13 cách giải say cà phê hiệu quả, an toàn bạn nên biết

Cà phê là một loại đồ uống được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn giúp tinh thần tỉnh táo. Tuy nhiên nếu uống cà phê không đúng cách hoặc uống sai thời điểm thì có thể dẫn đến say cà phê. Hãy cùng tìm hiểu cách giải say cà phê qua bài viết sau nhé!

1Cà phê là gì?

Cà phê là đồ uống được pha từ hạt đã rang hoặc xay của cây cà phê có nguồn gốc từ Châu Phi. Cà phê thuộc top 3 đồ uống phổ biến nhất thế giới và đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất trong những mặt hàng quốc tế. [1]

Cà phê không chỉ uống trực tiếp mà từ cà phê có thể pha chế các loại đồ uống khác nhau như espresso, cappuccino, mocha và latte. Tuy nhiên, những đồ uống này đều chứa cafein - một alkaloid trong cây cà phê có công dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp đầu óc tỉnh táo, tăng hiệu suất làm việc, học tập.

Cà phê là đồ uống được pha từ hạt đã rang hoặc xay của cây cà phê

Cà phê là đồ uống được pha từ hạt đã rang hoặc xay của cây cà phê

2Lượng cà phê bao nhiêu là quá nhiều?

Lượng cafein mỗi ngày an toàn đối với một người trưởng thành khỏe mạnh là 400mg (tương đương với khoảng 4 tách cà phê pha, 10 lon coca hoặc hai loại đồ uống tăng lực). Tuy nhiên, lượng cafein trong mỗi loại đồ uống là khác nhau vì vậy bạn nên đọc kĩ hàm lượng cafein trong từng sản phẩm. [2]

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng một muỗng cà phê (bột cafein) tương đương với 28 tách cà phê ở dạng bột hoặc dạng lỏng đã có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến tử vong. [2]

Cà phê được cho là an toàn với người trưởng thành nhưng nếu sử dụng quá mức thì vẫn có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu. Ngoài ra, một số đối tượng sau thì nên thận trọng khi dùng:

Sử dụng cà phê quá mức có thể gây ra tác dụng phụ

Sử dụng cà phê quá mức có thể gây ra tác dụng phụ

3Dấu hiệu của say cà phê

Khi bị say cà phê bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, khát nước, tiêu chảy, sốt, mất ngủ, căng thẳng, lo lắng, bồn chồn, tăng huyết áp,… [3] [4]

Ngoài ra, khi gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: Khó thở, nôn mửa, ảo giác, lú lẫn, đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc không đều, cử động cơ không kiểm soát được, co giật,... bạn nên liên hệ Trung tâm Cấp Cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời. [4]

Đặc biệt trẻ sơ sinh cũng có thể bị say cà phê nếu trong sữa mẹ chứa quá nhiều cafein với các biểu hiện như: buồn nôn, cơ bắp liên tục căng thẳng rồi thư giãn.

Một số triệu chứng khi say cà phê

Một số triệu chứng khi say cà phê

4Các cách giải say cà phê hiệu quả, an toàn

Ngừng sử dụng caffeine

Cafein không chỉ có trong cà phê mà còn có trong những đồ uống khác như: nước tăng lực, một số loại trà, nước ngọt,... thậm chí một số thực phẩm và thuốc cũng chứa lượng cafein khác nhau.

Do đó, bạn nên ngừng sử dụng những loại đồ uống, thực phẩm này cho đến khi sức khỏe ổn định và các triệu chứng say cà phê biến mất hoàn toàn. [5]

Ngừng sử dụng cafein cho đến khi sức khỏe ổn định

Ngừng sử dụng cafein cho đến khi sức khỏe ổn định

Uống nhiều nước lọc

Việc uống nhiều nước lọc không giúp cafein chuyển hóa nhanh hơn nhưng nó giúp giải say cà phê nhờ cơ chế ngăn chặn sự làm mất nước của cafein. Nếu bạn không quen uống cà phê hoặc đã uống quá nhiều thì hãy uống một cốc nước để lấy lại sự cân bằng của cơ thể.

