Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả các khái niệm xoay quanh thuật ngữ người sáng tạo nội dung số (Digital Content Creator) như: người sáng tạo nội dung số là gì? Nhà sáng tạo nội dung là ai? Sáng tạo nội dung là gì? Những công việc thường làm của một người làm sáng tạo nội dung nói chung? và hơn thế nữa.
Người sáng tạo nội dung số (Digital Content Creator) là những người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung cho thương hiệu (hoặc làm tự do). Là một phần của bức tranh nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) với hơn 165 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu, người làm sáng tạo nội dung nên là một vị trí chiến lược trong các bộ phận Marketing của doanh nghiệp.
Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Người sáng tạo nội dung số trong tiếng Anh có nghĩa là Digital Content Creator. Người hay nhà sáng tạo nội dung số là một phần của khái niệm rộng hơn đó là Nhà (Người) sáng tạo nội dung.
Nhà sáng tạo nội dung hay những người sáng tạo nội dung là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua hàng, người ra quyết định, người ảnh hưởng hoặc đơn giản là cho người xem nội dung).
Những gì mà nhà sáng tạo nội dung tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks.
Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các nhà sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.
Theo khảo sát của ContentMarketing Institute, 91% các chuyên gia marketing trong các doanh nghiệp B2B sử dụng Content Marketing (tiếp thị nội dung) như một phần của chiến lược Marketing tổng thể của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả nội dung họ tạo ra đều là những nội dung hấp dẫn và có giá trị.
Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp có thể có được một nhà sáng tạo nội dung giỏi hay bằng cách nào bạn có thể trở thành một trong số họ.
Sáng tạo và Nội dung là 2 từ khoá làm nên khái niệm Nhà sáng tạo nội dung, do đó để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, bạn đọc có thể tìm đọc chi tiết về sáng tạo và nội dung từ website của MarketingTrips.
Người sáng tạo nội dung số hay còn được gọi là Nhà sáng tạo nội dung trên mạng, trong tiếng Anh được gọi là Digital Creator hoặc Digital Content Creator.
Người sáng tạo nội dung số được định nghĩa là những người sáng tạo trên các nền tảng hay môi trường số (kỹ thuật số). Bạn có thể hình dung những người làm sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay YouTube chính là những người sáng tạo nội dung số.
Về bản chất, phần lớn các nhà sáng tạo nội dung hiện nay đều là những người sáng tạo nội dung số (Digital/Online Content Creator).
Người sáng tạo nội dung số cũng còn có một tên gọi khác đó là Người sáng tạo nội dung trên mạng.
Nội dung sáng tạo là những nội dung được xuất phát từ việc nhà sáng tạo muốn bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm hoặc ý tưởng riêng và mới. Những nội dung sáng tạo thường mang tính sáng tạo và giải trí khá cao.
Nó có thể là bất cứ thứ gì mang tính học thuật, chuyên môn, báo chí hay kỹ thuật, nhưng tất cả đều mang lại cho người đọc những cảm giác giải trí và mới mẻ.
Chính lối viết tự do, phòng khoáng, cuốn hút người đọc làm cho người viết có thể tự do thể hiện cảm xúc hoặc vẽ nên những bức tranh đẹp đẽ trong tâm trí người đọc thông qua các ngôn từ sáng tạo.
Những nội dung sáng tạo được sử dụng trên các blog, tạp chí, báo ngành, website thương hiệu, tiểu thuyết, sổ tay hoặc nguồn cấp tin tức.
Việc sáng tạo nội dung mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp nói chung, nó giúp thiết lập doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và chia sẻ kiến thức liên quan đến thương hiệu. Nó thu hút sự chú ý của người đọc, tăng mức độ tin cậy và để lại nhiều ký ức trong tâm trí của người tiêu dùng.
Sáng tạo trong tiếng Anh có nghĩa là Creative.
Sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau xoay quanh thuật ngữ sáng tạo khi bạn tìm hiểu chúng thực sự có ý nghĩa là gì, nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc tìm tòi, phát minh ra một phương pháp, sáng chế ra một cái mới.
Content là khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người.
Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.
Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.
Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.
Nếu bạn đang muốn gia nhập ngành tiếp thị nội dung nói chung tuy nhiên bạn chưa biết bạn nên trang bị những kỹ năng gì hay làm sao để sáng tạo nội dung, dưới đây là những kỹ năng chính mà một nhà sáng tạo nội dung nên có.
Để có thể trở thành một nhà sáng tạo nội dung giỏi, sản xuất ra những nội dung có thể gây được sự chú ý của đối tượng mục tiêu, bạn cần phải biết những gì đang diễn ra trong ngành nghề kinh doanh của mình.
Bạn không chỉ cần đọc và xem nhiều mà còn phải tích cực “săn lùng” những thứ liên quan đến xu hướng và bối cảnh kinh doanh của ngành.
Bạn có thể hiểu rằng suy nghĩ hay góc nhìn của đối tượng mục tiêu thường bị chi phối bởi các bối cảnh hiện thời trong ngành, có thể là từ đối thủ hoặc từ ngành nói chung.
Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là những người thích uống Trà sữa chẳng hạn, thì xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất ra Trà trong ngành có thể ảnh hướng rất lớn đến nhu cầu và sự lựa chọn từ họ.
Theo nhiều doanh nhân khác nhau, và có cả Jeff Bezos, việc viết lách thường xuyên không chỉ giúp người viết ngày càng viết tốt hơn mà còn có thể cải thiện tư duy và tính nhạy bén của họ trong việc.
Là một người chuyên về sản xuất nội dung, các nhà sáng tạo nội dung phải viết nhiều hơn mức bình thường, viết nhiều để cải thiện việc sai chính tả (typo), viết nhiều để bạn có thể biết cách sắp xếp ý một cách rõ ràng và viết nhiều cũng có thể giúp bản thân khám phá ra những gì mà mình chưa từng nhận ra trước đó.
Có một sự thật có thể bạn chưa biết đó là giữa một người viết ít và một người viết nhiều hay luyện tập hằng ngày, quan điểm của họ về “cái hay” trong bài viết rất khác nhau.
Trong khi đối với những người viết ít, vì họ có ít trải nghiệm hơn (về cả thành công lẫn thất bại), họ có xu hướng dễ dàng chấp nhận hay đánh giá “cái hay” hơn, ngược lại đối với những người viết nhiều, đôi khi chỉ cần một điểm sai rất nhỏ họ cũng nhanh chóng nhận ra và họ sẽ muốn sửa cho bằng được.
Về bản chất, mục tiêu cuối cùng của các nhà sáng tạo nội dung là gì, đó chính là phải làm hài lòng đối tượng mục tiêu (Target Audience) của họ - và việc hiểu được nhu cầu này thực sự là một rào cản lớn.
Nếu bạn nghiên cứu đối tượng của mình đủ sâu, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội sáng tạo hơn, những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được dưới những “ánh mắt mơ hồ” hay góc nhìn chủ quan của bản thân.
Một trong nhưng điểm then chốt quyết định mức độ thành công của các nhà sáng tạo đó là thấu hiểu khách hàng của họ. Hiểu vấn đề của khách hàng là gì, bạn có thể làm gì để giải quyết các vấn đề đó.
Một số đặc điểm cơ bản bạn cần hiểu khách hàng như:
Hiểu về Insight của khách hàng cũng là một con đường khác đóng góp cho sự thành công của các nhà sáng tạo nội dung.
Bạn thử hình dung xem, trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, nội dung được cung cấp từ vô số các doanh nghiệp hay thương hiệu khác nhau, bằng cách nào khách hàng có thể chú ý, tương tác và từ đó nhớ đến bạn.
