Ngón tay giữa được phát minh ra từ 2.500 năm trước bởi người Hy Lạp cổ đại và động tác của nó ban đầu cũng có điểm khác biệt so với hiện tại.
Khoảng 2.500 năm trước, người Hy Lạp đã nghĩ ra một cử chỉ ám chỉ "cậu nhỏ" của nam giới mang ý nghĩa xúc phạm, chế nhạo ai đó. Nếu ngày nay cử chỉ này giống như câu chửi thì các nhà sử học cho rằng thời cổ đại, ngón tay giữa giống như một sự ám chỉ tình dục tục tĩu hơn thế.
Max Nelson, người giảng dạy các khóa học về nền văn minh cổ điển tại Đại học Windsor ở Ontario, Canada, đã viết trong một bài viết năm 2017 về nguồn gốc của cử chỉ này. Những người Hy Lạp táo bạo "có lẽ sử dụng ngón giữa để tượng trưng cho "cậu nhỏ" của nam giới khi cương cứng". Nelson và các nhà nghiên cứu cổ điển khác thừa nhận rằng việc giơ ngón giữa một cách kiêu hãnh thường là một trò đùa, một sự xúc phạm hoặc một lời đề nghị gợi dục. Nhà viết kịch nổi tiếng người Hy Lạp tên Aristophanes cũng được cho là một người yêu thích cử chỉ giơ ngón tay giữa, ông từng đề cập đến "ngón tay dài" trong một số vở kịch của mình.
Trong vở hài kịch “Những đám mây” viết vào năm 419 trước Công nguyên, một bức tranh biếm họa đã miêu tả cảnh một con nợ múa may bằng ngón giữa (trong một số bản dịch là để lộ vùng kín) để ám chỉ hành vi thủ dâm nhằm phản kháng lại người đòi nợ. Đáp lại, chủ nợ thể hiện biểu cảm đầy ghê tởm. Cử chỉ này sau đó đã lan đến La Mã cổ đại, nơi người dân địa phương gọi nó là "digitus impudicus" - ngón tay không đứng đắn. Nhà sử học La Mã Suetonius ghi chép lại rằng hoàng đế Caligula đã ép thần dân hôn ngón giữa của mình. Theo nhà nhân chủng học và nhà sử học hàng đầu nghiên cứu về ngón giữa - Desmond Morris - thì đây là một cử chỉ hạ thấp phẩm giá của người cai trị.
Đáng chú ý, theo Max Nelson thì hành động giơ ngón giữa cao lên trời mà chúng ta thường làm ngày nay trong quá khứ lại có chút khác biệt. Ông cho rằng mặc dù người cổ đại có thể sử dụng ngón giữa để thực hiện những cử chỉ tục tĩu nhưng họ có thể chỉ chúng theo chiều ngang hoặc theo hướng khác chứ không phải hướng lên trời.
Đến thời Trung cổ, ành động này đã giảm bớt vì sức ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo - tổ chức phản đối các cử chỉ gợi đến tình dục. Morris đã nói rằng ngón giữa đã du nhập vào Mỹ theo những người nhập cư Ý vào cuối thế kỷ 19. Cho đến thế kỉ 20, hành đông giờ ngón giữa một lần nữa trở nên phổ biến khi người Anh và những người châu Âu khác dùng nó như một phiên bản không lời của tiếng còi và tiếng rít bày tỏ sự không hài lòng. Đặc biệt, nó còn được những người người nổi dậy chống chính quyền thời đó yêu thích. Điển hình là nghệ sĩ nhạc đồng quê người Mỹ tên Johnny Cash từng giơ ngón giữa đầy thách thức trong buổi biểu diễn năm 1969 tại Nhà tù bang San Quentin ở California sau khi một nhiếp ảnh gia hỏi anh nghĩ gì về người cai ngục (đây không phải là buổi biểu diễn đầu tiên của Cash tại nhà tù Golden State).
Ngày nay, giơ ngón giữa là một hành vi thô tục đến mức thường xuyên bị làm mờ trên các phương tiện truyền thông. Ngay cả khi một người nổi tiếng nào đó vô tình có biểu hiện giống như giơ ngón tay thối cũng sẽ vướng vào rắc rối khi bị một số kẻ chỉ trích "không đứng đắn".
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/gio-1-ngon-tay-giua-nghia-la-gi-a47321.html