Nghê đá hay tượng nghê đá là một linh vật đá, thường thấy rất nhiều tại các công trình tâm linh và dân dụng tại Việt Nam.
Sở dĩ nghê được nhiều người sử dụng, vì đó là một linh vật linh thiêng, mang lại những ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thuỷ.
Bạn đã thực sự hiểu rõ hết về linh vật này chưa?
Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, cách đặt, các mẫu nghê đá cũng như giá cả và nơi sản xuất tượng nghê uy tín nhé!
Dưới đây là một số mẫu nghê đá đẹp của Thăng Long đã thực hiện cho khách hàng trên khắp cả nước:
Xem thêm:
Trong văn hoá người Việt, có rất nhiều linh vật không có thật trong đời thường, nhưng lại mang một ý nghĩa tâm linh và phong thuỷ hết sức đặc biệt, như Tỳ Hưu, Thiềm Thừ, Kỳ Lân và Nghê.
Nghê đá hay một số nơi gọi là ngao đá, xuất phát từ trong thần thoại Việt Nam, là một linh vật biến thể từ sư tử và chó.
Đây là một linh vật, thường xuất hiện ở trước cổng của khác không gian tâm linh như đình chùa, miếu tự ở Việt Nam.
Nghê đá hay tượng nghê đá, là một linh vật mang đậm văn hoá của người Việt đã xuất hiện từ ngàn xưa.
Nhưng, trải qua bao năm tháng, thì hình dáng của con nghê cũng có chút đổi khác, để phù hợp với quan niệm tâm linh đổi mới và thích hợp hơn với bản sắc, văn hoá Việt.
Nghê là linh vật có đầu giống sư tử hoặc Kỳ Lân, với móng vuốt sắc nhọn ở chân, nhưng lại có thân hình của loài chó.
Vì vậy nhiều người vẫn thường bị nhầm lẫn giữa Kỳ Lân, Tỳ Hưu, Sư tử đá và nghê đá.
Điểm khác biệt của nghê và cũng là điểm nhấn mang đậm văn hoá dân gian Việt Nam, đó là hình tượng loài chó.
Chó, là một loài vật trung thành và cũng hết sức gần gũi với đời sống của người Việt.
Đó không chỉ là một con vật, mà còn là một người bạn, một thành viên trong gia đình, vừa trung thành, vừa bảo vệ gia chủ khỏi kẻ gian hay thú dữ.
Vì vậy, người Việt kết hợp giữa những nét thần thoại của kỳ lân và rồng với những nét mạnh mẽ, trung thành gần gũi của loài chó, qua đó rất khéo léo để tạo ra con nghê vừa uy nghi vừa gần gũi.
Truyền thuyết về con nghê đá, bắt đầu xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ 1 trước công nguyên, hay cuối thời Văn Lang đầu Âu Lạc.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, thì nguồn gốc con nghê gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ bí linh thiêng.
Trong truyền thuyết, thì khi rồng sinh con nhưng đến đứa con thứ 8 lại mang một hình dạng rất đặc biệt.
Đầu của nó không có sừng như các con rồng khác, chân thì tuy có móng vuốt như rồng, nhưng lại trông giống như chân của sư tử.
Đuôi của nó rất dài và nhìn tổng thể của nó thì vừa toát lên vẻ hùng mạnh, mãnh liệt vừa mang một sức mạnh có thể chống được các loại tà ma ác quỷ.
Con vật này đã được đặt tên là Kim Nghê.
Cũng chính từ lúc đó, mà hình tượng của Nghê được sử dụng rộng rãi trong dân gian từ các ngôi chùa, đình làng, miếu tự đến nhà dân để chống lại tà ma.
Một số nhà có địa vị thời xưa, còn dùng hình tượng con nghê đặt trước cổng nhà để thể hiện sự bề thế và địa vị xã hội cao sang.
Nhìn lại các công trình kiến trúc của Việt Nam, từ Bắc vào Nam, qua bao năm tháng thì có thể bắt gặp được nhiều hình tượng nghê đá.
Đặc biệt là ở các làng quê Bắc Bộ.
Nhưng ngay cả ở cung đình Huế cũng có sự hiện diện của con nghê.
