Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh 11 Global Success sách mới giúp ích gì cho bạn trong kỳ thi Toeic và bạn đã thật sự nắm vững toàn bộ kiến thức ngữ pháp này hay chưa. Trung tâm EDUSA sẽ cùng bạn quay lại lớp 11 và ôn tập những kiến thức ngữ pháp tiếng Anh một cách có hệ thống qua bài viết dưới đây.
Diễn đạt sự thật hiển nhiên, chân lý.
Diễn tả thói quen, cảm giác, nhận thức, tình trạng ở hiện tại.
Diễn tả thời gian biểu, lịch trình.
Diễn tả hành động đang xảy ra.
Diễn tả hành động, sự việc mang tính tạm thời.
Diễn tả đang diễn ra ở hiện tại nhưng không nhất thiết ngay lúc nói.
Diễn tả 1 sự sắp xếp hoặc 1 kế hoạch đã định.
Diễn tả hành động thường xuyên xảy ra gây bực mình, khó chịu cho người nói.
Thì hiện tại hoàn thành (Present perfect) dùng để diễn tả hành động, sự việc đã hoàn thành tới hiện tại mà không bàn về thời gian của nó.
Diễn tả hành động vừa mới xảy ra.
Diễn tả hành động đã xảy ra trong quá khứ khi người nói không biết rõ hoặc không muốn đề cập đến thời gian chính xác (thời gian không quan trọng).
Diễn tả hành động, sự việc đã xảy ra trong suốt 1 khoảng thời gian cho đến hiện tại, hoặc đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ và còn có thể được lặp lại ở hiện tại hoặc tương lai.
Diễn tả hành động, sự việc xảy ra trong quá khứ còn kéo dài hoặc có ảnh hưởng đến hiện tại hay tương lai.
Diễn tả hành động đã xảy ra và chấm dứt trong quá khứ, biết rõ thời gian.
Diễn tả thói quen, cảm giác, nhận thức, tình trạng ở quá khứ.
Diễn tả hành động, sự việc đã xảy ra suốt 1 khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng nay đã hoàn toàn chấm dứt.
Diễn tả các hành động, sự việc xảy ra liên tiếp trong quá khứ.
Diễn tả hành động, sự việc đang diễn ra tại 1 thời điểm cụ thể trong quá khứ.
Diễn tả hành động, sự việc xảy ra và kéo dài liên tục trong 1 khoảng thời gian ở quá khứ.
Diễn tả hành động, sự việc đang diễn ra trong quá khứ thì có 1 hành động, sự việc khác xảy đến (dùng thì quá khứ tiếp diễn cho hành động kéo dài và thì quá khứ đơn cho hành động xảy đến).
Diễn tả các hành động, sự việc xảy ra đồng thời tại 1 thời điểm xác định trong quá khứ.
Diễn tả hành động, sự việc đã xảy ra thường xuyên trong quá khứ gây bực mình, phiền toái.
Diễn đạt hành động xảy ra, kéo dài và hoàn tất trước 1 thời điểm xác định trong quá khứ , hoặc trước 1 hành động khác trong quá khứ (dùng thì quá khứ đơn cho sự việc xảy ra sau).
Diễn đạt hành động sẽ xảy ra trong tương lai hoặc hành động tương lai sẽ được lặp đi lặp lại. (Không dùng will để diễn đạt dự định hoặc kế hoạch).
Đưa ra lời hứa, đe dọa, đề nghị, lời mời, lời yêu cầu.
— I’ll send you out if you keep talking.
— I’ll open the door for you.
— Will you come to my party on Saturday?
Shall I…? Shall we…? Dùng để đưa ra lời đề nghị hoặc gợi ý.
Diễn đạt ý kiến, sự chắc chắn, sự dự đoán về điều gì đó trong tương lai, thường được dùng sau các động từ: be sure, know, suppose, think.
Đưa ra quyết định tức thì - quyết định ngay lúc đang nói. (Không dùng will để diễn đạt quyết định sẵn có hoặc dự định).
LƯU Ý:
Không dùng will hoặc be going to trong mệnh đề thời gian. Dùng thì hiện tại đơn với nghĩa tương lai.
Diễn tả dự định sẽ được thực hiện trong tương lai gần, hoặc 1 quyết định sẵn có.
Diễn tả hành động dự đoán dựa trên cơ sở hoặc tình huống hiện tại - dựa vào những gì chúng ta nhìn thấy hoặc nghe thấy.
LƯU Ý:
Không dùng be going to với các động từ chỉ trạng thái (stative verbs).
Thường dùng với các động từ go, come.
Cách dùng thì tương lai tiếp diễn:
Dùng nói về một hành động đang xảy ra trong tương lai thì có hành động khác chen vào
Dùng để nói về một hành động xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định.