Có rất nhiều cách để bạn có thể xây dựng sự khác biệt thông qua những cá tính hay giọng điệu riêng biệt: phát triển một kênh nội dung mới, đa dạng hoá nội dung trên các kênh, chỉ tập trung làm tốt ở một kênh nhất định, định vị bản thân như là một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành, sử dụng phong cách viết khác biệ…và nhiều cách khác.
Các nhà sáng tạo nội dung cần hiểu rằng, những gì họ có thể mang đến cho khách hàng thông qua nội dung của họ, thứ mà không ai khác có thể làm được thì đó chính là giọng điệu cá nhân hay sự khác biệt.
Trên thực tế, bất kỳ ai trên internet đều có thể lấy nội dung của người khác và đăng lại, họ có thể sử dụng nguyên nội dung gốc hoặc cũng có thể thêm bớt một vài quan điểm cá nhân của họ vào để nội dung mang tính cá nhân cao hơn.
Những nhà sáng tạo nội dung thành công biết rằng chỉ mình họ là không đủ để có thể bao phủ hết tất cả những nội dung hay tin tức của ngành, họ không chỉ cần khách hàng tương tác với nội dung của họ mà họ cũng cần chia sẻ và tương tác với nội dung của người khác.
Ông Guy Kawasaki, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, từng nói: “Các nhà sáng tạo nội dung cần định vị mình là một chuyên gia và những gì họ cần làm là tương tác tích cực với cộng đồng của họ.”
Sáng tạo hay chia sẻ nội dung là chưa đủ. Việc tương tác với những nội dung mà bạn đã chia sẻ giờ đây sẽ khiến cho nội dung đó trở nên độc đáo và khác biệt hơn.
Vào năm 2018, 61% chuyên gia về marketing nói rằng việc tạo ra lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng là thách thức hàng đầu đối với họ.
Để nội dung của bạn được khám phá, trước tiên bạn cần tập trung vào một chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và tối ưu hóa nội dung của bạn với KPIs đó.
Một số KPIs có thể là:
Những nhà sáng tạo nội dung giỏi biết rằng thành công của họ không chỉ nhờ vào niềm đam mê hay năng lực của bản thân mà còn nhờ vào những người đã dạy họ, những người đã truyền cảm hứng cho họ và chia sẻ với họ.
Bạn nên có kế hoạch gặp gỡ và tương tác với những người trong ngành để thảo luận và cập nhật thêm những hiểu biết mới.
Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu rằng số lượng kiến thức hay kinh nghiệm mà người khác chia sẻ với bạn thường tỉ lệ thuận với những gì mà bạn có thể có và sẵn sàng chia sẻ với họ.
Việc cập nhật nhiều kiến thức ngành không chỉ có lợi cho chính bản thân bạn, mà còn đóng vai trò “trao đổi giá trị” với người khác.
Nếu bạn là một newbie trong ngành sáng tạo nội dung, những kiến thức hiện có của bạn có thể đã là quá đủ đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với những nhà sáng tạo nội dung thành công, kiến thức chuyên môn không phải là tất cả.
Nếu bạn muốn đối tượng mục tiêu nhớ về bạn? Đừng chỉ đơn giản là kể lại những gì bạn biết - thay vào đó hãy giải thích lý do tại sao chúng lại quan trọng với họ.
Về bản chất, các đối tượng mục tiêu không cần nội dung của bạn hay những gì bạn nói, họ cần hiểu những thứ đó giúp ích cho họ như thế nào. Tức giải pháp bạn đang mang lại là gì.
Khách hàng luôn tìm kiếm thông tin để làm thoả mãn những nhu cầu liên tục thay đổi của họ. Cho dù những nhu cầu đó có thể chỉ đơn giản là tăng cường niềm tin của họ vào ngành của bạn, thì nhiệm vụ của bạn là phải quan sát và đáp ứng nhiều hơn.
Bà Lorraine Twohill, trưởng bộ phận marketing của Google từng nói: “Các nhà sáng tạo nội dung cần phải tò mò để dự báo những gì khách hàng có thể thích hoặc xác định những vấn đề đáng giải quyết và sau đó đưa ra các giải pháp mới”.