Trước cửa Hiển Nhơn và Miến Môn Thế Tổ trong Hoàng Thành Huế, chính là hai cặp nghê được dựng sừng sững.
Tuỳ mỗi vùng miền mà hình tượng nghê đá có khác biệt đôi chút.
Con nghê ở cung đình Huế, cũng mang nét vương giả hơn và được chạm trổ khá cầu kỳ với các chòm lông xoắn ở đầu, mang tai và đuôi cùng với các đao lửa ở bốn chân và lưng.
Còn ở các làng quê miền Bắc Việt Nam, thì trước cổng làng bao giờ cũng có một con nghê bằng đá lớn để bảo vệ cả làng.
Từ thời Đông Sơn cũng đã có nghê ở trên đèn.
Ngày xưa mọi người gọi nó là con “tịch tà”, nghĩa là trừ điều xấu.
Và hình tượng con nghê đội đèn cũng có mặt trong những món đồ đồng Đông Sơn muộn.
Sau đó thì sự xuất hiện của nghê hay ngao đá ngày càng nhiều hơn.
Các ngai vàng của vua thời Nguyễn đều có cặp nghê chầu bên dưới, với ý nghĩa là loài sư tử thiêng.
Cung điện Thái Hoà của nhà Nguyễn, cũng có hình tượng con nghê ở đó.
Điều đó đã chứng tỏ được ý nghĩa đặc biệt của con nghê trong đời sống xã hội thời bấy giờ.
Mỗi một linh vật trong văn hoá người Việt, đều mang một ý nghĩa đặc biệt riêng.
Nếu như Sư Tử là đại diện của sức mạnh, Rồng là đại diện của quyền lực và Tỳ Hưu là linh vật mang đến tài lộc, thì nghê là loài thú mang nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cho mọi người.
Đây cũng chính là ý nghĩa cao đẹp nhất, của hình tượng con nghê đá trong phong thuỷ và được mọi người tìm mua để trang trí và bảo vệ cho các nơi linh thiêng hay nhà cửa.
Nghê phong thủy được biết là có tác dụng ngăn chặn, xua đuổi tà ma, các hung khí tà khí quấy nhiễu nên thường được đặt ở trước cổng của đình, chùa.
Ngoài việc xua đi điềm xấu, thì Nghê cũng có tác dụng hóa giải, trấn trạch khí xấu tại một vùng đất, nên còn được đặt ở những nơi như ngã ba, nhà có đường cong hoặc vật nhọn hướng vào.
Vì vậy mỗi một nơi đặt nghê khác nhau lại mang đến những ý nghĩa phong thuỷ khác nhau như:
Nghê đặt trước cổng làng, đình chùa, miếu tự:
Thường được đặt ở vị trí từ trên cao nhìn xuống. Nghê được đặt ở vị trí này có khả năng nhìn thấu và kiểm soát được tâm hồn, ý nghĩ của từng người khi bước qua nơi này.
Từ đó, Nghê sẽ biết được mỗi người đó có tâm địa ra sao, có phải là người tốt hay không và có xứng đáng để bước vào nơi này không.
Nghê đặt tại ngã ba đường, trước cửa nhà dân:
Nghê đặt tại những vị trí này nhằm hóa giải những điềm xấu, sát khí, hung khí có thể mang đến cho chủ nhà.
Tuy vậy, Nghê đá đặt trước nhà cần được làm đúng phong thủy, không được quá lớn hay quá nhỏ.
Bên cạnh đó, nghê luôn đặt theo cặp để đảm bảo cân bằng âm dương và phát huy cao nhất hiệu quả của mình.
Nghê đặt tại các khu lăng mộ dòng họ, lăng mộ người có quyền thế, chức vụ:
trong quan niệm dân gian, Nghê sẽ canh gác cho giấc ngủ ngàn thu của người dưới mộ, giữ cho người đã khuất có được sự thanh thản, bình yên nơi chín suối.
Một số người còn cho rằng, Nghê xuất hiện trước mộ cũng thể hiện được niềm thương xót, kính cẩn của con cháu trong nhà với người đã khuất.
Vào mỗi thời kỳ trong lịch sử, thì cách đặt nghê đá có thay đổi đôi chút cho hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Vì vậy, không thể áp dụng những cách đặt nghê cũ cho thời hiện tại được.
