Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng cuối

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Cân nặng theo từng tuần tuổi là một trong những tiêu chí để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cân nặng thai nhi 3 tháng cuối thường tăng mạnh hơn để chuẩn bị cho quá trình chào đời.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối (giai đoạn từ tuần 26 cho đến tuần 40 của thai kỳ) thường tăng nhanh

Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối thường tăng nhanh do yếu tố di truyền

2. Cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối

Cân nặng và chiều dài thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn phát triển như sau:

Dưới đây là bảng cân nặng và chiều dài thai nhi 3 tháng cuối theo tuần thai tham khảo (cập nhật năm 2019 - Tổ chức Y tế thế giới WHO):

3. Thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân có nguy hiểm không?

Thai nhi thừa cân

Thai nhi thừa cân và quá to có thể khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ.

Trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của trẻ sơ sinh không kịp điều chỉnh). Điều này dẫn đến một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt... ở trẻ.

Thai nhi thiếu cân

Nếu thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, trẻ trong quá trình lọt lòng thường có nguy cơ bị ngạt thở cao. Thêm vào đó, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: Viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết...

Một số nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp - vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.

Bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi ba tháng cuối có giá trị để tham khảo. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến cân nặng của bé sẽ khác nhau đôi chút. Do vậy, nếu cân nặng của thai nhi có cao hoặc thấp so với tiêu chuẩn chung, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa chứ không nên vội vàng kết luận.

Bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi ba tháng cuối có giá trị để tham khảo

4. Cân nặng của mẹ và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Thai phụ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình, để cân nặng tăng khoảng 10 - 12 kg trong suốt quá trình mang thai là tốt nhất.

Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng. Nếu mẹ bầu tăng quá ít, đồng nghĩa với việc sẽ không đủ dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi phát triển, bé có nguy cơ sinh non. Ngược lại, các mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cao hơn vì thai quá to.

3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng, tuy nhiên chính vấn đề cân nặng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Bé nhẹ cân hay quá cân đều gây ra một loạt các biến chứng như: suy hô hấp, suy tim, đa hồng cầu, viêm phổi, hạ đường huyết... Vì vậy, mẹ nên khám thai thường xuyên trong giai đoạn này để theo dõi cân năng của thai nhi, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong chế độ dinh dưỡng.

Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói. Với gói khám này, mẹ sẽ được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe. Thai nhi được theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa ở tuần thai 37-40 dự kiến thời điểm sinh. Nếu như trẻ sinh non sẽ được chăm sóc và nuôi dưỡng với quy trình chuẩn quốc tế. Các ca sinh non đều được tổ chức bài bản dưới sự phối hợp của nhiều chuyên khoa: khoa sản, khoa gây mê và đặc biệt là khoa sơ sinh, khoa nhi. Việc này giúp hạn chế rủi ro và tăng hiệu quả điều trị đối với những vấn đề về sức khỏe mà trẻ sinh non có thể gặp phải. Sau mỗi lần khám thai, thai phụ đều được các bác sĩ phân tích kết quả và tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý với thể trạng của cả mẹ và bé, để chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi vượt cạn.

Hình ảnh khách hàng được tư vấn sức khỏe sau khi khám thai định kỳ tại Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/bau-9-thang-em-be-nang-bao-nhieu-a51102.html