Cách tính độ cận thị của mắt ra sao? 4 công thức chuẩn nhất

Độ cận cho thấy mức suy giảm tầm nhìn của mắt. Độ cận được đo như thế nào? Cùng ECO Pharma tìm hiểu những cách tính độ cận thị của mắt chuẩn nhất trong bài viết sau đây.

Cách tính độ cận thị của mắt

Độ cận thị là gì?

Độ cận thị là chỉ số đánh giá mức độ cận thị nặng hay nhẹ. Các chuyên gia sẽ căn cứ vào đó để xác định biện pháp cải thiện thị lực phù hợp. Độ cận thị được thể hiện bằng thuật ngữ “ - Diop” (ký hiệu là - D).

Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính, giúp mắt có thể nhìn rõ sự vật. Đơn vị Diop càng cao thể hiện độ cận thị càng nặng và độ dày thấu kính càng tăng.

Ký hiệu trên bề mặt thấu kính là “-D” đối với tình trạng cận thị hoặc “+D” đối với viễn thị. Ví dụ: -1D, -2D, -3D còn được hiểu là cận thị 1 độ, 2 độ, 3 độ. (1)

Hướng dẫn cách đo độ cận thị của mắt chính xác phổ biến nhất

Các chuyên gia nhãn khoa dùng các phương tiện đo cận thị và các cách tính độ cận thị của mắt như sau:

1. Bảng chữ cái cận thị

Bảng chữ cái cận thị còn được biết đến với khái niệm bảng đo thị lực, là một bảng gồm nhiều ký hiệu hoặc chữ cái kích cỡ khác nhau. Công cụ này thường được sử dụng bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc y tá, nhằm sàng lọc những người bị suy giảm thị lực.

Quá trình đo yêu cầu người bệnh ngồi trước bảng ở một khoảng cách nhất định, sau đó lần lượt che mắt trái/ phải và đọc các ký tự trên bảng. Có nhiều loại bảng đo thị lực phù hợp với các đối tượng khác nhau:

Cách tính độ cận của mắt dựa vào hai điểm quan trọng: điểm cực cận và điểm cực viễn. Khoảng cách giữa hai điểm này chính là phạm vi mắt nhìn rõ. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà mắt thường (không đeo kính) có thể nhìn rõ sự vật. Đối với người bình thường, điểm cực viễn là vô cực. Việc đeo kính cận thị nhằm mục đích điều chỉnh điểm cực viễn của người bị cận ra xa vô cực. (2)

Bảng chữ cái cận thị
Các bảng chữ cái cận thị với ký hiệu chữ hoặc hình khác nhau, áp dụng cho nhiều đối tượng, giúp sàng lọc đối tượng bị suy giảm thị lực.

2. Đo bằng app online

Nhờ sự phát triển của các phần mềm ứng dụng, hiện nay người bệnh có thể chủ động đo thị lực của mình ngay tại nhà.

Thông qua các ứng dụng online (Apps) trên máy vi tính hoặc điện thoại, bạn sẽ phải thực hiện một số bài kiểm tra thị lực trong khoảng 15 - 20 phút. Sau khi kết thúc, ứng dụng sẽ trả kết quả mắt có bị cận thị hay không.

Một số ứng dụng online giúp đo độ cận phổ biến:

3. Đo bằng máy điện tử

Cách tính độ cận thị của mắt bằng máy điện tử gồm 2 bước:

Bước 1: Đo thị lực bằng máy điện tử

Bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng máy móc điện tử để đánh giá tình trạng của mắt. Trong kết quả đo có thể gặp phải một số ký hiệu phổ biến:

Bước này chỉ giúp xác định người bệnh có bị cận hay không, muốn chẩn đoán chính xác cận bao nhiêu độ cần thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2: Đo thị lực bằng cách lắp kính mẫu

Lắp kính mẫu để người bệnh đeo thử, đến khi tầm nhìn rõ và thoải mái thì đó là độ kính phù hợp với độ cận thị. Đây là phương pháp giúp bác sĩ xác định chính xác độ cận và cắt kính phù hợp với người bệnh.