Hiện nay, nghê thường được xem kỹ về phong thuỷ, hướng, sự hoà hợp trước khi chọn vị trí đặt thích hợp.
Làm vậy sẽ đảm bảo được tượng nghê đá mang lại những điềm tốt cho gia chủ, vùng đất và long mạch của cả làng.
Cho nên, việc đặt con nghê sao cho thích hợp rất phức tạp và còn tuỳ theo phong thuỷ và vùng miền mỗi nơi mỗi khác.
Đặt nghê đúng, sẽ mang đến điềm lành, nhưng đặt sai vị trí sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ phong thuỷ của nhà cửa, đất đai cũng như sự nghiệp gia đình.
Một số điểm lưu ý về cách đặt nghê, như tượng nghê thường luôn phải đặt một đôi và hai con nghê sẽ hướng mặt vào nhau hoặc cùng hướng ra ngoài.
Rất nhiều người cũng muốn biết con nghê đá có thích hợp với tuổi của mình không trước khi mua về.
Nhưng, con nghê đặc biệt hơn những con vật khác, vì nó có sự tổng hợp của cả rồng, sư tử, kỳ lân và chó.
Vì vậy, con nghê có thể thích hợp với nhiều năm tuổi và cung mệnh khác nhau.
Để đạt được ý nghĩa tâm linh phong thuỷ cao nhất, thường người mua nghê cần thêm sự tư vấn từ nơi sản xuất hoặc các thầy phong thuỷ.
Đặc biệt những người tuổi Dần, Mão, Ngọ, rất thích hợp với những tượng linh vật có hình chó, nên có thể tham khảo dùng tượng nghê, do nghê là hình tượng của chó và sư tử biến thể.
Những người thuộc cung mệnh Thổ, cũng có thể tham khảo những tượng đá mang hình dáng con chó, linh vật này sẽ mang đến may mắn, tiền tài, sức khỏe.
Có nhiều cách để phân loại nghê đá tuỳ theo hình thức của nghê, vị trí đặt, chức năng, lịch sử hay vùng miền.
Cụ thể là:
Phân loại theo hình thức của nghê đá, sẽ dựa vào những chi tiết của nghê để phân biệt, nên đây là cách đơn giản và trực quan nhất.
Ví dụ, phân loại theo nghê có sừng hay không sừng, nghê có bờm hay không bờm, nghê có vảy hay nghê có lông xoắn.
Một số nơi còn phân biệt là nghê mang dáng chó hơn hay dáng sư tử hơn.
Nhưng, phân loại theo kiểu này thì có rất nhiều loại vì các nghệ nhân luôn sáng tạo trong việc tạo ra con nghê.
Mỗi giai đoạn lịch sử, thì các tác phẩm điêu khắc lại mang một nét riêng.
Vì vậy nghê thời Lý, thời Trần, thời Lê, thời Nguyễn đều có khác biệt rõ rệt.
Phân loại theo lịch sử, cũng dựa vào tạo hình của con nghê nhưng lại hơi khó khăn.
Vì qua các thời kỳ, thì nghê không có thay đổi rõ nét như hình tượng rồng trong lịch sử.
Một cách phân loại nghê phổ biến khác là dựa theo vùng miền làm nghê.
Ví dụ như Nghê Bát Tràng, Nghê Bình Dương, Nghê Phù Lãng… Riêng các sản phẩm nghê đá thì làng nghề Ninh Vân ở Ninh Bình là nơi có truyền thống lâu đời nhất, với các nghệ nhân lão luyện trong nghề luôn cho ra những mẫu nghê sáng tạo và đẹp mắt.
Ngoài hình tượng con nghê là phần chính, thì chân đế của nghê đá cũng thường có thêm các hoa văn, để tạo thêm điểm nhấn cho tượng.
Các hoa văn này, thường là cách điệu của những họa tiết thiên nhiên như hoa lá, mây nước, hoa sen…
Những chi tiết này, giúp cho con nghê thêm hài hoà, đặc sắc mà vẫn mang những ý nghĩa tốt đẹp về mặt tâm linh và phong thuỷ.
