4 cấp độ quản lý phổ biến trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn

Một doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển cần có sự điều hành và lãnh đạo của các nhà quản lý tài ba. Đây là những người không thể thiếu trong một doanh nghiệp vì họ là người giúp doanh nghiệp đạt được những thành công trong kinh doanh. Thường thì các nhà quản lý sẽ được phân thành các cấp độ khác nhau để thuận lợi hơn trong việc điều hành doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp lại có cách phân cấp khác nhau. Trong bài viết này Ms Uptalent sẽ chia sẻ cùng bạn đọc 4 cấp độ quản lý phổ biến trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Các bạn hãy theo dõi để hiểu được C-Level (C-Suite), VPs, D-Level và B-Level là gì nhé. Việc làm lương caoXem thêm: Tìm Việc làm manager tại HRchannels

Cấp độ quản lý là gì?

Cấp độ quản lý là cụm từ được dùng để thể hiện ranh giới giúp phân biệt các vị trí quản lý trong một doanh nghiệp, tổ chức. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì số lượng cấp quản lý cũng tăng theo và ngược lại. Mỗi cấp độ quản lý gắn liền với một chuỗi các mệnh lệnh, quyền hạn và vị thế riêng. Đồng thời họ cũng được hưởng những đặc quyền và lợi ích riêng.

Vai trò chung của các cấp quản lý là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và thu về lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tổ chức các cấp độ quản lý khác nhau. Có sự khác biệt này là do những khác biệt về ngành nghề, quy mô và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

4 cấp độ quản lý phổ biến trong doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp các nhà quản lý sẽ được phân thành các cấp bậc khác nhau. Các yếu tố như trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách,… tạo nên điểm đặc trưng riêng cho từng cấp độ quản lý. Sau đây là 4 cấp độ quản lý phổ biến trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn: Cấp độ quản lý doanh nghiệp >>>> Xem thêm: Tìm kiếm việc làm quản lý ở đâu uy tín?

1- C-Level (Top Level Manager)

C-Level hay C-Suite là tên gọi chung của các vị trí quản lý cấp cao nhất trong một doanh nghiệp. Chữ C là viết tắt của “chief”, có nghĩa là “trưởng”. Một số chức danh thuộc cấp độ C-Level như CEO, COO, CMO, CFO, CTO,…

Các vị trí C-Level giữ vai trò chiến lược trong một doanh nghiệp. Họ nắm giữ các vị trí cao trong ban điều hành doanh nghiệp và có ảnh hưởng sâu sắc đến các quyết định trong toàn công ty.

So với các vị trí bình thường khác, vị trí C-Level sẽ phải đảm nhận khối lượng công việc rất lớn, trách nhiệm quan trọng, có sức ảnh hưởng và tác động mạnh đến các thành viên khác trong doanh nghiệp. Chính vì vậy họ được trả mức lương rất cao.

Thông thường các C-Suite đều là các chuyên gia về kinh doanh và là những nhà lãnh đạo tài ba. Họ có nhiều năm kinh nghiệm, có tầm nhìn, khả năng ra quyết định, giỏi đào tạo người khác, linh hoạt trong xử lý tình huống và giao thiệp rộng.

Khi tuyển dụng các vị trí C-Level, doanh nghiệp cũng đặt ra những yêu cầu khá nghiêm ngặt về bằng cấp, trình độ. Chẳng hạn các bằng cấp, chứng chỉ về khả năng lãnh đạo, bằng MBA hoặc các bằng cấp có liên quan khác. Chính vì vai trò quan trọng mà quy trình tuyển dụng và sa thải nhà quản lý cấp C cũng rất nghiêm ngặt.

2- VPs (Vice Presidents Management)

VPs (Vice Presidents) được biết đến với tên gọi khác là Phó chủ tịch. Đây là vị trí quản lý thuộc cấp thứ hai trong bộ máy quản trị của một doanh nghiệp. Vị trí này có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho người điều hành cao cấp nhất (C-Level).