Hành động xảy ra trong kế hoạch hoặc trong thời gian biểu.
Cách dùng thì tương lai hoàn thành:
Dùng để nói về một hành động hoàn thành trước một hành động khác trong tương lai
Dùng để nói về một hành động hoàn thành trước một thời điểm xác định trong tương lai.
Lời nói gián tiếp - câu tường thuật (indirect speech): Là thuật lại lời nói của một người khác trong dạng gián tiếp, không sử dụng dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Hoa said, ”I want to go home”
->Hoa said she wanted to go home là câu gián tiếp (indirect speech)
Ví dụ: “I love shopping”, Sam said.
(Sam ấy đã nói “Tôi yêu mua sắm”)
Ví dụ: Sam said that she loved shopping.
(Sam đã nói cô ấy yêu mua sắm)
Bước 1: Xác định từ tường thuật
Với câu tường thuật, chúng ta có 2 động từ:
Ngoài ra còn các động từ khác asked, denied, promised, …tuy nhiên sẽ không sử dụng cấu trúc giống said that.
Bước 2: Lùi thì của động từ trong câu tường thuật về quá khứ
Với mệnh đề được tường thuật, ta hiểu rằng sự việc đó không xảy ra ở thời điểm nói nữa mà thuật lại lời nói trong quá khứ. Do đó, động từ trong câu sẽ được lùi về thì quá khứ 1 thì so với thời điểm nói. Tổng quát như sau
Bước 3: Đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và đại từ sở hữu
Khi tường thuật lại câu nói của Nam, ta sẽ không thể nói là “Bạn gái tôi sẽ đến đây thăm tôi vào ngày mai” mà tường thuật lại lời của Nam rằng “Bạn gái của Nam sẽ đến thăm anh ấy…”.
Tương ứng với nó, khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp, ta cũng cần lưu ý thay đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và đại từ sở hữu trong mệnh đề được tường thuật tương ứng.
Bước 4: Đổi cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn
Thời gian, địa điểm không còn xảy ra ở thời điểm tường thuật nữa nên câu gián tiếp sẽ thay đổi. Một số cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn cần thay đổi như sau
Khi dùng những từ thể hiện trực tiếp lời đề nghị , chúc mừng, cảm ơn, xin lỗi,.. (suggest, congratualate, thank, apologize,…) ta cần theo cấu trúc phù hợp động từ đó:
Một số động từ thể hiện trực tiếp ý nghĩa lời nói:
Danh động từ thường được dùng:
- Sau 1 số động từ và cụm động từ: avoid, admit, appreciate, avoid, can’t help, can’t stand, can’t bear, can’t face, consider, delay, deny, detest, discuss, dislike, enjoy, fancy, feel like, finish, forgive, give up, hate, imagine, involve, keep, like, love, loathe, mention, mind, miss, postpone, practice, prefer, recall, recollect, report, resent, resist, risk, suggest, tolerate.
Sau giới từ
Sau các cụm từ: be busy, it’s no good/use, it’s a waste of time, there’s no point in, it’s (not) worth.
Sau các động từ catch, discover, feel, find, hear, notice, see, watch + tân ngữ chỉ hành động đang tiếp diễn.
Sau các động từ dislike, imagine, involve, keep, mind, prevent, remember, risk, spend, stop, waste + tân ngữ
Động từ nguyên mẫu có to thường được dùng:
Sau 1 số động từ: afford, agree, arrange, appear, ask, attempt, care, choose, claim, dare, decide, demand, expect, fail, happen, hesitate, hope, intend, learn, manage, neglect, offer, plan, prepare, pretend, promise, propose, refuse, seem, swear, tend, threaten, vow, want, wish, would like/ love/ prefer, urge.
Sau tân ngữ của các động từ: advise, allow, ask, (can’t) bear, beg, cause, command, compel, encourage, expect, find, forbid, force, get, guess, hate, help, instruct, intend, invite, leave, like, love, mean, need, oblige, observe, order, permit, prefer, persuade, recommend, remind, request, suspect, teach, tell, tempt, urge, want, warn, wish.
Sau các tính từ diễn tả cảm xúc, phản ứng (glad, happy, delighted, pleased, anxious, surprised, shocked, afraid,…) và 1 số các tính từ thông dụng (right, wrong, certain, able, likely, easy, difficult, hard, good, kind, ready,…).
Sau enough và too.
Sau các nghi vấn từ trong lời nói gián tiếp (ngoại trừ why).
Để diễn đạt mục đích.
Động từ nguyên mẫu không to được dùng:
Sau các trợ động từ tình thái (modal verbs: will, shall, would, should, can, could, may, might, must, have to).
Sau các động từ tri giác see, hear, feel, watch, notice + tân ngữ chỉ hành động hoàn tất.
