Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O | H2SO4 ra BaSO4

Phản ứng Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O | H2SO4 ra BaSO4 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng Ba(OH)2 tác dụng H2SO4

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4+ 2H2O

2. Điều kiện phản ứng H2SO4 ra BaSO4

Nhiệt độ thường

3. Điều chế Ba(OH)2

Bari hidroxit có thể được điều chế bằng cách hòa tan Bari oxit ( BaO) trong nước:

Bao + H2O → Ba ( OH )2

4. Hiện tượng phản ứng Ba(OH)2 tác dụng H2SO4

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào axit H2SO4 thì có hiện tượng kết tủa trắng.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của Ba(OH)2 (Bari hidroxit)

Ba(OH)2 mang đầy đủ tính chất của một bazo mạnh phản ứng được với các axit như HCl, H2SO4, ...

5.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)

H2SO4 là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

6. Tính chất hoá học của H2SO4

6.1. H2SO4 loãng

Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

6.2. H2SO4 đặc

Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

7. Tính chất hóa học của Ba(OH)2

Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh.

Phản ứng với các axit:

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2+ 2H2O

Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2...

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 + H2O

Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2

Phản ứng với các axit hữu cơ tạo thành muối:

2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2H2O

Phản ứng thủy phân este:

2CH3COOC2H5 + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2 C2H5OH

Phản ứng với muối:

Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓

Tác dụng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn...):

Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2

8. Bài tập vận dụng

Câu 1. Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào axit H2SO4 thì thấy hiện tượng gì:

A. Có khí không màu bay ra

B. Có kết tủa trắng

C. Không có hiện tượng gì

D. Có kết tủa trắng xanh

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Nếu nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào axit H2SO4 thì có hiện tượng kết tủa trắng

Câu 2. Để nhận biết 2 dung dịch axit trong suốt HCl, H2SO4người ta sử dụng hóa chất nào sau đây

A. Dung dịch nước vôi trong

B. Quỳ tím

C. Dung dịch muối bari clorua

D. Dung dịch muối nitrat

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3. Cho các phản ứng sau

1) BaCl2 + H2SO4;

(2) Ba(OH)2+ Na2SO4;

(3) BaCl2 + (NH4)2SO4

(4) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4;

(5) Ba(OH)2 + H2SO4;

Các phản ứng có phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42-→ BaSO4 là:

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (5)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

(1) BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4

(2) Ba(OH)2+ Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH

phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42-→ BaSO4

(3) BaCl2 + (NH4)2SO4→ 2NH4Cl + BaSO4

phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4

(4) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4→ BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

(5) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

Câu 4. Trung hòa vừa đủ 250ml dung dịch Ba(OH)2 1M với dung dịch H2SO4 15%. Khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng là:

A. 163,3 gam

B. 326,6 gam

C. 217,7 gam

D. 312,6 gam

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

nBa(OH)2 = 0,25 mol

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

0,25 0,25 mol

Khối lượng H2SO4 đã dùng là:

mddH2SO4 = (0,25.98).100%/15% = 163,3 gam

Câu 5. Cho dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, NO3-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch người ta dùng:

A. Dung dịch K2CO3 vừa đủ .

B. Dung dịch Na2SO4 vừa đủ.

C. Dung dịch KOH vừa đủ.

D. Dung dịch Na2SO3 vừa đủ.

Lời giải:

Đáp án: D

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

K + H2O → KOH + H2

K2O + H2O → KOH

KCl + H2O → KOH + H2 + Cl2

K2CO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O

KClO3 + HCl → Cl2 + KCl + H2O

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/baoh2h2so4-a47455.html