Có rất nhiều áp lực đối với các nhà sáng tạo - và các Inbound Marketer về việc phải hiểu và giải thích được những gì đang xảy ra với khách hàng của họ, tại sao khách hàng lại có những hành vi mới nào đó, tại sao họ lại tức giận và phản ứng tiêu cực và vô số những điều bất ngờ khác.
Bằng cách tò mò và đặt câu hỏi với các vấn đề mới phát sinh, bạn luôn sẵn sàng tìm kiếm và truyền tải các giải pháp một cách kịp thời cho khách hàng.
Quá trình trở thành một nhà sáng tạo nội dung thành công sẽ bắt đầu từ những thói quen mà bạn đã xây dựng và rèn luyện, vì nó đảm bảo rằng bạn luôn tạo ra những thứ có giá trị cho đối tượng mục tiêu của mình.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau về cuộc cách mạng của các nhà sáng tạo nội dung, tương lai thuộc về những nhà sáng tạo nội dung đa nền tảng (multi-platform content creator) trên môi trường số, điều này có nghĩa là gì?
Để có thể thành công hơn, các nhà sáng tạo cần hoạt động và chia sẻ nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau, gồm nhiều định dạng nội dung khác nhau.
Một số nền tảng sáng tạo nội dung phổ biến bạn có thể tham khảo như:
Một bản thông cáo báo chí được viết một cách sáng tạo có thể thu hút sự chú ý có giá trị của giới truyền thông và góp phần định hình câu chuyện cho chính doanh nghiệp đó.
Thông cáo báo chí đóng vai trò như một công cụ quảng bá đặc quyền vì nó có thể tạo ra nhu cầu và sự quan tâm của công chúng mục tiêu, đặc biệt là khi bạn thường xuyên có các thông cáo báo chí. Nó cũng là một công cụ content marketing tuyệt vời có thể giúp doanh nghiệp được quảng bá rộng rãi hơn.
Ngày nay, email marketing đã trở thành một phần quan trọng trong các kế hoạch marketing thành công ở bất kỳ doanh nghiệp nào.
Nó được coi là một hình thức giao tiếp mang tính bảo mật và cá nhân hoá cao cho các doanh nghiệp. Email tạo ra các kết nối trực tiếp với đối tượng mục tiêu do đó thương hiệu có thể sử dụng email để bán hàng hoặc tập trung vào giá trị cá nhân để từ đó biến họ trở thành các khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Mục tiêu của các kịch bản quảng cáo là cung cấp những cách để thương mại hoá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ. Một kịch bản quảng cáo tốt có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, xây dựng sự nhận thức thương hiệu và thu hút đối tượng mục tiêu đến với sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo.
Khi viết kịch bản quảng cáo, điều quan trọng là người viết không nên lạm dụng từ mà thay vào đó nên cố gắng để tối ưu hoá từ, chọn lọc và sử dụng những từ “đắt” nhất.
Những nội dung sáng tạo không chỉ làm thúc đẩy hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, tối ưu hoá chi phí quảng cáo mà còn bán được nhiều hàng hơn.
Ghostwriting là một thuật ngữ nghe có vẻ khá bí ẩn trong ngành phát triển nội dung, nhưng thực ra nó chỉ đơn giản là viết nội dung cho người khác và khi này người viết không còn đóng vai trò là người sở hữu hay người tạo ra các nội dung đó. Ghostwriting từ đó cũng có thể hiểu là “bán ngầm nội dung”.
Giả sử bạn muốn xây dựng một bản nội dung mới cho một website - một Ghostwriter có thể được thuê để viết lại và nâng cấp những nội dung hiện có.
Có rất nhiều công việc tương tự khác, chẳng hạn như viết quảng cáo hoặc nội dung kinh doanh hoặc cung cấp tài liệu hoặc viết lại cho các mục đích cá nhân.