Vì nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữ con nghê đá , kỳ lân, lân đá, tỳ hưu và sư tử đá Trung Quốc nên Thăng Long sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về từng mẫu linh vật như sau:
Nghê đá:
Như đã nói ở trên, thì nghê là linh vật đặc trưng của người Việt, kết hợp giữa sư tử hoặc Kỳ Lân và chó.
Vì vậy, đặc điểm phân biệt của Nghê với các loại khác chính là hình tượng loài chó được cách điệu trong đó.
Ngoài ra, điểm đặc biệt của Nghê là răng nanh giống rồng, rất khác biệt so với các loại khác.
Tỳ Hưu:
Đây là một loại linh vật xuất phát từ văn hoá Trung Hoa. Tỳ Hưu có đầu lân, mông to như bò, đuôi dài, chùm lông đuôi rậm.
Đặc biệt là Tỳ Hưu không có hậu môn và chỉ ăn vàng bạc nên tiền bạc vào bụng thì sẽ không thoát đi được. Điểm nhận biết của Tỳ Hưu là có sừng trên đầu và thân hình khá to tròn.
Kỳ Lân/ Lân Đá:
Kỳ Lân, cũng là một linh vật đầy bí ẩn và linh thiêng, được nhiều người tin tưởng.
Kỳ Lân là tên chung cho loài, gồm con Kỳ (con đực) và con Lân (con cái). Kỳ Lân không sát hại các loài khác bao giờ, chỉ ăn cỏ nên còn được gọi là Nhân Thú (con thú có lòng nhân từ).
Để nhận biết Kỳ Lân có thể nhìn vào mặt và cánh ở lưng của con Kỳ.
Sư tử đá Trung Quốc:
Hình tượng sư tử đá, được sử dụng rất phổ biến ở nhiều quốc gia, nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn.
Sư tử đá Trung Hoa, thường có đầu to, thân hình vạm vỡ với tỷ lệ 1:3, phần ngực nở rộng ra và chân mập cùng móng vuốt sắc nhọn.
Sư tử đá Trung Hoa, cũng có phần lông trên đỉnh đầu nổi bật lên, mắt tròn miệng vuông, mũi cao răng sắc, tai nhỏ xếch ngược như chiếc lá. Ức cũng cũng lông và hàm có thêm râu, con đực còn có thêm bờm.
Sư tử đá Trung Quốc, có rất nhiều chi tiết khác, như dải băng hay lông dài phủ kín, đuôi hình lá, lông cổ xoắn, đeo lục lạc. Có nơi còn có thêm sợi anh lạc, đai gấm.
Nghê đá, là một linh vật được nhiều người quan tâm và giá cả là một trong những vấn đề được mọi người cân nhắc khi mua ngao đá.
Giá sản xuất thi công nghê đá thường dựa vào kích thước, vật liệu, số lượng và tạo hình của nghê.
Địa điểm lắp đặt và thời gian thi công cũng sẽ ảnh hưởng đến giá nghê đá.
Vì vậy khách hàng có thể liên hệ tới Thăng Long để được báo giá chính xác và tư vấn cụ thể hơn.
Nghê đầu cột cao 20cm giá 2.000.000 - 2.200.000 vnđ / 1 đôi
Nghê Việt canh cổng nhà thờ, từ đường,.. cao 61 cm giá 6.000.000 - 6.500.000vnvđ / 1 đôi
Nghê trung quốc cao 61cm giá 8.000.000 - 8.500.000vnvđ / 1 đôi
Dù đã hiểu rõ hơn về nghê đá, nhưng tìm được một nơi mua nghê uy tín cũng không phải là việc đơn giản.
Vì trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở làm nghê.
Khách hàng cần lựa chọn nơi có kinh nghiệm lâu năm và uy tín trong ngành để có thể an tâm về chất lượng của thành phẩm.
Các sản phẩm của Thăng Long, luôn được chế tác từ những vật liệu tự nhiên tốt nhất, cùng với sự khéo léo của những nghệ nhân lành nghề, để cho ra những sản phẩm hoàn hảo cho khách hàng.
Liên hệ:
Đá Mỹ Nghệ Thăng Long
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/con-nghe-hop-voi-tuoi-nao-a49653.html