Cà phê có tác dụng lợi tiểu nhẹ, nhưng người trưởng thành khỏe mạnh uống vừa phải sẽ không gây mất nước. [5]

Nước lọc giúp giải say cà phê nhờ ngăn chặn sự làm mất nước của cafein

Nước lọc giúp giải say cà phê nhờ ngăn chặn sự làm mất nước của cafein

Đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng

Đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và lo lắng liên quan đến cafein. Từ đó cải thiện một số triệu chứng thần kinh và giúp bạn thư giãn khi bị say cà phê. [5]

Đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng

Đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng

Hít thở sâu

Hít thở một hơi dài và sâu bằng mũi sau đó từ từ thở không khí ra khỏi miệng sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh ngay lập tức, hạn chế sự lo lắng, bồn chồn khi gặp các triệu chứng say cà phê. [6]

Hít thở sâu giúp bạn lấy lại bình tĩnh ngay lập tức khi say cà phê

Hít thở sâu giúp bạn lấy lại bình tĩnh ngay lập tức khi say cà phê

Thiền

Thiền là một trong những cách giải say cà phê hiệu quả và đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Hãy chọn một không gian thư giãn, yên tĩnh như ngoài trời hoặc trong nhà và cố gắng tập trung vào hơi thở, bản thân, cảm giác mà bạn cảm nhận được để làm dịu hệ thần kinh, giảm cảm giác lo âu. [7]

Thiền là một trong những cách giải say cà phê hiệu quả và đơn giản

Thiền là một trong những cách giải say cà phê hiệu quả và đơn giản

Ăn một bữa ăn lành mạnh

Khi bạn nạp một lượng lớn cà phê vào cơ thể thì việc cung cấp một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa cafein nhanh hơn.

Đặc biệt, sau khi uống cà phê vào buổi sáng, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C như bột yến mạch, vài lát cam, cà chua, dâu tây,... sẽ giúp bạn giảm cảm giác lo lắng. [6]

Một bữa ăn lành mạnh giúp hệ tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa cafein nhanh hơn

Một bữa ăn lành mạnh giúp hệ tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa cafein nhanh hơn

Ăn nhiều tinh bột

Khi bị say cà phê ở mức độ nhẹ, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, ngũ cốc, bánh quy,... để giúp bão hòa lượng cafein trong cơ thể. Từ đó, các triệu chứng đau đầu, khó chịu, nôn nao sẽ mất dần và bạn sẽ cảm thấy khỏe lên chỉ sau vài phút.

Tinh bột giúp bão hòa lượng cafein trong cơ thể

Tinh bột giúp bão hòa lượng cafein trong cơ thể

Thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau lá xanh, ngũ cốc, táo, bơ,... sẽ cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, giúp bạn giảm bớt sự khó chịu, suy sụp khi bị say cà phê. [5]

Chất xơ giúp giảm triệu chứng khó chịu khi say cà phê

Chất xơ giúp giảm triệu chứng khó chịu khi say cà phê

Thực phẩm giàu Magie

Thực phẩm giàu magie như các loại rau lá xanh (rau bina, cải xoăn,...), các loại hạt (hạnh nhân, bí ngô,...), ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt) và các loại đậu (đậu đen) có tác dụng ức chế tác động của cafein đối với cơ thể, giúp xoa dịu hệ thần kinh và giảm cảm giác căng thẳng. [7]

Thực phẩm giàu magie có tác dụng ức chế tác động của cafein đối với cơ thể

Thực phẩm giàu magie có tác dụng ức chế tác động của cafein đối với cơ thể

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi bị say cà phê bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như cam, dâu tây, kiwi, cà rốt, cà chua,... giúp giảm các triệu chứng do cafein gây ra như lo lắng, bồn chồn,... [7]

Thực phẩm giàu vitamin C giúp giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn do cafein gây ra

Thực phẩm giàu vitamin C giúp giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn do cafein gây ra

Thực phẩm giàu Omega 3

Ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng say cà phê, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt óc chó,... để cải thiện sức khỏe tinh thần bởi omega-3 là chất béo thiết yếu giúp điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh, duy trì sức khỏe não bộ và khả năng nhận thức. [7]

Thực phẩm giàu omega-3 giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Thực phẩm giàu omega-3 giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Sử dụng một số loại trà

Một số loại trà giúp thư giãn não và giảm căng thẳng

Một số loại trà giúp thư giãn não và giảm căng thẳng

Xông hơi bằng nước nóng

Xông hơi bằng nước nóng có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu do say cà phê gây ra một cách nhanh chóng, đồng thời nước nóng cũng giúp lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng thần kinh, giảm đau nhức và nhanh chóng đào thải lượng cafein ra khỏi cơ thể.

Cách giải say cà phê bằng xông hơi như sau: Bạn chuẩn bị một nồi nước sôi, thêm vài lát sả, chanh hoặc gừng sau đó ngồi gần nồi nước sôi đó để hơi nước bốc lên toàn thân.

