Vitamin B12 (cobalamin): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Đối với những người ăn chay trường kỳ hoặc cơ thể có vấn đề về đường tiêu hoá sẽ dễ bị thiếu hụt vitamin B12. Việc thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, yếu cơ, các vấn đề về đường ruột và làm tổn thương thần kinh, rối loạn tâm lý.

1. Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 (cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN. Và cơ thể có khả năng lưu trữ vitamin B12 trong vài năm nên trường hợp bị thiếu hụt vitamin B12 là rất hiếm.

2. Nguồn thực phẩm chứa vitamin B12

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm thịt gia cầm, cá và các sản phẩm từ sữa. Vitamin B12 cũng được thêm vào một số loại thực phẩm và có sẵn dưới dạng bổ sung đường uống.

Có thể chỉ định tiêm vitamin B12 hoặc xịt mũi để điều trị thiếu vitamin B12. Lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 2,4 microgam.

3. Triệu chứng thiếu vitamin B12

Nếu bạn bị thiếu vitamin B12, bạn có thể bị thiếu máu, nếu thiếu nhẹ có thể không gây ra triệu chứng, nhưng nếu không được điều trị, thiếu máu có thể dẫn đến các triệu chứng như:

Thiếu vitamin B12 làm da nhợt nhạt

4. Thiếu vitamin B12 gây ra các bệnh gì?

Theo tuổi tác, việc hấp thụ vitamin B12 càng trở nên khó khăn hơn. Việc thiếu vitamin B12 cũng có thể xảy ra nếu bạn đã phẫu thuật để giảm cân hoặc phẫu thuật khác để cắt một phần dạ dày hoặc uống nhiều rượu.

Bạn cũng có thể dễ bị thiếu vitamin B12 hơn nếu:

5. Liều dùng vitamin B12 được khuyến cáo

Phụ thuộc vào tuổi tác, thói quen ăn uống, điều kiện sức khỏe và loại thuốc đang dùng sẽ có lượng vitamin B12 cần thiết khác nhau. Lượng vitamin B12 dưới đây là lượng trung bình được khuyến cáo bởi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC):

6. Điều trị thiếu vitamin B12 có tác dụng gì?

Nếu bạn bị thiếu máu ác tính hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12, ban đầu bạn sẽ cần tiêm vitamin này. Sau đó vẫn cần tiếp tục tiêm những mũi tiêm tiếp theo và chuyển sang bổ sung liều cao bằng đường uống.

Nếu bạn không ăn các sản phẩm động vật, bạn có các lựa chọn như bổ sung vào chế độ ăn uống các loại ngũ cốc tăng cường vitamin B12, sử dụng thực phẩm chức năng, tiêm hoặc uống vitamin B12 liều cao nếu bạn bị thiếu.

Người lớn tuổi bị thiếu vitamin B12 có thể sẽ phải bổ sung vitamin B12 hàng ngày hoặc vitamin tổng hợp có chứa B12.

Đối với hầu hết trường hợp, khi đã được bổ sung vitamin B12 đầy đủ thì các triệu chứng sẽ được giải quyết phần nào, nhưng các tổn thương thần kinh do sự thiếu hụt vitamin b12 có thể để lại di chứng vĩnh viễn.

Bổ sung vitamin B12 hàng ngày đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu,

7. Tác dụng phụ của vitamin B12

Khi sử dụng ở liều thích hợp, bổ sung vitamin B12 rất an toàn với cơ thể. Trong khi lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 2,4 microgam, bạn có thể dùng liều cao hơn một chút do cơ thể chỉ hấp thụ lượng vừa đủ với cơ thể và lượng dư thừa sẽ được thải qua đường nước tiểu.

Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng Vitamin B12 liều cao, chẳng hạn như những loại được sử dụng để điều trị thiếu hụt, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

Tương tác thuốc

Khi người bệnh sử dụng các thuốc sau cùng vitamin B12 có thể khiến cơ thể giảm hấp thụ Vitamin như:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org, Webmd.com, Healthline.com

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/calci-b12-co-tac-dung-gi-a47790.html