Cây Đào: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Lưu Ý Chăm Sóc

Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì cây đào luôn được nhiều người lựa chọn trang trí vì vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào trong dịp Tết Nguyên Đán. Cùng bTaskee tìm hiểu đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc cây đào ngày Tết ngay nhé!

Cây đào là cây gì?

Nguồn gốc của cây đào

Theo nghiên cứu của Giáo sư Gary Crawford, cây đào có nguồn gốc xuất phát từ vùng hạ lưu sông Dương tử thuộc Trung Quốc vào khoảng 7500 năm trước. Sau này cây đào được du nhập sang Nhật Bản, Lào, Mông Cổ và hiện nay, loài hoa này đã lan rộng khắp thế giới.

Ở Việt Nam, cây hoa đào đã trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc. Cây đào được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang và một số tỉnh ở Tây Nguyên.

Ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết có giá trị vô cùng lớn đối với người Việt Nam.
Ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết có giá trị vô cùng lớn đối với người Việt Nam.

Đặc điểm của cây đào

Đào là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5-10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7-15 cm và rộng 2-3 cm. Hoa nở vào đầu mùa đông, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5-3cm, màu hồng với 5 cánh hoa.

Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch. Quả của nó có một hạt giống to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.

Tên gọi chungTên thực vậtHọ thực vậtLoại câyKích thước trưởng thànhÁnh sángLoại đất trồngĐộ pH của đất trồngThời gian nở hoaMàu hoaVùng độ cứngNguồn gốcTính độc
Bảng phân tích các đặc điểm của cây đào.
Cây đào vừa là cây trang trí cho ngày Tết vừa là cây ăn quả.
Cây đào vừa là cây trang trí cho ngày Tết vừa là cây ăn quả.

Những loại cây đào phổ biến

Dưới đây là một số giống đào phổ biến:

Tùy vào sở thích mà mỗi người có thể chọn một loại đào khác nhau trưng Tết.
Tùy vào sở thích mà mỗi người có thể chọn một loại đào khác nhau trưng Tết.

Công dụng của cây đào

Cây đào ngoài tác dụng trang trí, làm đẹp hơn cho gian nhà vào ngày Tết. Các bộ phận khác của cây cũng có nhiều công dụng khác, tốt cho sức khỏe như:

Mỗi bộ phận của cây đào đều mang giá trị y học.
Mỗi bộ phận của cây đào đều mang giá trị y học.

>> Có thể bạn quan tâm: Cây Cảnh Văn Phòng Dễ Chăm Sóc, Tốt Cho Sức Khỏe

Cách chăm sóc cây đào

Ánh sáng

Hoa đào là loại cây ưa sáng, cần được chiếu sáng từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày để phát triển mạnh mẽ. Thiếu hụt ánh sáng có thể dẫn đến việc cây phát triển kém, trở nên bị vống, ra hoa chậm, hoặc gặp vấn đề như rụng nụ, rụng hoa, và mất đi sự tươi tắn của màu sắc.

Khi cây đào ngày càng lớn, nhu cầu về ánh sáng của nó cũng tăng lên nhiều so với cây đào non.

Cây đào là loài cây ưa sáng nên cần được trồng ngoài trời.
Cây đào là loài cây ưa sáng nên cần được trồng ngoài trời.

Đất

Cây đào thường có khả năng chịu đựng đất xấu, đất dốc, và có thể phát triển ở đất có độ cao từ 500 - 600m đến 1.000 - 1.200m so với mặt biển. Loài cây này thích hợp với đất đỏ vàng, đất hơi chua, đất cát, đất sỏi nhiều, đất tơi xốp với nhiều mùn, và đặc biệt là đất có độ pH từ 5.5 đến 6.

Các điều kiện đất này được xem là lý tưởng nhất cho sự phát triển và trồng cây đào.

Cây đào có khả năng chịu đất xấu rất tốt.
Cây đào có khả năng chịu đất xấu rất tốt.

Nước

Để đảm bảo sự phát triển bình thường của cây đào, cần cung cấp lượng nước hàng ngày khoảng từ 1.250mm đến 1.500mm. Tuy nhiên, quan trọng là duy trì lượng nước vừa đủ để làm ẩm đất, vì hoa đào thích đất khô và quá nhiều nước có thể gây ra tình trạng úng.

Ngoài ra, cần phải duy trì độ ẩm cho vườn đào trong khoảng 3 - 4 tháng sau khi trồng để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây.

Cây đào rất dễ bị úng nên khi tưới cần phải lưu ý.
Cây đào rất dễ bị úng nên khi tưới cần phải lưu ý.

Nhiệt độ và độ ẩm

Để kích thích sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nhiệt độ môi trường nên dao động từ 20 đến 30 độ C. Mặc dù cây đào ưa lạnh, nhưng chồi hoa thường gặp khó khăn khi nhiệt độ giảm xuống khoảng nhiệt từ 5 đến 10 độ C, dẫn đến việc chúng có thể bị chết đi hoặc làm cho quá trình nở hoa chậm trễ hoặc thậm chí không nở.

Cây đào thường yêu cầu độ ẩm đất dao động khoảng 80-85% và độ ẩm không khí nằm trong khoảng 60-70%. Điều này giúp tạo ra môi trường lý tưởng để cây phát triển và đạt hiệu suất tốt.

Thời điểm tốt nhất để trồng cây đào là vào cuối tháng giêng.
Thời điểm tốt nhất để trồng cây đào là vào cuối tháng giêng.

Phân bón

Để đào phát triển tốt, việc bón phân cho cây đào cần được thực hiện đều đặn định kỳ. Việc cung cấp các thành phần chính như phân đạm, phân lân, và kali là rất quan trọng để khuyến khích cây đào phát triển ra hoa một cách đồng đều.

