Tổng quan
Một trong những chức năng chính của gan là chuyển hóa các chất được đưa vào cơ thể qua đường miệng bao gồm: Thức ăn, rượu, thuốc, thảo dược và phụ tá…Quá trình chuyển hóa và đào thải này thường diễn ra trong cơ thể và không gây hại cho gan. Thuốc uống trước khi được đưa ra tiêu dùng đều được kiểm nghiệm cẩn thận để đảm bảo không ảnh hưởng đến gan.
Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, thuốc vẫn có thể gây hại gan. Hiếm gặp là các phản ứng dị ứng thuốc trên người. Những người mắc bệnh về gan sẽ có nguy cơ tổn thương gan cao hơn khi dùng thuốc. Các thuốc được đánh giá có thể gây độc hại gan thường có cảnh báo khi sử dụng thuốc, bác sĩ cũng có thể dựa trên điều này để tư vấn cho ngưởi bệnh. Những tổn thương ở gan có thể gây nhiễm độc gan, suy giảm chức năng gan, điều trị bệnh lâu khỏi hoặc biến chứng xấu đi, sức khỏe giảm sút…Nhiễm độc gan có thể nặng hoặc nhẹ. Nhiễm độc gan trong một thời gian dài có thể gây xơ gan - một trong những nguyên nhân gây suy gan thậm chí tử vong.
Triệu chứng
Nhiều trường hợp tổn thương gan đã xảy ra trước khi các triệu chứng xuất hiện. Người có bệnh gan nói chung có thể bao gồm các triệu chứng: Chán ăn, khó chịu vùng bụng trên bên phải, nổi mẩn ngứa ngáy, nước tiểu sậm màu, vàng da (đổi màu vàng ở mắt va da), sụt cân, gan to, nếu khởi phát đột ngột có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nhiều người không có triệu chứng nào đi kèm. Xét nghiệm máu thường có thể phát hiện nguy cơ tổn thương gan trước khi thấy triệu chứng, như vậy khi một loại thuốc được biết là có thể gây hại gan được sử dụng, bác sĩ điều trị có thể đề nghị xét nghiệm máu định kỳ sau khi bắt đầu dùng thuốc để phát hiện dấu hiệu tổn thương gan và kiểm soát trước khi xuất hiện triệu chứng và gây hại cho sức khỏe của ngưởi bệnh.
Chẩn đoán
Thông thường, khi mới dùng thuốc không cần làm các xét nghiệm phát hiện tổn thương gan. Trong các trường hợp cần thiết theo dõi, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan như: AST, ALT, AP, và bilirubin, transaminase…Nên làm các test chức năng gan trong vòng 4 tuần khi bắt đầu dùng thuốc, rồi tiến hành theo định kỳ. Làm test từ 3 đến 6 tháng cho các bệnh nhân nhiều tuổi, phải dùng thuốc liều cao hoặc lâu dài hoặc có sẵn các rối loạn chức năng gan.
Lưu ý khi dùng thuốc tránh gây hại gan
Trừ những trường hợp ngoại lệ rất hiếm gặp, những người mắc bệnh gan nhẹ có thể dùng thuốc theo đơn và thuốc không kê đơn phổ biến ở liều khuyến cáo. Bị bệnh viêm gan ở thể nhẹ như viêm gan C hoặc gan nhiễm mỡ không làm tăng nguy cơ gây độc cho gan khi dùng thuốc.Tuy nhiên, nếu một người đã mắc bệnh gan bị tổn thương gan do dùng một loại thuốc, có thể nghiêm trọng hơn khi xảy ra trên một người khỏe mạnh khác dưới cùng một tác động của thuốc. Vì vậy nếu có thể, các bác sỹ sẽ ưu tiên những thuốc an toàn cho gan khi điều trị cho một ngưởi mắc bệnh gan.
Thông thường các bác sĩ có thể bắt đầu cho bệnh nhân dùng thuốc giảm cholesterol nếu các xét nghiệm men gan đã tăng nhẹ; chủ yếu do bệnh gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thuốc giảm cholesterol là an toàn ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc nhiễm viêm gan C nhẹ, và trên thực tế, có thể có lợi cho gan bằng cách giảm viêm.
Những người mắc các loại bệnh gan nặng hơn như xơ gan phải cẩn thận hơn về các loại và liều lượng thuốc khi dùng. Mặc dù khả năng phân hủy và sử dụng thuốc của gan được bảo tồn ngay cả khi có bệnh gan nặng, nhưng có một số loại thuốc không nên sử dụng hoặc nên dùng với liều giảm khi dùng cho bệnh nhân xơ gan tiến triển.
Loại thuốc được biết đến nhiều nhất có thể gây hại cho gan là thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen (Paracetamol). Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh nhận thức chưa đầy đủ về cách sử dụng và hậu quả của thuốc, một phần do thuốc được bán sẵn rộng rãi mà không cần bác sĩ kê đơn. Acetaminophen, khi được sử dụng theo chỉ dẫn, cực kỳ an toàn ngay cả đối với những người mắc bệnh gan. Tuy nhiên, uống quá nhiều acetaminophen cùng một lúc, hoặc dùng liều cao acetaminophen liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương cho gan. Những người khỏe mạnh không nên dùng quá 1.000 mg acetaminophen mỗi liều và không nên dùng quá 3.000mg trong một ngày (tức là tối đa 1.000 mg mỗi 8 giờ). Ngoài ra, ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tránh dùng 3.000mg acetaminophen mỗi ngày kéo dài quá 3 đến 5 ngày. Bệnh nhân mắc bệnh gan nên hạn chế lượng acetaminophen hàng ngày xuống 2.000mg mỗi ngày, hoặc thậm chí ít hơn nếu có bệnh gan nặng. Ngay cả khi bạn không có bệnh gan, hãy luôn sử dụng lượng acetaminophen nhỏ nhất cần thiết để giảm đau. Người bệnh luôn cần chú ý đọc nhãn của tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn đang sử dụng.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), (aspirin, diclofenac, profenic...): Tỷ lệ người bệnh bị tổn thương gan do nhóm thuốc này rất thấp nhưng do được sử dụng quá rộng rãi để trị đau nhức khớp cho nên được xếp vào một trong những thuốc chính gây tổn thương gan.
Thuốc kháng lao: Như rifamycin, isoniazide và pyrazinamide đều là những thuốc thường gây tổn thương gan.
Thuốc Nam, thuốc Bắc: Nhiều người bệnh quan niệm thuốc bắc, thuốc nam rất lành tính. Tuy nhiên, do nhận thức của mọi người còn hạn chế nên chưa biết hết tác dụng phụ của các loại thuốc này. Thực tế, thuốc đông y Trung Quốc gây tổn thương gan nặng thậm chí suy gan cấp có thể dẫn đến tử vong nếu sử dụng lâu dài và quá liều.
Thuốc tẩy giun và một số thuốc khác: Một số kháng sinh, thuốc trị nấm như ketoconazole; thuốc trị tăng mỡ máu; thuốc trị đái tháo đường; thuốc gây mê và còn nhiều loại thuốc khác nữa...
Dự phòng
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/gan-tho-nen-uong-thuoc-gi-a49154.html