(ĐHVO). Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải thông tin, cảm xúc của con người. Mỗi đất nước khác nhau lại sử dụng thứ tiếng và ngữ điệu khác nhau. Điều này đã góp phần tạo nên tính phong phú ngôn ngữ. Đối với người khuyết tật nói chung và những người khiếm thị, khiếm thính nói riêng, khát khao được biết chữ và được giao tiếp luôn luôn cháy bỏng.
Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải thông tin, cảm xúc của con người. Mỗi đất nước khác nhau lại sử dụng thứ tiếng và ngữ điệu khác nhau. Điều này đã góp phần tạo nên tính phong phú ngôn ngữ. Đối với người khuyết tật nói chung và những người khiếm thị, khiếm thính nói riêng, khát khao được biết chữ và được giao tiếp luôn luôn cháy bỏng. Đáp ứng khát khao đó, hệ thống ngôn ngữ hình thể, ký hiệu đã xuất hiện ngày một hoàn thiện hơn. Những ngôn ngữ ấy không chỉ giúp họ biết chữ, đọc sách mà còn làm thay đổi chính những con người này.
Những người nghe thường có nhiều khái niệm nhầm lẫn về ngôn ngữ ký hiệu. Ví dụ những người nghe trong nhiều quốc gia thường cho rằng ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ toàn cầu. Tuy nhiên ngôn ngữ ký hiệu không phải là toàn cầu, bởi vì những từ vựng của nó thay đổi thậm chí trong cùng một đất nước, như là Việt Nam. So giữa 3 thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng thì chỉ có hơn 50% các từ vựng cốt lõi của loại ngôn ngữ này là giống nhau. Vốn từ của những người khiếm thính hay câm điếc thường khá ít, chỉ khoảng 200 từ quen thuộc lặp đi lặp lại. Vốn từ của họ chủ yếu là các động từ, tính từ ở một cấp độ mà thôi.
Hình minh họa, nguồn internet
Đọc hình miệng là một quá trình tâm lý phức tạp của người điếc để tri giác tiếng nói theo sự vận động của cấu tạo âm thấy được và những động tác điệu bộ kèm theo ngôn ngữ của chúng ta. Đây là phương thức duy nhất có thể có để người câm điếc phán đoán được tiếng nói, là hình thức đặc thù của ngôn ngữ ký hiệu. Khó khăn của quá trình đọc hình miệng là ở chỗ không phải tất cả mọi âm vị của ngôn ngữ chúng ta đều dễ dàng nhìn thấy khi phát âm.Một số âm tương đối dễ nhìn thấy trong khi một số ấm khác thì hoàn toàn không dễ nhận ra. Bằng thính giác chúng ta phân biệt được 42 âm vị trong ngôn ngữ. Mỗi âm vị đều có những dấu hiệu đặc trưng: phương thức và vị trí hình thành âm hữu thanh hay vô thanh, âm cứng hay mềm. Tai của chúng ta có khả năng nhận biết và phân biệt tất cả những sắc thái âm thanh rất nhỏ.Về mặt này cơ quan thị giác kém hoàn hảo và ít thích ứng hơn. Như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng thị giác người điếc có thể phân biệt được khoảng 12 nhóm khác nhau theo âm lượng, theo mức độ nhìn biết các âm hay đôi khi như người ta gọi “những hình tượng miệng”.
Hình minh họa, nguồn internet
Những cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói trong một cộng đồng không giống nhau. Ví dụ ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh thường có thứ tự là chủ ngữ, bổ ngữ và động từ trong khi đó thì ngôn ngữ nói hay viết tiếng Việt có thứ tự là chủ ngữ, động từ và bổ ngữ. Ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh đặt số từ sau danh từ trong khi ngôn ngữ nói/viết tiếng Việt đặt số từ trước danh từ . Do tính giản lược và có điểm nhấn nên cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu nhiều khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau.
Hình minh họa, nguồn internet
Ngôn ngữ kí hiệu là công cụ giao tiếp đặc trưng của người khiếm thính, song nó không phải đã được sinh ra cùng lúc với họ. Ngay cả người khiếm thính muốn diễn đạt tốt bằng ngôn ngữ ký hiệu cũng phải học và hiểu cách sử dụng loại hình ngôn ngữ này. Người khuyết tật có quyền được công nhận và ủng hộ bản sắc ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt của họ.
PV
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/ki-hieu-ngon-ngu-a53309.html