Sau make, let, help + tân ngữ
Sau help + tân ngữ có thể là 1 động từ nguyên mẫu có to hoặc không to.
Sau các cụm động từ had better, would rather, had sooner và sau why hoặc why not.
Danh động từ, động từ nguyên mẫu có to hoặc động từ nguyên mẫu không to (gerund, to-inf, or bare-inf)
begin, start, like, love, hate, intend, continue, cannot/ could not bear có thể được theo sau bởi động từ nguyên mẫu hoặc danh từ mà không có sự khác nhau về nghĩa.
Câu chẻ được dùng để nhấn mạnh một thành phần của câu như chủ ngữ, túc từ hay trạng từ
Ex: My father collected these car models.—> It was my father who collected these car models.
Ex: His behaviors at the conference made me shocked.—> It was his behaviors at the conference that made me shocked.
Ex: I came against my ex-girlfriend on the way to work.—> It was my ex-girlfriend who(m)/that I met on the way to work.Khi nhấn mạnh chủ từ thì không dùng whom.
Ex: My brother bought an old portrait of Elvis Presley from our neighbor.
→ It was an old portrait of Elvis Presley that my brother bought from our neighbor.
Ex: - We went to Paris in October.—> It was in October that we went to Paris.
Ex: Students gave that teacher a lot of bunches of flowers.—> It was that teacher who was given a lot of bunches of flowers by students.
Ex: People are preparing for the annual festival.—> It is the annual festival that is being prepared.
Câu hỏi đuôi là câu hỏi ngắn được thêm vào cuối câu trần thuật (statements). Câu hỏi đuôi được thành lập bằng 1 trợ động từ hoặc động từ to be và 1 đại từ nhân xưng (chỉ chủ ngữ của câu).
Câu trần thuật khẳng định + câu hỏi đuôi phủ định (Positive statement + negative question tag)
Câu trần thuật phủ định + câu hỏi đuôi khẳng định (Negative statement + positive question tag)
Nếu câu trần thuật có trợ động từ (hoặc động từ to be) thì động từ này được lặp lại trong câu hỏi đuôi.
Nếu câu trần thuật không có trợ động từ, dùng trợ động từ do trong câu hỏi đuôi.
Câu hỏi đuôi khẳng định được dùng sau câu có các từ phủ định: no, nothing, nobody, never, seldom, rarely, hardly, scarcely, little.
Câu hỏi đuôi của I am là aren’t I?
Câu hỏi đuôi sau câu mệnh lệnh khẳng định (affirmative imperatives) là will you? Would you? can you? và could you? won’t you? có thể được dùng để mời ai làm điều gì một cách lịch sự.
Sau câu mệnh lệnh phủ định (negative imperatives), dùng will you?
Sau Let’s…..(trong câu gợi ý…) dùng shall we?
There có thể làm chủ ngữ trong câu hỏi đuôi.
It được dùng thay cho nothing và everything. They được dùng thay cho nobody, somebody, và everybody.
It được dùng thay cho this/ that. They được dùng thay cho these/ those.
Trả lời YES khi câu khẳng định đúng và trả lời NO khi câu phủ định đúng.
Quá khứ của “can”, dùng để:
Khả năng nào đó trong quá khứ :
Khả năng sự việc hay hiện tượng gì có thể xảy ra trong tương lai nhưng không chắc chắn :
Một lời yêu cầu lịch sự :
Dùng để diễn tả khả năng/năng lực như “COULD” hoặc khả năng thoát vượt qua một tình cảnh nào đó.
Các liên từ cặp đôi chung ta sẽ học gồm “both … and”, “not only … but also”, “either …or”, “neither … nor” và khi dùng những liên từ trên phải đảm bảo được tính chất song hành về cấu trúc, chức năng cũng như từ loại.
Both … and… : Vừa…vừa…/Lẫn…cả…
*Khi sử dụng “both… and…” ở chủ ngữ thì động từ luôn ở hình thức số nhiều.
Not only … but also …: không những/không chỉ … mà còn …
*Khi Not only … but also … nằm ở chủ ngữ thì động từ số nhiều hay số ít phụ thuộc vào chủ ngữ gần động từ nhất.
Either…or…: Hoặc…hoặc…
*Khi Either…or… nằm ở chủ ngữ thì động từ số nhiều hay số ít phụ thuộc vào chủ ngữ gần động từ nhất.
Neither …nor…: không … cũng không …
*Khi Neither…nor… nằm ở chủ ngữ thì động từ số nhiều hay số ít phụ thuộc vào chủ ngữ gần động từ nhất.
Câu bị động (passive sentence) là cấu trúc mà chủ ngữ chịu tác động của sự vật và hiện tượng xung quanh. Nó dùng để nhấn mạnh sự vật hiện tượng bị tác động. Bạn cần chú ý thì của câu chủ động ảnh hưởng lên thì của câu bị động.
