Cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 Tết không chỉ là phong tục truyền thống mà còn là nét đẹp đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Ý nghĩa của việc cúng rước này đó là thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ của con cháu đối với công lao của ông bà, tổ tiên cũng như những người đã khuất trong gia đình. Theo đó, nghi lễ này thường được gia chủ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm (là ngày 30 Tết đối với năm đủ hoặc ngày 29 Tết đối với năm thiếu).
Vậy để lễ cúng rước này đảm bảo sự đầy đủ và chu đáo nhất, gia chủ cần chuẩn bị những gì? Bên cạnh đó, cúng rước ông bà, tổ tiên theo cách nào là đúng chuẩn và thành tâm? Tham khảo ngay những chia sẻ thú vị sau đây của Gốm sứ trang trí Bát Tràng Đại Việt để có thêm những thông tin và kinh nghiệm thực sự hữu ích nhé!
Gia chủ có thể mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết bằng hai cách cúng được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, hai cách cúng này cụ thể như sau:
Sau khi đã hoàn thành nghi lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn tết tại gia, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau để ăn bữa cơm tất niên đầm ấm, vui vẻ. Theo đó, trong tất cả những ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn luôn có sự hiện diện của ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Vì vậy, gia chủ phải chú ý luôn giữ cho hương không bị tắt, nến phải được thắp từ chiều ngày 30 Tết. Bên cạnh đó, gia chủ nên nhớ chỉ dùng hương vòng hoặc hương sào để giữ không khí ấm cúng, vui vẻ cho gia đình trong ngày Tết.
Trước khi làm mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên ngày 30 Tết ở nhà, gia chủ cần lên mộ dọn dẹp và thắp hương để mời gia tiên, ông bà cũng như những người đã khuất trong gia đình về ăn Tết.
Khi chuẩn bị tiến hành cúng rước ông bà vào ngày 30 Tết, gia chủ nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa đồng thời dọn dẹp bàn thờ một cách tươm tất nhất. Cùng với đó, người đại diện, trực tiếp làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo kín đáo, gọn gàng để thể hiện sự thành kính, trang nghiêm đối với các bậc bề trên.
Khi hoàn thành lễ cúng rước ông bà, tổ tiên ngày 30 Tết, gia chủ lưu ý phải để hương cháy liên tục, không được phép để hương tàn lụi. Nếu không thể liên tục canh chừng, các gia chủ nên lựa chọn loại hương vòng để thắp lên bàn thờ tổ tiên.
Không sử dụng hoa quả giả cũng như các loại đồ ăn mua sẵn ngoài hàng để thắp hương lên ông bà, tổ tiên.
Hoàn toàn không có một quy chuẩn nào cho việc chuẩn bị mâm cơm cúng lễ để rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết trong ngày 30. Vì vậy, gia chủ có thể thùy tâm cũng như tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mình mà chuẩn bị sao cho đủ đầy và tươm tất nhất. Tuy nhiên, dù chuẩn bị theo cách nào thì trong mâm cơm cúng rước ông bà, tổ tiên ngày 30 Tết của người Việt cũng không thể thiếu những thứ như sau:
Để chuẩn bị lễ cúng không bị thiếu sót, gia chủ nên tham khảo những vật phẩm cần chuẩn bị như trên đây. Ngoài ra, tùy vào phong tục riêng của từng vùng miền cụ thể mà gia chủ có thể cân nhắc thay đổi hoặc thêm bớt sao cho phù hợp và thể hiện lòng thành kính nhất đối với ông bà, tổ tiên.
Nếu chưa nắm rõ bài cúng để rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết trong ngày 30 tháng Chạp, các bạn có thể tham khảo bài cúng sau đây:
Hôm nay, ngày…..tháng….năm
Tại:
Tín chủ con là:…..cùng với toàn gia kính bái
Nay nhân ngày,…..
Kính cẩn sắm một lễ gồm,…..gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phù thần quân
Bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của,…..
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng:
Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân
Kính cáo: Thổ, địa, chư vị thần linh
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự
Cẩn cáo!
Với cách thức chuẩn bị và bài văn cúng mà gomdaiviet.vn đã mang đến trên đây, các bạn chắc chắn sẽ có được cách cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 Tết chu đáo và thành tâm nhất. Hy vọng với sự trọn vẹn và đủ đầy này sẽ giúp các thành viên trong gia đình bạn năm mới gặp được nhiều may mắn, thuận lợi, tài lộc cũng như thành công trong công việc và trong cuộc sống nhé!
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/mam-cung-ruoc-ong-ba-a53907.html