Bên cạnh đó, cũng có thể tưới phân lân và phân kali, sau khi đã được pha loãng với nước, trực tiếp vào gốc cây để tối ưu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng và đảm bảo sự cân đối dinh dưỡng cho cây đào ngày tết.

20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 là thời gian để bón phân cho cây.
20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 là thời gian để bón phân cho cây.

Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình!

Cách trồng cây đào

Bạn có thể tham khảo cách trồng đào đơn giản qua 5 bước dưới đây:

Bước 1: Lựa chọn giống đào

Bước 2: Làm đất trồng đào

Bước 3: Lấp đất

Bước 4: Cắm cọc chống đồ

Bước 5: Ủ gốc cho cây đào

Việc giữ ẩm cho đất là vô cùng quan trọng đối với việc trồng cây đào.
Việc giữ ẩm cho đất là vô cùng quan trọng đối với việc trồng cây đào.

>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo Trang Trí Cửa Sổ Bằng Cây Xanh Đơn Giản Dễ Làm Nhất

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Một số lưu ý khi trồng đào:

Một số lưu ý khi chăm sóc đào trước Tết để cây ra hoa đẹp, đúng thời điểm:

Tuy cây đào không đòi hỏi điều kiện trông đặc biệt nhưng vẫn cần chú ý.
Tuy cây đào không đòi hỏi điều kiện trông đặc biệt nhưng vẫn cần chú ý.

Cách cắt tỉa

Cắt tỉa cành đào là một công việc quan trọng để kiểm soát kích thước của cây và đảm bảo đủ ánh sáng cho nó. Tạo hình cây theo hình lọ giúp tối ưu hóa ánh sáng và không khí đến với cây.

Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu cắt tỉa cho cây đào khi nụ bắt đầu nở và chuyển hồng. Cành ở giữa cây, đặc biệt là những cành mọc xuống hoặc ngang, cần được loại bỏ để duy trì hình lọ và đảm sự phát triển khỏe mạnh cho cây.

Không nên tỉa cây đào khi chúng đang ở trạng thái ngủ đông vì điều này có thể làm giảm khả năng chịu lạnh của cây.

Cần phải tỉa cây thường xuyên để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng và không khí.
Cần phải tỉa cây thường xuyên để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng và không khí.

Cách nhân giống

Có thể nhân giống đào bằng phương pháp giâm cành.
Có thể nhân giống đào bằng phương pháp giâm cành.

Các bệnh thường gặp

Cây đào cũng tương tự như những loại cây khác, cũng thường xuất hiện một số loại bệnh như:

  1. Đốm vi khuẩn: Tấn công cả quả và lá, tạo ra các đốm màu đỏ tím với tâm trắng trên bề mặt lá, có thể khiến lá rụng đi.
  2. Bệnh thối nâu: Nấm thối nâu có thể phá hủy hoa và chồi hoa, bắt đầu từ thời kỳ nở hoa. Hoa sẽ héo úa và chuyển dần sang màu nâu, đồng thời sẽ xuất hiện các khu vực thối cục trên thân và cành cây.
  3. Bệnh xoăn lá: Lá cây đào dày lên, nhăn nheo hoặc méo mó với màu tím đỏ, cuối cùng sẽ mọc ra một lớp bào tử màu xám, khô và rụng.
  4. Sâu đục thân: Khiến cây đào héo chồi, lá non, và có thể dẫn đến rụng lá và chết cây. Trên thân cây xuất hiện những lỗ nhỏ do sâu đục thân gây ra.
  5. Nhện đỏ phá: Lá cây đào sẽ chuyển dần từ màu xanh sang vàng, cành non bị héo, khô và chết do sự phá hoạt của nhện đỏ. Dưới mặt lá có những lớp tơ mỏng giống như các vết trắng lấm tấm.

Để phòng tránh và xử lý các bệnh này, bạn cần theo dõi sức khỏe của cây đào thường xuyên và áp dụng các biện pháp phòng trừ như cắt cành, phun thuốc để làm giảm quá trình phát triển của bệnh.

Chăm sóc tốt và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho cây đào.
Chăm sóc tốt và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho cây đào.

>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Đơn Giản, Cây Xanh Tốt

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây đào

Dưới đây là một số hình ảnh về cây đào đẹp bạn có thể tham khảo:

Hình ảnh đẹp về cây đào nở rộ.
Hình ảnh đẹp về cây đào nở rộ.
Hình ảnh đẹp về cành đào hồng.
Hình ảnh đẹp về cành đào hồng.
Hình ảnh đẹp về cành hoa đào đan xen lá non mới ra.
Hình ảnh đẹp về cành hoa đào đan xen lá non mới ra.
Hình ảnh đẹp về cây đào đang thời kỳ nở rộ hoa.
Hình ảnh đẹp về cây đào đang thời kỳ nở rộ hoa.
Hình ảnh đẹp về bông hoa đào mười cánh.
Hình ảnh đẹp về bông hoa đào mười cánh.
Hình ảnh đẹp về bông hoa đào mười cánh.Hình ảnh đẹp về cành hoa đào hồng phấn trước cửa nhà
Hình ảnh đẹp về bông hoa đào mười cánh.Hình ảnh đẹp về cành hoa đào hồng phấn trước cửa nhà

Câu hỏi thường gặp

Qua nội dung trên, bTaskee hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về những đặc điểm của cây đào cũng như cách trồng và chăm sóc chúng. Việc nắm rõ những kiến thức thức trên sẽ rất hữu ích trong việc trồng và chăm sóc một cây đào đẹp cho dịp Tết sắp tới đây.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Canva, VietReview

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/hinh-anh-cay-dao-a51516.html