Ngôn ngữ Trung Quốc nằm trong Top 5 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới về số người sử dụng. Tuy nhiên, trong tiếng Trung Quốc chia thành nhiều loại ngôn ngữ khác nhau tùy vào từng dân tộc ở mỗi vùng địa lý của quốc gia này. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc Người Trung Quốc nói tiếng gì phổ biến? Ngôn ngữ giao tiếp của Trung Quốc chủ yếu là tiếng Phổ thông, tiếng phồn thể, chữ Giản thể, tiếng Quan Thoại, tiếng Hoa hay tiếng Đài Loan…
Người Trung Quốc nói tiếng Trung Quốc đại lục (Madarin) hay còn được gọi là tiếng Hoa hay tiếng Quan Thoại nhiều nhất. Đây là nhóm các ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Hán được nói khắp miền Bắc và Tây Nam của Trung Quốc.
Ngoài ra, người Trung Quốc còn sử dụng rộng rãi tiếng Tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Loan.
Tiếng Trung đại lục
Tiếng Hồng Kong
Tiếng Đài Loan
Tên gọi khác
Tiếng Hoa, tiếng Quan Thoại chuẩn, tiếng phổ thông
Tiếng Quảng Đông
Tiếng Phúc Kiến Đài Loan, tiếng Mân Nam Đài Loan
Hệ chữ
Chữ Hán
Cách phát âm
Âm sắc ít nhấn nhá, trầm bổng khi phát âm
Gồm 9 thanh điệu, âm sắc trầm bổng hơn tiếng phổ thông
Có âm bằng, âm trầm, âm bổng… tạo âm điệu thú vị và thể hiện tốt cảm xúc người nói.
Mức độ sử dụng
Tiếng Trung quốc đại lục là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc tại Singapore, và là ngôn ngữ chính thức của Malaysia.
Được sử dụng bởi 88% người dân HongKong.
Ngôn ngữ lớn nhất tại Đài Loan được 70% người Đài Loan sử dụng.
Chữ Viết
Là dạng tiếng Hoa được chuẩn hóa (tiếng Trung giản thể) nên dễ học và viết.
Dùng hệ chữ Phồn thể, khó viết và khó nhớ hơn, do có nhiều nét lằng nhằn nhưng được yêu thích hơn vì mỗi nét chữ đều mang 1 ý nghĩa nhất định.
Hơn 1 tỷ người bản ngữ và khoảng 15% dân số trên thế giới sử dụng tiếng Trung Quốc như tiếng mẹ đẻ (Nhiều hơn cả tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, Pháp và Đức cộng lại).
6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc là: Tiếng Anh, Ả Rập, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và Trung Quốc.
Từ thời cổ đại, đại diện của hệ thống chữ tượng hình gồm: Chữ tượng hình Ai Cập, Chữ Hán, và chữ Maya. Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn chữ Hán phổ biến trong thế giới hiện đại.
Tiếng Trung không có bảng chữ cái phân đoạn (segmental alphabet - hệ thống chữ viết ít kí tự kết hợp lại thành loạt âm vị và hình vị). Tuy vậy, tiếng Trung có thể phiên âm thành các ký tự La Mã bằng cách sử dụng bính âm (pinyin), giảm bớt độ khó cho người học (đặc biệt là người nói tiếng Anh).
Từ vựng là động từ tiếng Trung không phải biến đổi theo thì (hiện tại, quá khứ, tương lại…) như ngôn ngữ Anh và nhiều thứ tiếng khác.
Thay vào đó, những trạng từ như: từng, đã từng, đang, sẽ, sắp… sẽ được thêm vào trước hoặc sau động từ với mục đích biểu thị mối quan hệ thời gian.
Số lượng các ký tự chữ viết tiếng Trung lên đến 20.000, một số từ điển nâng cao còn lên đến 50.000. Nhưng có khoảng 98% văn bản tiếng Hoa viết ra chỉ gồm 2.500 ký tự.
Tham khảo: Học tiếng Trung có khó không? để giải đáp chi tiết thắc mắc về độ khó/ dễ của tiếng Trung.
Để biết nên học loại tiếng Trung Quốc nào thì bạn nên dựa vào mục đích học tiếng Trung của mình.
Nếu muốn đi du lịch, du học Trung Quốc thì bạn nên học tiếng Trung Quốc đại lục (Tiếng phổ thông/ Tiếng Quan Thoại). Bởi đây là thứ tiếng được sử dụng rộng rãi nhất, ở Đài Loan hay Hồng Kông người ta vẫn sử dụng tiếng phổ thông này để giao tiếp và có thể hiểu những gì bạn nói.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về văn hóa ngôn ngữ Trung Quốc thì có thể học thêm tiếng Quảng Đông, và tiếng Đài Loan, vì đây là 2 ngôn ngữ dùng tiếng Trung phồn thể ẩn chứa nhiều ý nghĩa trong từng nét chữ.
Tiếng Trung Quốc HK là tiếng Hồng Kông “zh-HK” - Chinese (Traditional, Hong Kong S.A.R.).
Tiếng Trung Quốc CN là tiếng Trung Phổ thông (Giản thể) “zh-CN” - Chinese (Simplified, People's Republic of China).
Tiếng Trung Quốc TW là tiếng Đài Loan “zh-TW” - Chinese (Traditional, Taiwan).
Tiếng Trung phổ thông là Giản thể (简体中文) - ngôn ngữ chính thức của đất nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/trung-quoc-noi-tieng-gi-a49159.html