Công Thức Làm Món Cơm Rượu Miền Nam Thơm Ngon Nồng Nàn

Cơm rượu nếp là món ăn quen thuộc và rất phổ biến với người dân miền Nam, thường được dùng trong dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch). Cơm rượu là một món ăn hết sức đặc biệt, được làm từ gạo nếp nấu chín trộn với men ngọt rồi để lên men trong vòng 2 - 3 ngày. Cơm rượu ngon có màu trắng đẹp mắt, thơm nồng nàn như rượu, vị ngọt nhẹ lại thoang thoảng mùi của lá chuối. Khi ăn vào còn cảm thấy vị chua, chút mặn, chút ngọt. Hãy học ngay cách làm cơm rượu miền Nam đơn giản tại nhà mà Bếp Trưởng Á Âu (BTAAu) chia sẻ dưới đây nhé!

cách làm cơm rượu miền Nam

Cơm rượu miền Nam được lên men từ xôi nếp, rất ngon khi ăn chung với xôi vò hoặc bánh bò (Ảnh: Internet)

Nhắc đến phương pháp lên men, nhiều người thường cho rằng phức tạp nhưng thực chất món cơm rượu nếp lại rất dễ làm. Kỹ thuật làm cơm rượu hết sức đơn giản, bạn chỉ cần nấu chín xôi rồi ủ với men ngọt có sẵn trong vài ngày là được. Cơm rượu thơm và lạ bởi vị chua chua tựa như rượu, ăn quen thì sẽ cảm thấy rất ngon. Cùng vào bếp trổ tài ngay với bí quyết và cách nấu cơm rượu mà BTAAu chia sẻ chi tiết dưới đây để thực hiện món ăn độc đáo này.

Những công dụng của cơm rượu

Hướng dẫn cách làm cơm rượu miền Nam đơn giản

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu làm cơm rượu

Nguyên liệu làm cơm rượu (Ảnh: Internet)

Các bước làm cơm rượu

Bước 1: Ngâm nếp

Bạn đong nếp ra rổ sạch, sau đó đem đi vo khoảng 3 lần cho sạch.

Vo nếp xong, bạn cho nước vào ngâm, đồng thời cho thêm 1 muỗng cà phê muối. Muối sẽ giúp hạt nếp có vị mằn mặn, khi ăn sẽ cảm thấy hấp hấp dẫn hơn.

Bạn ngâm nếp trong khoảng 2 - 3 tiếng là được. Sau khi ngâm nếp xong, bạn gạn nếp ra một rổ sạch riêng để chuẩn bị đem đi nấu.

Vo sạch và ngâm gạo nếp

Vo sạch và ngâm gạo nếp trong ít nhất 2 tiếng (Ảnh: Internet)

Bước 2: Nấu chín gạo nếp

Để nấu chín nếp, bạn cho nếp vào nồi cơm điện và đong nước tương tự như nấu cơm. Tuy nhiên, lưu ý khi nấu nếp để làm cơm rượu thì bạn nấu ướt hơn so với nấu xôi một chút. Cứ 350gram gạo nếp thì bạn cho vào nấu chín cùng với khoảng 170ml nước là vừa.

Nếu nước quá ít sẽ làm nếp bị khô, không đủ nước để lên men, ăn không có cảm giác chua. Ngược lại nếu bạn nấu quá nhão thì nếp sẽ bị ướt, khi ăn cũng kém hấp dẫn hơn.

Nếp bạn nấu trong nồi cơm điện khoảng 20 - 25 phút là chín.

Nấu chín gạo nếp bằng nồi cơm điện

Nấu chín gạo nếp bằng nồi cơm điện (Ảnh: Internet)

Bước 3: Trộn men ngọt với gạo nếp

Bạn cho men ngọt vào cối rồi giã nhuyễn, dùng rây lọc qua để bột men được mịn.

Cơm nếp đã chín, bạn xới ra mâm có trải sẵn lá chuối và đánh tơi lên cho nguội bớt, còn hơi ấm ấm thì bắt đầu trộn men đã được nghiền mịn với cơm nếp.

Tiếp đến, bạn hòa tan 100ml nước sôi để nguội cùng 1 muỗng cà phê muối hột để chuẩn bị ủ cơm rượu.

