Người lớn đái dầm là bệnh gì? Cách cải thiện đái dầm ở người lớn

Đái dầm là một tình trạng khá phổ biến và thường thấy ở trẻ em. Tuy nhiên, với người lớn đái dầm là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu các bệnh lý khiến người lớn đái dầm và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!

1Nguyên nhân đái dầm ở người lớn

Đái dầm ở người lớn là một triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống. Người lớn bị đái dầm có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau như:[1][2]

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn nhịp thở. Điều này khiến người bệnh ngưng thở gián đoạn trong lúc ngủ và gây đe dọa đến tính mạng.

Một số người bệnh sẽ kèm theo triệu chứng đái dầm trong các cơn ngưng thở. Tần suất đái dầm sẽ tăng dần khi biểu hiện ngưng thở khi ngủ trở nên nghiêm trọng.

Người lớn có thể bị đái dầm nếu mắc hội chứng ngưng thở ban đêm

Người lớn có thể bị đái dầm nếu mắc hội chứng ngưng thở ban đêm

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Với người bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang liên tục bị kích thích bởi các yếu tố gây viêm. Do đó, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tiểu rắt, tiểu són hoặc thậm chí là đái dầm trong đêm nếu viêm nhiễm nặng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra đái dầm ở người lớn

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra đái dầm ở người lớn

Bàng quang “ nhỏ”

Kích thước bàng quang nhỏ hơn so với bình thường kéo theo lượng nước tiểu được dự trữ giảm đi. Vì thế, người bệnh thường phải đi tiểu liên tục, nhất là trong đêm. Nếu bệnh nhân không dậy kịp để đi tiểu sẽ dẫn đến biểu hiện đái dầm.

Bàng quang

Bàng quang "nhỏ" khiến người lớn phải đi tiểu nhiều lần, dễ dẫn đến đái dầm

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý gây ra bởi sự kích thích thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang quá mức. Người mắc bệnh này luôn cảm thấy buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần hoặc đái dầm trong đêm.

Bạn có thể bị đái dầm nếu mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

Bạn có thể bị đái dầm nếu mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

Vấn đề nội tiết tố

Một số người lớn đái dầm là do những bệnh lý rối loạn nội tiết tố ADH với vai trò chống bài niệu, giảm lượng nước tiểu được đào thải ra ngoài quá mức. Khi nồng độ ADH giảm sút có thể dẫn đến số lượng nước tiểu tăng lên nhanh chóng, có thể gây ra biểu hiện đái dầm.

Rối loạn nội tiết tố ADH từ não bộ có thể là nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn

Rối loạn nội tiết tố ADH từ não bộ có thể là nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn

Bệnh tiểu đường

Trong bệnh tiểu đường, khi cơ thể không kiểm soát lượng đường trong máu sẽ dẫn đến 1 phần đường được đào thải vào nước tiểu. Khi đó, áp lực thẩm thấu của nước tiểu tăng cao kéo theo nước từ trong cơ thể ra ngoài. Lúc này, người bệnh có thể gặp tình trạng tiểu nhiều, thậm chí đái dầm khi ngủ.

Người bệnh đái tháo đường có thể bị đái dầm vào ban đêm

Người bệnh đái tháo đường có thể bị đái dầm vào ban đêm

Bệnh ung thư

Các khối ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến thường có sự gia tăng kích thước nhanh chóng gây chèn ép vào đường tiểu. Người bệnh thường bị bí tiểu, tiểu buốt hoặc tiểu tiện không tự chủ.

Ung thư tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân gây ra đái dầm

Ung thư tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân gây ra đái dầm

Rối loạn thần kinh

Đái dầm cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân có sự rối loạn thần kinh khiến cơ thể không tự làm chủ được hành vi của mình, đặc biệt là người cao tuổi. Một số bệnh lý thần kinh có thể gây đái dầm ở người lớn là:

Người bệnh Alzheimer có thể bị đái dầm vào ban đêm

Người bệnh Alzheimer có thể bị đái dầm vào ban đêm

Vấn đề liên quan đến lối sống

Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột trong lối sống cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng đái dầm khi ngủ ở người lớn. Tình trạng này thường liên quan đến:

Sử dụng nhiều rượu bia có thể làm tăng tình trạng đái dầm ở người lớn

Sử dụng nhiều rượu bia có thể làm tăng tình trạng đái dầm ở người lớn

2Cách cải thiện tình trạng người lớn đái dầm

Đái dầm ở người lớn gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Vì thế, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh:[3][1]

