Khái niệm tiến hóa- Bằng chứng tiến hóa

Ngày dạy: Tiết 57..............................................

Tiết 58..............................................

Tiết 57, 58: KHÁI NIỆM VỀ TIẾN HÓA, BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù

a. Nhận thức Khoa học tự nhiên

- Phát biểu được khái niệm tiến hoá.

- Nêu được khái niệm hóa thạch và ví dụ về hóa thạch.

- Phân biệt được cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự với cơ quan thoái hóa.

- Kể tên được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

b. Tìm hiểu thế giới sống

- Trình bày báo cáo tìm hiểu các bằng chứng tiến hóa.

c. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học

- Giải thích sự thoái hóa của một số cơ quan ở người.

1.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học - tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Giao tiếp và hợp tác: Rèn được kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với giáo viên; biết phân công công việc giữa các thành viên một cách hợp lí khi hợp tác thông qua thảo luận nhóm.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Rèn luyện đức tính kiên trì, tự giác học tập, tìm tòi, khám phá.

- Trách nhiệm: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hoạtđộng

Tênphươngtiện,thiếtbị

Số lượng, yêu cầu

GV

HS

Hoạt động mở đầu: Tìm hiểu về khái niệm tiến hóa thông qua trò chơi “Vòng quay may mắn” (8 phút)

- Máychiếu,máytính

- Vở ghi

1

1

x

x

Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Tìm hiểu khái niệm tiến hóa (5phút)

- Máychiếu,máytính

- Vở ghi

1

1

x

x

HĐ 2: Tìm hiểu bằng chứng trực tiếp - Hóa thạch

(10 phút)

- Giấy A0

- Bútlông nhiều màu

- Phấnmàu

- Link:

https://www.liveworksheets.com/nx3143198yy

1

6-8

1hộp

X

X

X

HĐ 3: Tìm hiểu bằng chứng gián tiếp

(10 phút)

Video 2: cô gái người sói:

https://www.youtube.com/watch?v=mkC43bteHWA

Video 3: về thời kỳ tiền sử:

https://youtu.be/HAcWAeR1ZrQ

Hoạt động luyện tập và vận dụng

(12 phút)

Link trò chơi trên Quizizz: Các bằng chứng tiến hóa

https://quizizz.com/admin/quiz/61d179533bfb12002044cd76/startV4

Trang Wakelet:

https://wakelet.com/i/invite?code=yalymfnj

X

x

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. MỞ ĐẦU (8 phút)

1. Mục tiêu

Xác định được nội dung cơ bản của phần 6: Tiến hóa thông qua trò chơi “Vòng quay may mắn”

2. Tổ chức hoạt động

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV phổ biến cách chơi:

- HS chọn ngẫu nhiên 1 ô số câu hỏi.

VD: HS chọn ô số 3.

GV: GV bắt đầu nhấp chuột vào “QUAY”.

Khi muốn dừng vòng quay thì bấm chuột vào bất kỳ vị trí nào trên background (trừ những chỗ hiện hình bàn tay) → Điểm hoặc phần thưởng cho câu hỏi đó nếu trả lời đúng.

Sau đó bấm chuột vào ô số 3, câu hỏi hiện ra.

HS trả lời xong, GV bấm chuột 1 lần, đáp án hiện ra.

GV bấm nút “Quay về”.

Các câu hỏi tiếp theo làm tương tự.

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Gv giám sát, định hướng và điều khiển trò chơi

- HS hoạt động cá nhân xung phong quay số và trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo và thảo luận

- Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi.

- Cả lớp nghe và cho ý kiến nhận xét, bổ sung

-HS trả lời theo hiểu biết.

-Nghe câu trả lời từng câu hỏi, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV giới thiệu về nội dung về Tiến hóa.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tiến hóa (5 phút)

1. Mục tiêu

- Phát biểu được khái niệm tiến hóa.

- Tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học - tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Tổ chức hoạt động

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 trong link:

https://sites.google.com/view/kienthucbosungtienhoasinhhoc9/trang-ch%E1%BB%A7

GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:

- Thế nào là tiến hóa? Mô tả hiện tượng tiến hóa sinh học?

- Kết quả của quá trình tiến hóa sinh học là gì?

HS theo dõi kết quả, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Gv giám sát, định hướng.

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo và thảo luận

GV nhận xét, đánh giá chung.

- Nghe nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

1. Khái quát về tiến hóa

- Tiến hoá là sự biến đổi có kế thừa trong thời gian dẫn tới sự hoàn thiện trạng thái ban đầu và sự nảy sinh cái mới.

- Tiến hoá sinh học là sự tiến hoá xảy ra trên cơ sở các quá trình tự nhân đôi, tự đổi mới của các đại phân tử sinh học, sự sinh sản của các cơ thể sống, sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, dẫn tới sự biến đổi các loài sinh vật. Đó là sự phát sinh và phát triển của giới sinh vật.

- Tiến hóa sinh học dẫn đến sự phát triển ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lý ở các cấp tổ chức sống.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bằng chứng trực tiếp - Hóa thạch (10 phút)

1. Mục tiêu

- Nêu được khái niệm hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.

2. Tổ chức hoạt động

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu về nhà từ tiết học trước đối với HS được GV gửi thông qua nhóm Zalo:

1. Xem video 1: Hình ảnh, nội dung cơ bản của bài học

https://sinhhochuongtt.blogspot.com/2021/12/hoc-lieu-so-bai-24-cac-bang-chung-tien_30.html#more

2. Hoàn thành phiếu học tập trực tuyến livewworksheet Các bằng chứng tiến hóa:

https://www.liveworksheets.com/nx3143198yy

GV chiếu kết quả phiếu học tập liveworksheet (phần I)-của 1 số HS, sau đó yêu cầu 1 HS trình bày bài làm của mình.

HS theo dõi kết quả, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Gv giám sát, định hướng.

- HS trình bày nội dung phiếu học tập liveworksheet (phần I)

Bước 3. Báo cáo và thảo luận

GV nhận xét, đánh giá chung về tiến độ và chất lượng phiếu học tập.

- Nghe nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

2. Các bằng chứng tiến hóa

2.1. Bằng chứng tiến hóa trực tiếp (hóa thạch)

- Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

- Các loại hóa thạch:

+ Bộ xương.

+ Dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng,...)

+ Xác sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu bằng chứng gián tiếp (10 phút)

1. Mục tiêu

- Phân biệt được cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự với cơ quan thoái hóa.

- Kể tên được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

- Trình bày báo cáo tìm hiểu các bằng chứng tiến hóa.

- Giải thích sự thoái hóa của một số cơ quan ở người.

- Tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học - tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Giao tiếp và hợp tác: Rèn được kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với giáo viên; biết phân công công việc giữa các thành viên một cách hợp lí khi hợp tác thông qua thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: Rèn luyện đức tính kiên trì, tự giác học tập, tìm tòi, khám phá.

- Trách nhiệm: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm.

2. Tổ chức hoạt động

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu kết quả phiếu học tập liveworksheet (phần II):

https://www.liveworksheets.com/nx3143198yy

của 1 số HS, sau đó yêu cầu 1 HS trình bày bài làm của mình.

HS theo dõi kết quả, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Gv giám sát, định hướng.

- HS trình bày nội dung phiếu học tập liveworksheet (phần II).

Bước 3. Báo cáo và thảo luận

GV nhận xét

1. Tại sao xương chi trước của các loài dơi, cá voi, mèo, người thực hiện các chức năng khác nhau nhưng vẫn có những dấu hiệu tương đồng về thể thức cấu tạo?