Trộn đều cơm nếp với men ngọt

Trộn đều cơm nếp với men ngọt (Ảnh: Internet)

Bước 4: Quy trình ủ cơm rượu

Bạn thấm ướt tay bằng nước muối chuẩn bị ở bước 3, sau đó vo tròn viên xôi nếp đã rắc men ngọt. Khi vo viên xôi, bạn có thể dùng 1 mảnh lá chuối nhỏ cuốn ngang thân để cơm rượu thơm mùi lá chuối hơn.

Vo viên xong, bạn rưới một vài giọt nước muối lên mỗi viên cơm rượu. Sau đó, bạn xếp cơm rượu vào dụng cụ như nồi sành, sứ hoặc lọ thủy tinh và đậy kín nắp. Sau 3 ngày là có thể thưởng thức được.

Ủ cơm rượu trong lá chuối cho thơm

Ủ cơm rượu trong lá chuối cho thơm (Ảnh: Internet)

Bước 5: Thưởng thức

Sau 3 ngày ủ, cơm rượu đã lên men, dậy mùi đặc trưng và có thể thưởng thức ngay. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được hương vị cay nồng đặc trưng của rượu hòa quyện cùng vị thơm ngọt tự nhiên từ cơm nếp tiết ra.

Bạn có thể dùng cơm rượu trực tiếp sau khi ủ, dùng kèm với nước đá hoặc ngon nhất khi thưởng thức cùng xôi vò.

Thưởng thức cơm rượu nếp miền Nam

Thưởng thức cơm rượu nếp miền Nam (Ảnh: Internet)

Yêu cầu thành phẩm

Cơm rượu đạt chuẩn khi thấy có nước tiết ra, nếm thử cơm có vị ngọt, dậy mùi thơm đặc trưng của rượu.

Cơm rượu có vị ngọt thanh

Cơm rượu có vị ngọt thanh, dẻo dai của nếp, ăn không chán và không bị say. Ảnh: Internet

Những lưu ý khi thực hiện món cơm rượu miền Nam

Ủ cơm rượu mấy ngày ăn được?

Cơm rượu sau khi được ủ trong lọ kín ở nhiệt độ thường thì khoảng 2 - 3 ngày là có thể dùng được. Nếu muốn cơm rượu có hương vị nồng nàn hơn, bạn có thể ủ thêm 1 - 2 ngày nhưng không nên để quá 5 ngày vì sẽ khiến cơm rượu có vị cay nồng rất khó chịu.

Cơm rượu ăn với gì ngon?

Cơm rượu có thể thưởng thức theo nhiều cách, tùy vào khẩu vị và sở thích cá nhân của mỗi người.

Cơm rượu ăn với gì ngon

Cơm rượu - xôi vò được mệnh danh là cặp đôi tình duyên Nam - Bắc (Ảnh: Internet)

Phương pháp bảo quản cơm rượu được lâu

Để bảo quản cơm rượu được lâu hơn, bạn nên để cơm rượu trong lọ thủy tinh hoặc bình sứ, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Cơm rượu thành phẩm bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và dùng dần trong khoảng 3 - 5 ngày.

Mẹ bầu có ăn được cơm rượu không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơm rượu được chế biến từ gạo nếp và men nhưng thời gian ủ ngắn chỉ từ 3 - 4 ngày nên hàm lượng ethanol trong cơm rượu thấp và mẹ bầu vẫn có thể dùng được, tuy nhiên không nên sử dụng nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng say và khó chịu.

Việc ăn cơm rượu có chừng mực còn có lợi và ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của mẹ bầu.

Cơm rượu nếp không chỉ là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ mà ngày nay món ăn này còn được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày bởi hương vị thơm ngon và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Với cách làm cơm rượu miền Nam đơn giản mà BTAAu chia sẻ ở trên, chúc bạn sẽ thực hiện món ăn thành công và thưởng thức ngon miệng. Đừng quên theo dõi BTAAu để bổ sung thêm nhiều công thức, kỹ thuật nấu ăn đơn giản, nhanh chóng và cho ra thành phẩm ấn tượng.

Nếu bạn đam mê ẩm thực và muốn tìm hiểu thêm nhiều công thức, bí quyết chế biến các món ăn thơm ngon, hấp dẫn, dễ làm tại nhà. Bạn hãy liên hệ ngay đến số tổng đài 1800 6148 hay 1800 2027 (miễn phí cước gọi) hoặc điền thông tin vào form bên dưới để được đội ngũ nhân viên của BTAAu liên hệ tư vấn về khóa học phù hợp nhé!

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cach-lam-com-ruou-ngon-a51718.html