Hạn chế uống nước vào buổi tối, đặc biệt các thức uống lợi tiểu

Bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu có thể là nguyên nhân khiến bạn phải đi tiểu về đêm. Tuy nhiên, nếu bạn không dậy kịp sẽ dẫn đến đái dầm. Vì thế, bạn nên hạn chế uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

Với người bệnh mắc bệnh thận hoặc tim mạch, đòi hỏi phải sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh. Bạn cũng không nên uống thuốc lợi tiểu vào chiều tối, gần giờ đi ngủ mà nên uống thuốc sớm hơn.

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ có thể giảm tình trạng đái dầm

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ có thể giảm tình trạng đái dầm

Đặt báo thức để đi vệ sinh

Biện pháp này thường áp dụng với những người có thói quen đi tiểu từ 1 - 2 lần vào ban đêm. Để tránh việc ngủ quá dẫn đến đái dầm, bạn có thể báo thức vào khoảng 2 - 3 giờ sáng để chủ động đi tiểu.

Bạn có thể đặt báo thức để chủ động thức dậy đi tiểu

Bạn có thể đặt báo thức để chủ động thức dậy đi tiểu

Hạn chế thức uống không lành mạnh

Rượu bia, cà phê là những thức uống kích thích hệ tiết niệu đào thải nước tiểu nhanh chóng. Vì thế, bạn không nên sử dụng quá nhiều những loại đồ uống này để tránh đái dầm về đêm.

Bạn không nên uống quá nhiều cà phê để tránh đái dầm

Bạn không nên uống quá nhiều cà phê để tránh đái dầm

Tập luyện cơ sàn chậu

Hệ thống cơ sàn chậu chắc khỏe cũng có thể hạn chế tình trạng tiểu rắt, tiểu tiện không tự chủ. Do đó, bạn có thể luyện tập bài tập Kegel hàng ngày để làm săn chắc hệ thống cơ này.[4]

Bài tập Kegel làm săn chắc cơ sàn chậu, giảm triệu chứng đái dầm

Bài tập Kegel làm săn chắc cơ sàn chậu, giảm triệu chứng đái dầm

Sử dụng thuốc

Nếu đái dầm mức độ nặng, liên tục hàng ngày và kéo dài thì bạn cần được điều trị bằng thuốc do bác sĩ chỉ định. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể sử dụng một số thuốc sau:

Bác sĩ có thể dùng các thuốc khác nhau để chữa đái dầm theo từng nguyên nhân

Bác sĩ có thể dùng các thuốc khác nhau để chữa đái dầm theo từng nguyên nhân

Kích thích thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang

Ngoài ra, bạn có thể tập luyện để kích thích thần kinh chi phối hoạt động của cơ thắt bàng quang giúp kiểm soát số lần đi tiểu nhằm tránh đái dầm vào ban đêm. Để thực hiện bài tập này, bạn nên nhịn tiểu ngắn và tăng dần sau một khoảng thời gian.

Nhịn tiểu tăng dần có cách kích thích thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang

Nhịn tiểu tăng dần có cách kích thích thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang

Phẫu thuật để tạo hình bàng quang

Biện pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn hoặc bàng quang quá nhỏ. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ bàng quang sau đó tiến hành lấy 1 phần ruột để làm túi chứa nước tiểu cho bệnh nhân.

Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình bàng quang ở người bệnh nặng

Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình bàng quang ở người bệnh nặng

3Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Đái dầm ở người lớn là một tình trạng bất thường. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu bị đái dầm kèm theo các biểu hiện sau:

Đái dầm ra nước tiểu đỏ là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm

Đái dầm ra nước tiểu đỏ là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm

Bệnh viện uy tín

Khi người lớn gặp tình trạng đái dầm, bạn nên nhanh chóng đến khám tại khoa thận - tiết niệu ở bệnh viện địa phương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 1 số địa chỉ sau:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đái dầm ở người lớn cũng như các biện pháp để hạn chế bệnh. Tuy nhiên, bạn hãy đến thăm khám bác sĩ sớm nếu triệu chứng đái dầm ngày càng nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi áp dụng hết các cách trên nhé!

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/ngu-mo-dai-dam-o-nguoi-lon-a49196.html