TIẾT 43 -44: GÒ ME

TIẾT 43 -44:GÒ ME

Hoàng Tố Nguyên

I. Mục tiêu

1. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác.

b. Năng lực riêng:

- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, nỗi nhớ da diết của nhà thơ khi phải xa quê hương yêu dấu của mình, thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm và các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ,... trong bài thơ.

- Thông qua việc phân tích dòng hồi tưởng của tác giả, phân tích sự xáo trộn các bình diện thời gian - di chuyên điểm nhìn từ hiện tại về quá khứ rồi từ quá khứ trở vẽ hiện tại, HS cảm nhận được hình ảnh Gò Me hiện lên với vẻ đẹp nên thơ, sóng động.

2. Phẩm chất:

biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ vể đẹp của quê hương

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Các phương tiện kỹ thuật

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS đọc bài thơ: Gửi Nam bộ mến yêu của Xuân Diệu. Từ đó Chia sẻ những hiểu biết của em về vẻ đẹp của miền đất Nam Bộ

- GV dẫn dắt vào bài mới: Miền Nam vùng đất mang trên mình nhiều dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc, nơi đây còn là vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long, đa dạng về bản sắc văn hóa truyền thống. Đến với vùng đất này chúng ta còn được khám phá những không gian thiên nhiên kì vĩ, giàu đẹp. Tác giả Hoàng Tố Nguyên - một người con của vùng đất Nam Bộ. Bằng tấm lòng yêu quê hương ông đã viết bài thơ GÒ ME với đầy sự xúc động của một người con xa quê. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài thơ GÒ ME để thấu hiệu phần nào tình cảm mà tác giả dành cho quê hương.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thao tác 1: đọc- chú thích

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: diễn cảm thơ

+ Đọc giọng to, rõ ràng và truyền cảm.

+ Thể hiện rõ giọng điệu tha thiết, bồi hồi của tác giả

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS theo dõi sgk

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá

Thao tác 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK, nêu hiểu biết của mình về nhà văn Hoàng Tố Nguyên

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức hoạt động: AI NHANH HƠN (điền thông tin)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tham gia

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức.

I. Đọc- Tìm hiểu chung

1. Đọc- chú thích

- Đọc nối tiếp nhau

- Giọng đọc: chậm, nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ

2. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

- Hoàng Tố Nguyên ( 1929-1975), tên khai sinh là Lê Hoằng Mưu

- Quê ở xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

- Ông là nhà thơ lớn của đất nước. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

- Tham gia kháng chiến và hoạt động văn nghệ ở chiến khu Tây Nam Bộ từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tác phẩm tiêu biểu:

- Gò Me 1957

- Quê chung 1962

- Truyện thơ Đổi đời (1955)

- Từ nhớ đến thương 1980

- Đất nước (1956)

- Từ nhớ đến thương 1950.

- Gửi chiến trường chống Mỹ 1966

- Tên quê hương 1976

b. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích trong tập thơ “Từ nhớ đến thương”, NXB tác phẩm mới, Hà Nội 1977.

- Thể loại: thơ tự do

- PTBĐ: biểu cảm kết hợp miêu tả.

- Bố cục: 2 phần

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:

- Phân tích được hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV Tổ chức HỌC TẬP THEO TRẠM

GV hướng dẫn học tập theo TRẠM

+ Chia lớp thành 4 nhóm

+ Các nhóm sẽ di chuyển lần lượt từ TRẠM 1 đến TRẠM 4

+ Đến vị trí các Trạm các nhóm sẽ tìm hiểu nội được giáo viên yêu cầu.

