Mâm cúng tất niên các vùng miền cần có gì, bày lễ khấn ra sao? 

Chắc hẳn chúng ta đã được nghe nhiều về khái niệm Tất niên mỗi khi Tết đến xuân về. Vậy Tất niên là gì? Mâm cúng tất niên cần có những gì? Cách bày cúng như thế nào? Và thủ tục khấn vái ra sao? Tất nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để chuẩn bị được một mâm cỗ cúng tất niên chỉn chu, đúng nghi lễ. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem bạn và gia đình mình có đang thực hiện đúng những thủ cần có của lễ cúng đầu năm này hay không nhé!

Mâm cúng Tất niên cơ bản cần có những gì?

Mâm cúng tất niên
Bữa cơm tất niên thịnh soạn

Những vùng miền khác nhau sẽ có những phong tục tập quán khác nhau. Vì vậy mà các món ăn trên mâm cúng của họ cũng có nhiều điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, chúng cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

mâm cúng tất niên
Các món ăn không thể thiếu trong bữa cơm cuối năm

Trên đây là các yếu tố cơ bản của một mâm cúng tất niên mà gia đình cần chuẩn bị. Và ở mỗi vùng miền khác nhau chúng sẽ có những nét riêng biệt như thế nào?. Điều gì làm nên sự khác nhau đó?. Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.

Mâm cúng Tất niên miền Bắc

Không nhắc lại những món ăn chung, cơ bản kể trên. Chúng ta trực tiếp đi vào sự khác biệt trong ẩm thực giữa các vùng nhé.

cúng tất niên
Mâm cúng tất niên miền Bắc

Các món ăn chủ đạo trong lễ cúng tất niên miền Bắc thường có: Giò heo hầm, giò thủ, chả lụa, thịt (gà, lợn) luộc, miến,… Ngoài ra còn có các món ăn kèm khoái khẩu đậm chất Bắc Bộ như: dưa hành muối, nộm, thịt đông,…

Các món giò lụa, giò thủ miền Bắc xuất hiện từ giữa thế kỉ 18, thời Lê Trung Hưng. Lúc bấy giờ nó là món ăn cao quý và đắt đỏ chỉ dùng dâng lên vua chúa vào dịp lễ lớn. Người dân lao động nghèo thường ví món ăn này là: “miếng ăn to bằng cái đình” hay “ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày”. Sau này, trong mâm cúng tất niên ngày Tết, con cháu thường dâng lên ông bà thức quà cao quý ấy để tưởng nhớ và tri ân sự lam lũ, cơ cực của ông bà ngày xưa.

Thịt đông tất niên tết
Thịt đông

Bên cạnh đó, thịt đông cũng được xem là món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực miền Bắc. Từ xa xưa, để dung nạp đầy đủ năng lượng cho ngày Tết, nhà nào cũng nấu tô canh chân giò sao cho thật đậm đà, nhiều đạm. Ấy thế mà với cái giá rét, mưa dầm miền Bắc, bát canh để lâu bị đông lại và tạo nên món thịt đông. Tưởng dở nhưng lại hay, món ăn này lại nhận được sự yêu thích của mọi người và trở thành biểu tượng của mâm cúng ngày Tết như bây giờ.

Mâm cúng Tất niên miền Trung

Bên cạnh vài nét tương đồng với ẩm thực miền Bắc như: giò thủ, giò lụa, miến, thịt luộc,… Sự khác biệt nằm ở các món đặc trưng trong mâm cúng tất niên miền Trung nằm ở: gà bóp rau răm, măng khô ninh, chả ram, cá chiên,…

chả ram miền Trung
chả ram miền Trung

Trong đó, chả ram miền Trung là món đặc biệt hơn cả. Đây là món ăn phổ biến từ xa xưa của nhiều thế hệ người dân Việt. Chúng được làm bằng cách dùng bánh tráng mỏng cuốn nhân (tôm, thịt) sau đó cho vào chảo dầu chiên chín vàng. Chả ram miền Trung thực chất là chả giò ở miền Nam hay miền Bắc. Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng cách làm và nguyên liệu thì cũng tương tự. Nếu như miền Nam sử dụng thịt heo để làm nhân cho chả giò. Thì miền Trung lại nổi tiếng với món chả ram nhân tôm. Do khẩu vị Trung Bộ đậm đà mà món ram tôm này được ăn kèm với nước chấm có phần mặn mà, đặc trưng hơn so với miền Nam.

mâm cúng tất niên
Chả ram tôm đất ăn kèm với nước chấm mặn mà, đậm vị

Nhắc đến chả giò hay chả ram, người ta thường sẽ nhớ đến món chả ram nhân tôm như một đại diện tiêu biểu. Đó cũng chính là lý do vì sao nó có mặt trên mâm cúng tất niên ngày Tết miền Trung. Từ trẻ con, người già cho đến người lao động đều yêu thích món ăn này bởi hương vị gần gũi, ngon lành của nó. Thậm chí vào năm 2011, Kênh truyền hình Mỹ CNN bình chọn Chả giò là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới.