Trong một số tập đoàn, VP có thể là chức danh của các cá nhân phụ trách một bộ phận cụ thể. Ví dụ như Phó chủ tịch phụ trách pháp lý, Phó chủ tịch tài chính, Phó chủ tịch nhân sự,… Đôi khi trong một doanh nghiệp có nhiều vị trí Phó chủ tịch. Lúc này sẽ có chức danh Phó chủ tịch điều hành hoặc Phó chủ tịch cấp cao để phân biệt với các vị trí Phó chủ tịch khác. Trong các doanh nghiệp lớn, vị trí VP cũng có thể được phân thành các chức danh như Associate VP, Assistant VP, VP, Senior VP and Executive VP.

Các VPs phụ trách các vấn đề tổng thể của một doanh nghiệp, tổ chức. Họ chịu trách nhiệm thúc đẩy toàn công ty hoàn thành các mục tiêu và sứ mệnh thông qua việc thực hiện các chiến lược phù hợp với quyết định của Hội đồng quản trị. VPs cũng là người thường xuyên xuất hiện trước công chúng hơn Giám đốc điều hành. Bởi vậy họ phải đảm bảo việc giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng. Quản lý

3- D-Level

D-Level là thuật ngữ được dùng để chỉ các chức danh Director (Giám đốc), ví dụ như Giám đốc kinh doanh, Giám đốc nhân sự, Giám đốc marketing, Giám đốc kỹ thuật,… Nhà quản lý cấp D-Level là người điều hành một bộ phận hay phòng ban trong doanh nghiệp và có trách nhiệm báo cáo cho VPs.

Có thể hiểu rằng, các D-Level sẽ giám sát và lãnh đạo một nhóm nhân viên của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp mà số lượng D-Level sẽ khác nhau. Chẳng hạn công ty có quy mô nhỏ sẽ có một hoặc hai Giám đốc. Nhưng khi quy mô công ty mở rộng hơn, số lượng D-Level cũng tăng theo.

Thông thường chức danh Giám đốc được xếp vào giai đoạn đầu hoặc cấp thấp nhất trong nhóm điều hành. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Tại một số doanh nghiệp lớn có thể có nhiều hơn một cấp Giám đốc, chẳng hạn họ có thể có Giám đốc cộng tác và Giám đốc cấp cao. Khi đó Giám đốc cấp cao sẽ có trách nhiệm và quyền hạn lớn hơn những Giám đốc khác. Tóm lại sự phân định này sẽ dựa trên cấp bậc so với vị trí Giám đốc cao nhất là Giám đốc điều hành.

4- B-Level

B-Level là các vị trí quản lý cấp trung. Những người này có trách nhiệm báo cáo cho nhà quản lý D-Level. Một số vị trí B-Level thường gặp như Sales Manager, Marketing Manager, HR Manager,…

Trong doanh nghiệp, các nhà quản lý B-Level giữ vai trò tiếp nhận các chủ trương, chiến lược, chính sách toàn diện từ những người quản lý cấp cao sau đó cụ thể hóa chúng thành các mục tiêu và kế hoạch cụ thể để thực hiện.

Công việc hàng ngày của các B-Level là phải đảm bảo các chính sách và ý tưởng của nhà quản lý C-Level được thực hiện. Họ cũng chịu trách nhiệm giám sát, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc của người dưới quyền và lập báo cáo cho cấp trên.

Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu được cấp độ quản lý là gì và có được những thông tin hữu ích về 4 cấp độ quản lý phổ biến trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Uptalent tin rằng, khi đã hiểu rõ hệ thống cấp độ quản lý trong doanh nghiệp, bạn sẽ dễ dàng xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp của mình và có thể đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa. Dịch vụ headhunter - Săn đầu người >>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm việc làm quản lý, việc làm cấp cao

-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/c-level-la-gi-a49543.html