Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu thường được yêu cầu khi khám bệnh, cấp cứu hoặc cần theo dõi tiến trình điều trị của người bệnh. Dưới đây là cách đọc cùng với ý nghĩa của sự thay đổi những chỉ số nằm trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu được tiến hành trên thiết bị tự động.

1. Tổng phân tích tế bào máu là gì?

Tổng phân tích tế bào máu hay còn được gọi là xét nghiệm 32 chỉ số, được sử dụng để mang đến những thông tin quan trọng liên quan đến các loại cũng như số lượng tế bào trong máu của tế bào hồng cầu, hay các tế bào bạch cầu, tiểu cầu. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng của một số bệnh lý thường gặp như nhiễm ký sinh trùng, hoặc thiếu máu, hay một số rối loạn khác.

2. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

2.1 RBC (tên tiếng Anh là Red Blood Cell - để chỉ số lượng hồng cầu có trong một thể tích máu)

2.2 HBG (Hemoglobin - đại diện cho lượng huyết sắc tố có trong một thể tích máu)

Huyết sắc tố là loại phân tử protein thuộc hồng cầu, đóng vai trò chính là đưa oxy từ phổi đến với một số cơ quan trao đổi, đồng thời nhận CO2 từ những cơ quan vận chuyển quay trở về phổi trao đổi để có thể thải CO2 ra ngoài và tiếp tục nhận oxy. Ngoài ra, huyết sắc tố còn là chất tạo nên màu đỏ cho hồng cầu.

Giá trị bình thường của nữ là 120 - 150 g/L và của nam giới là 130-170 g/L.

Nếu chỉ số tăng: bệnh nhân bị mất nước, hoặc các bệnh liên quan đến tim, phổi,...

Chỉ số giảm do: thiếu máu, chảy máu hoặc xuất phát từ các phản ứng gây tan máu,...

2.3. HCT (Hematocrit - là tỷ lệ thể tích của hồng cầu/ tổng thể tích máu)

2.4 MCV (Mean corpuscular volume - là thể tích trung bình hồng cầu)

2.5 MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin - đại diện cho lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu)

MCH - Huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

2.6 MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration - là nồng độ huyết sắc tố trung bình có trong một thể tích máu)

2.7 RDW (Red Cell Distribution Width - là độ phân bố của hồng cầu)

Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 10- 16,5%.

Nếu như giá trị này càng cao thì chứng tỏ độ phân bố của hồng cầu đang thay đổi là càng nhiều, kích thước hồng cầu chênh nhau càng nhiều, không đồng đều. Giá trị RDW trên chuẩn thường xuất hiện trong những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu.

2.8 NEUT (Neutrophil - Bạch cầu trung tính)

Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 43-76%, nếu tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao sẽ cho thấy bệnh nhân đang bị nhiễm trùng máu.

Ngoài ra, có thể tăng trong các trường hợp bị ung thư, nhiễm khuẩn cấp,... Và giảm do nhiễm virus, do sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, do thiếu máu bất sản,...

2.9 LYM (Lymphocyte - Bạch cầu Lymphô)

2.10 MONO (Monocyte - hay còn gọi là Bạch cầu Mono)

Giảm trong những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu do suy tủy, ung thư, hoặc sử dụng glucocorticoid...

2.11 EOS (Eosinophil - chỉ số bạch cầu đa múi và ưa axit)

2.12 BASO (Basophil - Bạch cầu đa múi ưa kiềm)

2.13 PLT (Platelet Count - chỉ số thể hiện số lượng tiểu cầu có trong một thể tích máu)

Tiểu cầu là một tế bào không hoàn chỉnh, là các mảnh vỡ của những tế bào chất (đây là một thành phần thuộc tế bào nhưng không chứa nhân tế bào), sinh ra từ các tế bào mẫu của tiểu cầu nằm trong tủy xương.

2.14 PDW (Platelet Disrabution Width - chỉ số thể hiện độ phân bố tiểu cầu)

2.15 MPV (Mean Platelet Volume - chỉ số thể hiện thể tích trung bình tiểu cầu)

Như vậy, có thể thấy các chỉ số trong kết quả của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau, điển hình là các bệnh liên quan đến sự tăng giảm của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cach-xem-ket-qua-xet-nghiem-mau-a49722.html