Ghostwriter cũng có thể được thuê để viết sách. Nếu tác giả của cuốn sách muốn chia sẻ một số sự tín nhiệm với ghostwriter, họ có thể liệt kê ghostwriter là đồng tác giả hoặc biên tập viên; nếu không, các cuốn sách dù được viết bởi ghostwriter thì tên tác giả vẫn là những người khác.
Nội dung video là bất kỳ định dạng nội dung nào có hoặc bao gồm các định dạng video.
Một số hình thức chung của nội dung video ngày nay bao gồm vlog, GIF động, video phát trực tiếp, lời chứng thực của khách hàng hay các hội thảo trên web (webinar).
Bạn có thể xuất bản những nội dung sáng tạo của mình dưới dạng video trên bất kỳ nền tảng phù hợp nào như YouTube hay TikTok. Ngày nay, video chắc chắn đã trở thành một trong những công cụ marketing mạnh mẽ nhất mà bạn nên áp dụng.
Một kịch bản được viết tốt giúp cung cấp cấu trúc và định hướng cho các podcast. Kịch bản bao gồm những dàn ý và định hướng bằng văn bản cho những nội dung mà người biên tập muốn truyền tải cho một nhóm đối tượng mục tiêu lý tưởng cụ thể.
Trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay, mọi doanh nghiệp đều không ngừng cố gắng nâng cao sức ảnh hưởng của mình bằng cách truyền tải những nội dung riêng biệt và sáng tạo.
Bất kỳ chiến dịch truyền thông nào không có những sự mới mẻ hoặc duy nhất đều có xu hướng dễ bị lãng quên hơn.
Từ lâu, nội dung đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và lâu dài với đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Vì vậy, để nâng cao giá trị thương hiệu, bạn cần hết sức chú ý đến cách truyền tải ý tưởng đến khách hàng.
Nội dung sáng tạo bao gồm một loạt các định dạng và phong cách viết khác nhau. Mục đích chính của việc viết nội dung sáng tạo là thể hiện suy nghĩ, ý tưởng và sự độc đáo của bạn thông qua yếu tố ngôn ngữ.
Việc tối đa hóa nội dung sáng tạo của bạn để tối ưu hóa kết quả là chiến lược marketing tốt nhất bạn nên áp dụng.
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng công việc, vị trí, hay tổ chức cụ thể, các nhà sáng tạo nội dung có thể làm những công việc khác nhau, tuy nhiên công việc chính của những người này vẫn là sáng tạo nội dung tức sản xuất ra những nội dung mới.
Là những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng web. Ví dụ bạn sáng tạo nội dung trên MarketingTrips.com sẽ khác với việc bạn sáng tạo nội dung trên TikTok hay Instagram.
Còn được gọi với cái tên Digital Content Creator, các nhà sáng tạo nội dung số là những người chuyên sản xuất, sáng tạo và phân phối nội dung trên các nền tảng số như mạng xã hội, các nền tảng podcast, hay trên YouTube.
Nhà sáng tạo nội dung web là một phần của nhà sáng tạo nội dung số.
Vì bản chất là xu hướng ngành nghề mới nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook hay YouTube, hiện có rất ít trường lớp chuyên nghiệp đào tạo nghề sáng tạo nội dung, đa phần các nhà sáng tạo làm việc tự do và tự phát triển bản thân.
Trong khi tiếp thị nội dung tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược marketing của thương hiệu, một nhà sáng tạo nội dung thực thụ sẽ có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.
Những gì bạn cần làm là xác định rõ đâu là người bạn cần, một nhà tiếp thị nội dung, nhà sáng tạo nội dung hay người viết nội dung quảng cáo.
Một khi bạn có thể hiểu bản chất của nhà sáng tạo nội dung là gì cũng như phân biệt được các vị trí liên quan, bạn hoàn toàn có thể tận dụng được sức mạnh của Content nói chung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | MarketingTrips
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/digital-creator-la-gi-a54159.html