗi người trong chúng ta khi bắt đầu nói hoặc viết về vấn đề gì hãy nên để ý và chú ý thực hiện những yêu cầu sau đây:

Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

3. Luyện tập

3.1. Câu 1 (Trang 33 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của tác giả Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra những nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách của những nhân vật trong Truyện Kiều.

[…] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét. Nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút Nguyễn Du tới cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh, cái kẻ “chải chuốt”, “dịu dàng” của Sở Khanh, cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà, Bạc Hạnh.

(Theo Hoài Thanh toàn tập, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội,1999)

Trả lời:

Phân tích sự chuẩn xác trong khả năng sử dụng từ ngữ của tác giả Hoài Thanh và Nguyễn Du khi đưa ra những nét đặc trưng về mặt diện mạo và mặt tính cách của các nhân vật trong truyện Kiều.

Nhân vật Kim Trọng:

- Từ ngữ sử dụng để miêu tả: hết mực chung tình

- Đặc điểm phản ánh tính cách của nhân vật: Là nhân vật được phác họa lên là một người chung tình đối với nhân vật Thúy Kiều (Đau đớn rất nhiều khi biết được tin Thúy Kiều bán mình để chuộc lại cha, dù rằng đã nên duyên cùng với người em Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn một lòng một dạ luôn nhớ về Kiều, trân trọng những kỷ niệm xưa cũ…)

Nhân vật Thúy Vân:

- Từ ngữ sử dụng để miêu tả: là một cô em gái rất ngoan

- Đặc điểm phản ánh tính cách của nhân vật: hiền lành, ngoan ngoãn, (Thúy Vân chấp nhận thay chị để trả mối nhân duyên với Kim Trọng)

Nhân vật Hoạn Thư:

- Từ ngữ sử dụng để miêu tả: dù biết điều nhưng mà rất cay nghiệt

- Đặc điểm phản ánh tính cách của nhân vật: độc ác, cay nghiệt (hiện lên với hình ảnh một người ghen tuông và có những hành động trừng phạt Thúy Kiều một cách rất là thô bạo, cay nghiệt. Là người biện giải khá là thông minh và bản lĩnh trong cuộc báo ân báo oán)

Nhân vật Thúc Sinh:

- Từ ngữ sử dụng để miêu tả: sợ vợ

- Đặc điểm phản ánh tính cách của nhân vật:: khi Thúc Sinh nhìn thấy Thúy Kiều bị hành hạ như vậy nhưng lại không hành động gì hết mà chỉ biết đứng nhìn.

Nhân vật Từ Hải:

- Từ ngữ sử dụng để miêu tả: bỗng chợt hiện ra, bỗng chợt biến đi như một vì sao lạ.

- Đặc điểm phản ánh tính cách của nhân vật: tuy thời gian nhân vật xuất hiện không nhiều nhưng lại hiện lên như cứu tinh của Thúy Kiều và chính nhân vật này đã có công lớn giúp cho Thúy Kiều báo ân báo oán, lấy lại hạnh phúc cho Kiều.

Nhân vật Tú Bà:

- Từ ngữ sử dụng để miêu tả: Màu da “nhờn nhợt”

- Đặc điểm phản ánh tính cách của nhân vật: Cho thấy nhân vật này có thể xác nhơ nhớp do sống lâu và tồn tại bằng nghề bán phấn buôn hương.

Nhân vật Mã Giám Sinh:

- Từ ngữ sử dụng để miêu tả: Bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi”

- Đặc điểm phản ánh tính cách của nhân vật: Cho thấy đây là nhân vật có bộ dạng của một kẻ lừa đảo

Nhân vật Sở Khanh:

- Từ ngữ sử dụng để miêu tả: “chải chuốt”, “dịu dàng”,”bóng bảy”

- Đặc điểm phản ánh tính cách của nhân vật: Cho thấy đây là nhân vật trong trạng thái luôn luôn trau chuốt, giả tạo để đi lừa gạt những cô gái trẻ.

Nhân vật Bạc Bà, Bạc Hạnh:

- Từ ngữ sử dụng để miêu tả: cái miệng thề “xoen xoét”

- Đặc điểm phản ánh tính cách của nhân vật: Cho thấy đây là một kẻ chuyên đi dối trá, lọc lừa.

