Bạn muốn theo học Ngành kinh doanh thương mại mà vẫn chưa biết chính xác chương trình đào tạo và các môn học Ngành Kinh doanh thương mại mà mình phải vượt qua trong quá trình theo học đại học? Những thông tin sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chuyên ngành thuộc ngành kinh doanh thương mại, mời các bạn hãy theo dõi nhé.
Đào tạo cử nhân Ngành Kinh doanh thương mại có đầy đủ kiến thức về chính trị, đạo đức về xã hội, kinh tế, có kỹ năng quản trị các hoạt động thương mại, đồng thời có năng lực để phát triển nghề nghiệp và phục vụ cộng đồng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh thương mại.
Với chương trình đào tạo Ngành Kinh doanh thương mại ở các trường đại học hiện nay đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức về các hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, thương mại, khả năng hoạch định chính sách, kế hoạch kinh doanh, hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp thương mại mới. Để giúp thí sinh nắm chắc được các môn của ngành học, sau đây là khung chương trình đào tạo Ngành Kinh doanh thương mại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM:
A. Kiến thức giáo dục đại cương
1
Lý luận chính trị
- Những NLCB của Chủ nghĩa Mác-Lê nin (P1 & P2)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng CS Việt Nam
2
Tiếng Anh giao tiếp thương mại (P1, P2, P3 & P4)
3
Toán - Tin học
- Toán cao cấp
- Tin học đại cương
- Lý thuyết xác suất và thống kê toán
- Tối ưu hoá (Qui hoạch tuyến tính)
4
Giáo dục thể chất (I,II & III)
5
Giáo dục Quốc phòng - An ninh
6
Pháp luật đại cương
7
Tự chọn (chọn 2 trong tổng số 6 môn)
- Lịch sử các học thuyết kinh tế
- Marketing căn bản
- Nguyên lý kế toán
- Lý thuyết tài chính tiền tệ
- Luật lao động
- Nguyên lý thống kê kinh tế
B. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
I
Kiến thức cơ sở
1
Kinh tế vĩ mô
2
Kinh tế vi mô
3
Kinh tế phát triển
4
Kinh tế quốc tế
5
Quản trị học
6
Nguyên lý kế toán
7
Marketing căn bản
8
Quản trị kinh doanh quốc tế
II
Kiến thức ngành thương mại
1
Quản trị chiến lược
2
Quản trị marketing
3
Quản trị tài chính
4
Quản trị nguồn nhân lực
5
Quản trị rủi ro
6
Giao tiếp kinh doanh
7
Luật thương mại
8
Quản trị xuất nhập khẩu
9
Hành vi khách hàng
10
Kế toán quản trị
11
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
C. Kiến thức chuyên ngành
I
Kiến thức chuyên sâu của ngành kinh doanh thương mại
1
Marketing quốc tế
2
Quản trị bán hàng
3
Quản trị bán lẻ
4
Quản trị chuỗi cung ứng
5
Quản trị dịch vụ
6
Thanh toán quốc tế
7
Phân tích báo cáo tài chính
8
Thị trường chứng khoán
9
Quản trị thương hiệu
10
Thương mại điện tử
11
Marketing công nghiệp
12
Báo cáo ngoại khóa
II
Kiến thức chuyên ngành Thương mại bán lẻ
1
Marketing dịch vụ
2
Kỹ năng bán hàng
3
Quản trị mối quan hệ khách hàng -CRM
4
Logistics
5
Quản trị mua hàng và lưu kho
6
Quản trị hệ thống phân phối
7
Quản trị bán lẻ
8
Quảng cáo và khuyến mãi
9
Thương mại điện tử
10
Quản trị thương hiệu
11
Báo cáo ngoại khóa
D. Thực tập tốt nghiệp và làm khoá luận
Theo Đại học Kinh tế TP. HCM
Đặc biệt, ngành Kinh doanh thương mại ngày càng hoạt động rất sôi nổi nên đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kiến thức và tư duy tích cực góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà. Và để trở thành nhân tố đóng góp cho sự thúc đẩy ấy, ngoài quan tâm đến chương trường đào tạo của ngành học thí sinh còn thắc mắc về trường đào tạo chất lượng giảng dạy tốt. Hãy tham khảo danh sách các trường đào tạo Ngành Kinh doanh thương mại chi tiết, để từ đó đưa ra sự lựa chọn về ngôi trường phù hợp với bản thân và điều kiện kinh tế.
Với những thông tin trên, thí sinh đã giải đáp được thắc mắc chương trình đào tạo và các môn học Ngành kinh doanh thương mại. Từ đó việc định hướng chuyên ngành cụ thể sẽ giúp bạn sớm đưa ra được kế hoạch học tập phù hợp. Ngoài ra, để biết thêm thông tin tuyển sinh: điểm chuẩn, chính sách tuyển sinh của trường thì hãy thường xuyên truy cập vào trangtuyensinh.com.vn nhé.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/kinh-doanh-thuong-mai-hoc-nhung-mon-gi-a54110.html