Mâm cúng tất niên miền Nam

Mâm cúng tất niên miền Nam

Đến với ẩm thực miền Nam Việt Nam là đến với các món ăn dân dã, bình dị như: Canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, canh măng, bánh tét, củ kiệu, gỏi tôm thịt, món cà ri… Nếu phải chọn ra đại diện tiêu biểu nhất trong số các món ăn kể trên. Thì chắc chắn sẽ phải nói đến canh khổ qua nhồi thịt và thịt kho tàu.

Người miền Nam thường lựa chọn món cúng dựa trên tên gọi của nó. Khổ qua ở đây có nghĩa là “cái khổ qua đi”. Thay vào đó là hy vọng chào đón những điều mới đầy hân hoan, phấn khởi. Món ăn bình dị nhưng khi đặt lên mâm cúng tất niên thì lại ý nghĩa vô cùng. Thật vậy, đối với người nông dân chất phác miền Nam, điều bình dị luôn làm nên những ý nghĩa sâu xa. Chẳng hạn như món thịt kho tàu miền Nam đầy dân dã.

mâm cỗ cúng tất niên
Canh khổ qua

Thịt kho tàu hay thịt kho hột vịt từ lâu đã xuất hiện trong mâm cơm của các gia đình vùng Nam Bộ. Hương vị thanh thanh, dịu ngọt của món thịt kho tàu cũng từ những vườn dừa xanh mát nơi đây mà có được. Cụm từ “kho tàu” không phải xuất phát từ Trung Hoa mà hoàn toàn thuần Việt đấy nhé. Ngày xưa, dân làng chày khi ra biển đánh cá nhiều ngày thường kho một nồi thịt lớn mang theo. Nó giúp họ vững tay chèo để mang về nhiều mẻ cá lớn. Từ đó, người ta gọi món thịt này là “thịt kho tàu”.

Chuẩn bị bàn thờ và bày mâm cúng lễ như thế nào?

mâm cúng tất niên
Chuẩn bị bàn thờ và bày mâm cúng lễ

Sau khi đã lên được danh sách các món ăn cần phải có, chúng ta sẽ bắt tay vào công việc tiếp theo cúng quan trọng không kém. Đó là chuẩn bị bàn thờ và bày mâm cúng tất niên. Cách sắp xếp bàn thờ không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo tính tôn nghiêm, long trọng. Về nghi thức bày mâm cúng, người ta thường bày hai mâm cỗ. Một mâm cúng tại bàn thờ gia tiên. Mâm còn lại cúng trời đất ở trước sân nhà. Lễ vật đi kèm phải đầy đủ nhang đèn, mâm ngũ quả,….

bày mâm cúng tất niên
Ngay ngắn, đầy đủ và trang trọng

Thông thường, mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền sẽ được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ hoặc trên một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính. Tùy vào điều kiện, thời gian mà gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng phù hợp nhất. Nhưng cho dù là đơn sơ hay cầu kỳ thì cũng không thể thiếu lòng thành của gia chủ trong lúc hành lễ.

Tìm hiểu thêm về cách bày trí bàn thờ, hương đề, sắp xếp mâm ngũ quả và những kiêng kỵ cần tránh trong lễ cúng tất niên tại đây

Bài khấn cúng Tất niên mẫu cho gia đình bạn

mâm cúng tất niên

Khi hành lễ, người đóng vai trò trụ cột chính trong gia đình sẽ đứng ra đảm nhiệm dâng mâm cúng tất niên lên tổ tiên. Nội dung bài khấn chủ yếu thể hiện lòng biết ơn, mong ước của gia đình trong năm mới. Dưới đây là bài khấn mẫu để các gia đình có thể tham khảo cho lễ cúng:

“Nam mô a di đà phật (x3)

cúng tết

Nghi thức dâng mâm cúng tất niên

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm… Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa. Cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần. Phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di đà phật (x3)”

Bạn đã sẵn sàng cho mâm cơm Tất niên đầm ấm bên gia đình chưa?

về nhà ăn tết
Tết đoàn viên bên gia đình

Thấy Tất niên là thấy Tết. Thật vậy, trong tất cả các ngày đặc biệt trong năm, thì Tết nói chung và tiệc tất niên nói riêng chính là một dịp đoàn viên hiếm có của gia đình. Là thời điểm mà tất cả thành viên đều tụ họp, quây quần bên mâm cúng tất niên, cùng nhau đón chào năm mới. Những thông tin trên đây chắc hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho bữa cơm tất niên của mỗi gia đình thêm đầm ấm, sum vầy. Tham khảo thêm về ngày Giỗ ông bà tại đây.

Gác lại âu lo, về nhà ăn Tết bạn nhé!.

CoCo Ichibanya Việt Nam - Thương hiệu Cà-ri hàng đầu Nhật Bản

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/mam-cung-tat-nien-co-quan-a51295.html