Xông hơi bằng nước nóng có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu do say cà phê gây ra

Xông hơi bằng nước nóng có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu do say cà phê gây ra

5Cách phòng say cà phê tại nhà

Không nên uống cà phê khi bụng đói

Uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng tác dụng của cafein, dẫn đến tăng cảm giác lo lắng, bồn chồn.

Nếu bạn có thói quen uống cà phê vào buổi sáng thì hãy đảm bảo bữa sáng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, khoáng chất, carbohydrate và protein để giúp làm chậm quá trình hấp thu và giảm các triệu chứng do cafein gây ra. [7]

Uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng tác dụng của cafein

Uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng tác dụng của cafein

Uống cafe với liều lượng vừa phải

Nếu bạn là người đang tập uống cà phê thì hãy bắt đầu với liều lượng vừa phải, càng ít càng tốt. Sau đó có thể tăng liều khi đã uống quen.

Tuy nhiên để tránh bị say cà phê, bạn nên uống một tách nhỏ trong mỗi lần thưởng thức và kết hợp uống cùng nước lọc để pha loãng lượng cafein trong cơ thể.

Nên uống một tách nhỏ trong mỗi lần thưởng thức để tránh bị say cà phê

Nên uống một tách nhỏ trong mỗi lần thưởng thức để tránh bị say cà phê

Hạn chế lượng đường trong cà phê

Không chỉ cafein, đường cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy lo âu và căng thẳng. Do vậy, hãy hạn chế thêm đường vào cốc trước khi ngừng sử dụng cà phê hoàn toàn để xác định rằng liệu đường có phải là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bồn chồn hay không. [5]

Hạn chế lượng đường trong cà phê để tránh cảm giác lo âu, căng thẳng

Hạn chế lượng đường trong cà phê để tránh cảm giác lo âu, căng thẳng

Thử loại cà phê có hàm lượng acid thấp

Nếu bạn đang giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn hoặc bạn muốn sử dụng một đồ uống khác thì cà phê có hàm lượng acid thấp sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn bởi loại cà phê này giúp giảm sự lo lắng, căng thẳng do cafein gây ra. [5]

Cà phê có hàm lượng acid thấp giúp giảm sự lo lắng, căng thẳng do cafein gây ra

Cà phê có hàm lượng acid thấp giúp giảm sự lo lắng, căng thẳng do cafein gây ra

Tránh uống cà phê với rượu

Uống cà phê cùng với rượu có thể gây nguy hại cho sức khỏe hơn so với chỉ uống rượu, có thể dẫn đến ức chế thần kinh và tạo gánh nặng cho tim.

Cà phê làm giảm cảm giác buồn ngủ, khiến bạn có thể uống nhiều rượu hơn mà không nhận ra mức độ say của mình, từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu và các tai nạn liên quan.

Uống cà phê với rượu có thể gây ức chế thần kinh, tạo gánh nặng ở tim

Uống cà phê với rượu có thể gây ức chế thần kinh, tạo gánh nặng ở tim

Không uống cà phê cùng với thuốc

Kết hợp cà phê cùng với thuốc không chỉ khiến bạn dễ bị say cà phê mà còn có thể dẫn đến ngộ độc. Tuy nhiên nếu bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc mà vẫn muốn dùng cà phê thì nên uống cà phê sau khi uống thuốc từ 2-3 giờ để đảm bảo an toàn.

Uống cà phê cùng với thuốc có thể dẫn đến ngộ độc

Uống cà phê cùng với thuốc có thể dẫn đến ngộ độc

Sử dụng cà phê nguyên chất

Sử dụng cà phê nguyên chất sẽ giúp bạn hạn chế bị say cà phê bởi những loại này đã được lựa chọn kỹ lưỡng, áp dụng các phương pháp sản xuất sạch sẽ, không có nấm mốc, đảm bảo sức khỏe cho người thưởng thức.

Sử dụng cà phê nguyên chất sẽ giúp bạn hạn chế bị say cà phê

Sử dụng cà phê nguyên chất sẽ giúp bạn hạn chế bị say cà phê

6Ai không nên uống cà phê?

Một số đối tượng như phụ nữ có thai, người nghiện thuốc lá không nên uống cà phê để tránh gây hại cho sức khỏe

Một số đối tượng như phụ nữ có thai, người nghiện thuốc lá không nên uống cà phê để tránh gây hại cho sức khỏe

Mặc dù cà phê được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon nhưng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì một số đối tượng sau không nên uống cà phê: [8] [9]

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu rõ say cà phê là gì cũng như cung cấp thêm kiến thức về cách giải say cà phê hiệu quả, an toàn. Hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến nhé!

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cach-chua-say-cafe-a47054.html