Quy tắc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động
Các bước chuyển đổi câu chủ động sang bị động:
Cấu trúc chi tiết:
LƯU Ý:
I, we, you, they, he, she, one, people, everyone, someone, no one, nobody thường được bỏ. Với các chủ từ no one, nobody, đổi động từ khẳng định thành phủ định.
=> The story was read to the children.
=> He wasn’t seen leaving the room.
Trạng từ chỉ nơi chốn + BY (agent) + trạng từ chỉ thời gian
=> The dog should be taken to the vet by Jane today.
Trạng từ chỉ thể cách thường đứng giữa be và quá khứ phân từ. Các trạng từ khác thường đứng trước be.
=> The problem has been carefully studied by the scientists.
Động từ có 2 tân ngữ (verb with two objects): Khi động từ chủ động có 2 tân ngữ, tân ngữ trực tiếp (direct object) và tân ngữ gián tiếp (indirect object) thì cả 2 tân ngữ đều có thể làm chủ ngữ cho câu bị động. Tuy nhiên tân ngữ chỉ người thường được dùng hơn.
=> Vicky was given a book for Christmas.
=> A book was given to Vicky for Christmas.
Động từ chỉ giác quan (verbs of perception: see, notice, hear, look, watch,…)
Động từ chỉ cảm xúc (verbs of feeling: like, love, hate, wish, prefer, hope, want…)
=> She likes our work to be handed in on time.
=> I don’t like being told what to do.
Động từ chỉ ý kiến (verbs of opinion: say, think, believe, report, know,…)
Dùng to-inf khi hành động trong mệnh đề that xảy ra đồng thời hoặc xảy ra sau hành động trong mệnh đề chính.Dùng perfect inf (to have + past participle) khi hành động trong mệnh đề that xảy ra trước hành động trong mệnh đề chính.
=> It is believed (that) he is dangerous.
=> He is believed to be dangerous.
Động từ let, make, help
=> He was made to tell them everything.
Thể sai khiến (Causative form)
=> Paul has had his composition checked.
Bạn có thể tham khảo thêm nội dung: Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh 11 pdf
Bạn có thể tham khảo thêm nội dung: Chinh phục ngữ pháp tiếng anh lớp 11 cực hay ngay tại đây
Edusa cung cấp một môi trường học tập đa dạng và tương tác, giúp học viên thực hành các kỹ năng ngôn ngữ thông qua các bài tập, đề thi mô phỏng và các hoạt động thảo luận. Chúng tôi luôn tạo điều kiện cho học viên thảo luận, trao đổi ý kiến và xây dựng sự tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh.
Không chỉ tập trung vào việc giảng dạy, Edusa cũng cam kết mang đến sự hỗ trợ toàn diện cho học viên. Chúng tôi cung cấp các buổi ôn luyện, bài kiểm tra thử và tư vấn sau khóa học để học viên có cơ hội rèn luyện và đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi TOEIC.
Với sự cam kết chất lượng và kinh nghiệm lâu năm trong việc đào tạo TOEIC, Edusa là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh và đạt thành tích cao trong kỳ thi này. Hãy đến với Edusa để khám phá một môi trường học tập chuyên nghiệp, tận tâm và mang lại thành công cho bạn.
Tìm hiểu thêm: Các khóa học TOEIC bổ ích tại Edusa dành cho bạn
Theo thống kê, điểm số bài thi đọc thường chiếm tỉ lệ cao hơn, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào việc quốc qua đó có kỹ năng giao tiếp mà cụ thể là kỹ năng nghe tốt hay không.
Nó tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà bạn sinh sống, nhưng thông thường chậm nhất là khoảng 2 tuần
Điều đó tùy thuộc vào mỗi người, nhưng nhiều học sinh vẫn lựa chọn đăng ký một khóa học thay vì tự ôn luyện vì:
- Họ sẽ được tạo động lực.
- Có nhiều tài liệu ôn luyện được biên soạn sát đề thi thật
- Có sự hướng dẫn tận tình của người dạy, sẵn sàng chỉ và sửa lỗi sai cho bạn
Ở trên là những tổng hợp về kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh lớp 11 mà trung tâm Edusa đã thông tin đến các bạn để phục vụ cho những ai đang có nhu cầu ôn thi ngữ pháp cho kỳ thi TOEIC. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một lớp học TOEIC chất lượng, hãy đăng ký ngay khóa học ở Edusa, một trung tâm luyện thi chứng chỉ uy tín hàng đầu Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng đầu ra, mang đến những trải nghiệm khác biệt và tối ưu hóa quá trình luyện thi.
Mọi thắc mắc liên hệ ngay với EDUSA qua fanpage, zalo hoặc gọi vào số hotline.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/anh-van-11-a48891.html