TRẠM 1: Tìm hiểu Cảnh sắc Gò Me

+ Cảnh sắc Gò Me được miêu tả với ánh sáng, âm thanh, không gian như thế nào? Em có nhận xét gì về cảnh sắc Gò Me qua những vần thơ của tác giả

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

II. Khám phá văn bản

1. Cảnh sắc gò me

- ánh sáng:

+ Đốm hải đăng tắt, lóe

+ Lúa nàng keo chói rực mặt trời

+ Lá xanh

à Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày

- Âm thanh:

+ Leng keng nhạc ngựa

+ Lao xao vườn mía

+ Mái lá khoan thai thở

+ Tre thổi sáo

+ Chim cu gáy

NT: liệt kê, nhân hóa, từ láy…

è Âm thanh vui tai, tạo cảm giác yên bình, dễ chịu

- Không gian:

+ Con đê, ruộng, chợ Gò

+ Lúa keo

+ Ao làng

+ Vườn mía

+ Hàng me

+ Lá xanh

NT: liệt kê, so sánh

è Không gian mênh mông, thoáng đãng của miền quê với đồng ruộng, ao làng, biển cả.

è Ánh sáng phong phú, không gian mênh mông và âm thanh rộn ràng à Vẻ đẹp nên thơ, xanh mát à như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với con người Gò Me

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ ở TRẠM 2

TRẠM 2: Tìm hiểu Hình ảnh người dân Gò Me

+ Đọc đoạn thơ và cho biết các cô gái Gò Me được tác giả miêu tả với những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về vẻ đẹp của con người Nam bộ hiện lên qua đoan thơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức.

Ngày dạy:

Tiết 44

2. Hình ảnh con người GÒ ME

- Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết:

+ “Những chị, những em má núng đồng tiền”

+ “Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên”

+ “Véo von điệu hát cổ truyền”

+ “Chị tôi má đỏ thẹn thò/ Giã me bên trã…”

à NT: từ láy, tính từ, động từ

è Hình ảnh những con người lao động chân chất, khoẻ khoắn, duyên dáng, yêu đời, gắn bó với quê hương xứ sở,...

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ TRẠM 3

TRẠM 3: Tìm hiểu Điệu hò quê hương

+ Điệu hò quê hương được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả khi xa quê?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

3. Điệu hò quê hương

“Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me

Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”

è Nhấn mạnh vẻ đẹp, sức hút của điệu hò quê hương

è Tình yêu, sự gắn bó với quê hương, nỗi nhớ da diết khi phải xa quê và niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương…

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ TRẠM 4

TRẠM 4: Tìm hiểu Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

4. Tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước

Tình yêu của tác giả đối với Gò Me cứ lớn dần và sâu sắc hơn qua năm tháng, từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành.

- Biểu hiện

+ Sự gắn bó với quê hương

+ Nỗi nhớ da diết khi xa quê

+ Niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS khái quát nội dung nghệ thuật của bài

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

- Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm

- Biện pháp tu từ: nhân hóa, liệt kê, so sánh, điệp…

2. Nội dung

- Thiên nhiên Gò Me nên thơ, sống động, con người Gò Me chân chất, yêu đời, chăm chỉ..

- Tình yêu quê hương, đất nước và nỗi nhớ da diết của nhà thơ.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi Ôn tập bài học

1. Bài thơ “Gò me” được sáng tác theo thể thơ nào?

à Thơ tự do

2. Điệu hò “Gò Me” được lặp lại mấy lần trong bài thơ?

à 2 lần

3. Ánh sáng phong phú, không gian mênh mông và âm thanh rộn ràng là những đặc điểm của cảnh sắc Gò Me. Đúng hay sai?

à Đúng

4. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Gò Me” là phương thức nào?

à Biểu cảm

5. Việc lặp lại 2 lần điệu hò Gò Me có tác dụng gì?

è Nhấn mạnh vẻ đẹp, sức hút của điệu hò quê hương

è Tình yêu, sự gắn bó với quê hương, nỗi nhớ da diết khi phải xa quê và niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương…

6. Trong câu thơ “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”, tác giả đã sử dụng BPNT gì?

à So sánh

7. Người dân Gò Me hiện lên trong bài với những vẻ đẹp nào?

è Hình ảnh những con người lao động chân chất, khoẻ khoắn, duyên dáng, yêu đời, gắn bó với quê hương xứ sở,...

8. Tình yêu của tác giả đối với Gò Me cứ lớn dần và sâu sắc hơn qua năm tháng, từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành. Đúng hay sai?

à Đúng

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/go-me-a49327.html