2. Các cơ quan tương đồng ở động vật là những cơ quan có khả năng thực hiện những chức năng nhất định còn các cơ quan thoái hóa thì không còn thực hiện chức năng nữa. Vậy dựa vào cơ sở nào để chứng minh mối quan hệ đó? Vì sao các cơ quan đó là bằng chứng tiến hóa?

3. Vì sao nói cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự là hai hiện tượng trái ngược nhau? Vì sao đó là những bằng chứng tiến hóa?

4. Nêu các bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh vật có nguồn gốc chung.

(Trong quá trình thảo luận GV sử dụng hình ảnh trong bài trình chiếu powerpoint để minh họa).

- HS trả lời các câu hỏi thảo luận.

- Nghe nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

2.2. Bằng chứng tiến hóa gián tiếp

2.2.1. Bằng chứng giải phẫu so sánh

- Cơ quan tương đồng:

+ Là những cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.

+ Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.

- Cơ quan tương tự:

+ Là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự.

+ Cơ quan tương tự phản ánh kiểu tiến hóa đồng quy

-Cơ quan thoái hoá: cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

*KL: Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài SV hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung.

2.2.2. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

a. Bằng chứng tế bào học

Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản : màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).

à Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

b. Bằng chứng sinh học phân tử: dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền... cho thấy các loài trên trái đất đều có tổ tiên chung.

C. LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu

- Giao tiếp và hợp tác: Rèn được kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với giáo viên; biết phân công công việc giữa các thành viên một cách hợp lí khi hợp tác thông qua thảo luận nhóm.

- Trách nhiệm: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm.

2. Tổ chức hoạt động

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

chia 6 nhóm để chơi (vì số lượng HS có điện thoại mang đến lớp hạn chế).

Trả lời các câu hỏi (nêu ở mục nội dung) bằng việc truy cập vào link:

https://quizizz.com/admin/quiz/61d179533bfb12002044cd76/startV4

HS theo dõi kết quả, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Gv giám sát, định hướng, điều khiển.

HS truy cập vào đường link do GV cung cấp, nhập mã code và làm bài.

Bước 3. Báo cáo và thảo luận

GV nhận xét, đánh giá chung, chiếu bảng kết quả các nhóm.

GV thông báo kết quả, xếp thứ tự. GV chữa một số câu nhiều HS làm sai.

- Nghe nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

Câu 1:Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

A. Cơ quan thoái hoá. B. Cơ quan tương tự.

C. Cơ quan tương đồng. D. Hoá thạch.

Câu 2:Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.

B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

D. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.

Câu 3: Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Cánh sâu bọ và cánh dơi.

B. Chân của chuột chũi và chân của dế chũi.

C. Vây của cá voi và vây của cá mập.

D. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan

Câu 4: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.

B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(1) Mang tôm và mang cá là cơ quan tương đồng.

(2) Tay của người, chi trước mèo, cánh của dơi là cơ quan tương tự.

(3) Xương cụt, ruột thừa và răng khôn của người là những cơ quan thoái hóa.

(4) Cánh dơi và cánh bướm là cơ quan tương đồng.

(5) Vây cá voi và vây cá mập là cơ quan tương tự.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Đáp án: 1D, 2A, 3D, 4A, 5B.

D. VẬN DỤNG (2 phút)

1. Mục tiêu

- Tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học - tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Chăm chỉ: Rèn luyện đức tính kiên trì, tự giác học tập, tìm tòi, khám phá.

- Trách nhiệm: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm.

2. Tổ chức hoạt động

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

Bài tập: Hóa thạch đá trầm tích

Hầu hết các bộ xương khủng long mà bạn nhìn thấy trong bảo tàng tồn tại trong đá trầm tích. Hóa thạch hình thành khi một con khủng long chết trong một khu vực có nhiều di chuyển trầm tích, như đại dương, sông, hồ. Một trong những nơi này là vùng đáy- phần sâu nhất của những khu vực nước. Trầm tích sẽ nhanh chóng bao phủ lấy con khủng long, cung cấp cho cơ thể nó một số bảo vệ từ môi trường. Phần mềm của con vật cuối cùng vẫn bị phân hủy nhưng cuối cùng thì phần cứng thành phần từ khoáng, canxi và các chất vô cơ (xương, răng, móng vuốt) vẫn sẽ tồn tại với hình dạng tương đối giống ban đầu. Trong những điều kiện nhất đinh, cơ thể có thể hóa thạch.