⇒ Những câu từ đã được đại thi hào Nguyễn Du và tác giả Hoài Thanh đề cập tới để miêu tả các nhân vật một cách rất chuẩn xác đã miêu tả rất đúng được diện mạo hoặc lột tả được phần nào tính cách nhân vật cho người đọc tưởng tượng. Tác giả đã sử dụng một cách chuẩn xác tiếng việt vào việc mô tả nên tính cách của mỗi người.

3.2. Câu 2 (Trang 34 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Đoạn văn dưới đây của tác giả Chế Lan Viên đã bị lược bỏ một số dấu câu. Hãy đặt lại các dấu câu cần thiết vào những vị trí thích hợp để có thể đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn.

"Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại."

Trả lời:

Cách 1: “Tôi có lấy một số ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa chảy, vừa phải đón nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng tương tự vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc vốn có của dân tộc, nhưng nó lại không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại.”

Cách 2: “Tôi có lấy một số những ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa phải chảy vừa phải tiếp nhận (trên dọc đường đi của mình) những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng được hiểu tương tự như vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc vốn có của dân tộc nhưng nó lại không được phép gạt bỏ và từ chối những gì mà thời đại đem lại.”

3.3. Câu 3 (Trang 34 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Hãy đưa ra nhận xét về việc sử dụng những từ nước ngoài trong các trường hợp sau. Hãy thay những từ ngữ mà anh (chị) cho rằng đã lạm dụng bằng những từ ngữ tiếng Việt tương xứng.

"Chỉ vài ngày sau khi Microsoft vá lỗi nghiêm trọng trong phần mềm xử lý file đồ hoạ, một hacker xưng là “cocoruder” đã công bố chi tiết về hai vấn đề tương tự trong hệ điều hành."

Trả lời:

Đăng ký ngay để được thầy cô tổng hợp kiến thức trọn bộ kiến thức Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp THPT

3.4. Câu 1 (Trang 44 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Chọn câu văn trong sáng trong những câu sau và phân tích sự trong sáng đó:

a) Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

b) Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

c) Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.

d) Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn

Trả lời:

Dưới đây, VUIHOC sẽ đưa ra cho các bạn một số cách trả lời cho đề bài này để có thể soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt một cách tối ưu nhất!

Cách trả lời 1:

Trong 4 câu a, b, c, d:

- Câu a không có tính trong sáng do chứa từ đòi hỏi không cần thiết, mang nhiều phong cách khẩu ngữ, vì vậy câu này thiếu sự trong sáng.

- Câu b,c,d là những câu văn trong sáng vì những câu này đã chuẩn về mặt ngữ pháp, đồng thời cũng không có từ ngữ dư thừa hay sai phong cách.

Cách trả lời 2:

- Ở câu a, câu này không giữ được sự trong sáng của tiếng Việt đã sử dụng thừa từ “đòi hỏi”, khiến cho câu không có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

- Các câu b,c, d đều đã đảm bảo được tính trong sáng của tiếng Việt: đã đầy đủ các thành phần của câu, diễn đạt trong đã câu rõ ràng, trong sáng.

Cách trả lời 3

- Câu a từ “đòi hỏi” là không cần thiết, nếu bỏ đi từ này thì câu văn có thể diễn đạt được sự trong sáng.

- Các câu b, c, d là những câu văn trong sáng do đã thể hiện đầy đủ và rõ ràng các thành phần ngữ pháp và quan hệ trong câu.

3.5. Câu 2 (Trang 45 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Hãy đọc lời quảng cáo sau đây và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng việt có ý nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt.

"Bạn chờ đợi gì trong ngày lễ Tình nhân - một ngày hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau và luôn mong muốn mang đến cho nhau những gì ngọt ngào nhất?

Ca sĩ V tiết lộ: Tôi là con người dễ thương và lãng mạn, hiện tại tôi cũng yêu như thế”. Vậy lãng mạn trong ngày Valentine của chàng hoàng tử này sẽ như thế nào?

Còn ca sĩ T vẫn luôn mơ về một chàng “bạch mã hoàng tử”, vậy nàng mong chờ chàng hoàng tử của mình sẽ ra sao trong ngày Tình yêu?"

Trả lời:

Trong phần văn dùng để quảng cáo đã sử dụng tới 3 hình thức để biểu hiện ra cùng một nội dung là: ngày lễ tình nhân, ngày Valentine, ngày tình yêu.

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn chi tiết cách soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt - Ngữ văn 12. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>>> Xem thêm:

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/soan-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-a54208.html