Nếu có những chất khoáng như ôxit sillic tới lấp đầy khoảng trống thì sẽ đúc thành một sinh vật bằng đá giống với con vật trước kia. Điều này có thể xảy ra với các dấu vết khác nữa, như hang hốc và đường hầm. Một số hóa thạch không hoàn hảo khác bao gồm coprolites (phân hóa thạch), dấu răng trên xương hoặc gỗ, tổ. Trầm tích thậm chí có thể bảo tồn được cả dấu vết của thực vật. Dấu vết thực vật có thể hiện diện trong trầm tích cứng hoặc trở thành gỗ hóa đá sau khi trải qua quá trình tương tự như hóa thạch xương khủng long. Loại hóa thạch trầm tích là phổ biến nhất và có mặt ở mọi nơi trên Trái Đất.

(Nguồn: https://khoahoc.tv/tim-hieu-ve-su-hinh-thanh-hoa-thach-trong-tu-nhien-1-47083)

Dựa vào đoạn thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Kể tên một số dạng hóa thạch.

Câu 2: Hãy trình bày quá trình hình thành hóa thạch.

Câu 3: Em hãy viết một bài luận về các hóa thạch theo ý tưởng của riêng em.

Trả lời các câu hỏi (nêu ở mục nội dung) bằng việc truy cập vào link:

https://wakelet.com/wake/5xASRdzyqLJCIzcUUy70Y

HS theo dõi kết quả, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Gv giám sát, định hướng, điều khiển.

HS thực hiện làm ở nhà.

Sản phẩm: Các câu trả lời được trình bày vào vở

Bước 3. Báo cáo và thảo luận

- GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập

https://wakelet.com/wake/5xASRdzyqLJCIzcUUy70Y

- GV nhận xét vào bài làm.

- Nghe nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

HỒ SƠ DẠY HỌC

A. Nội dung dạy học cốt lõi

1. Khái quát về tiến hóa

- Tiến hoá là sự biến đổi có kế thừa trong thời gian dẫn tới sự hoàn thiện trạng thái ban đầu và sự nảy sinh cái mới.

- Tiến hoá sinh học là sự tiến hoá xảy ra trên cơ sở các quá trình tự nhân đôi, tự đổi mới của các đại phân tử sinh học, sự sinh sản của các cơ thể sống, sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, dẫn tới sự biến đổi các loài sinh vật. Đó là sự phát sinh và phát triển của giới sinh vật.

- Tiến hóa sinh học dẫn đến sự phát triển ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lý ở các cấp tổ chức sống.

2. Các bằng chứng tiến hóa

2.1. Bằng chứng tiến hóa trực tiếp (hóa thạch)

- Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

- Các loại hóa thạch:

+ Bộ xương.

+ Dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng,...)

+ Xác sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng.

2.2. Bằng chứng tiến hóa gián tiếp

2.2.1. Bằng chứng giải phẫu so sánh

- Cơ quan tương đồng:

+ Là những cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.

+ Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.

- Cơ quan tương tự:

+ Là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự.

+ Cơ quan tương tự phản ánh kiểu tiến hóa đồng quy

-Cơ quan thoái hoá: cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

*KL: Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài SV hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung.

2.2.2. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

a. Bằng chứng tế bào học :

Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản : màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân)

à Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới

b. Bằng chứng sinh học phân tử: dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền... cho thấy các loài trên trái đất đều có tổ tiên chung.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/bang-chung-tien-hoa-nao-sau-day-la-bang-chung-sinh-hoc-phan-tu-a49523.html