Đo thị lực bằng cách lắp kính mẫu
Đo thị lực bằng máy điện tử và lắp kính mẫu nhằm kiểm tra độ cận bao nhiêu, từ đó xác định biện pháp điều trị phù hợp.

4. Đo độ cận tại nhà

Bạn có thể tự đo độ cận tại nhà bằng một số dụng cụ và người hỗ trợ:

Chuẩn bị

Thực hiện

Cuối cùng, bạn có thể tính độ cận thị như sau:

Lưu ý:

Tìm hiểu thêm: Bị cận 1 độ có nên đeo kính thường xuyên không? Lưu ý những gì?

Cách tính độ cận thị của mắt đơn giản

Độ cận thị của mắt có nhiều cách quy đổi khác nhau, bạn có thể tham khảo một số phép tính phổ biến:

1. Công thức tính độ cận

Công thức tính độ cận khi tự đo thủ công tại nhà:

Độ cận = 100 / khoảng cách nhìn rõ (cm)

2. Quy đổi độ cận như thế nào

Độ cận thường được thể hiện dưới dạng thuật ngữ: thị lực 10/10, 9/10 hay 8/10. Đây là kết quả sau khi đo thị lực bằng bảng chữ cái cho biết người bệnh đọc được bao nhiêu hàng chữ trên tổng 10 hàng.

Nếu bạn thấy rõ tất cả 10 hàng chữ thì thị lực đạt 10/10, thấy 7 hàng chữ thì thị lực 7/10. Càng thấy ít dòng chữ chứng tỏ thị lực càng kém.

Nhiều ý kiến cho rằng giá trị thị lực này có liên kết chặt chẽ với độ cận. Chẳng hạn như thị lực 6 - 7/10 tương đương -0.5D, thị lực 4 - 5/10 tương đương -1D,… Tuy nhiên trên thực tế, khi đề cập đến mức thị lực 1/10, 2/10, chưa thể khẳng định được mắt cận bao nhiêu độ. Muốn xác định cụ thể, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được kiểm tra.

3. Các mức độ cận thị

Các mức độ cận thị
Tùy vào mức độ cận thị nhẹ hay nặng mà người bệnh điều chỉnh thời gian đeo kính phù hợp, hỗ trợ các hoạt động hằng ngày.

Phân loại cận thị như thế nào?

Cận thị có biểu hiện chung là chỉ nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa, nhưng tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây ra. Các chuyên gia đã phân loại cận thị dựa vào từng nguyên nhân cụ thể:

1. Mắt cận thị đơn thuần (Simple Myopia)

Cận thị đơn thuần phổ biến nhất, thường gặp ở những người đang đi học. Độ cận thường dưới -6 Diop và kèm theo loạn thị. Nguyên nhân của cận thị đơn thuần là do công suất quang học và chiều dài trục trước sau của nhãn cầu không tương xứng với nhau. Khi trục trước sau của nhãn cầu dài hơn công suất quang học sẽ dẫn đến cận thị.

Hiện tượng này thường do di truyền cận thị hoặc thói quen làm việc hằng ngày gây ra, sẽ tiến triển và ngưng lại ở một mức độ nhất định.

2. Bị cận thị giả (Pseudomyopia)

Cận thị giả còn được gọi là cận thị tạm thời, xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết do cơ thể mi phụ trách khả năng điều tiết bị co cứng, khiến tầm nhìn xa bị mờ. Cận thị giả có thể diễn ra tạm thời trong khoảng thời gian ngắn và mắt có thể khôi phục tầm nhìn sau khi nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, nếu bạn không cho mắt thư giãn thường xuyên, tình trạng này có thể tiến triển và trở thành cận thị thật. Để phòng tránh, bạn cần rèn luyện thói quen giúp mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc, chăm sóc mắt từ sâu bên trong để cải thiện đôi mắt sáng khỏe.

3. Cận thị thoái hoá (Degenerative Myopia)

Cận thị thoái hóa chỉ mức độ cận thị nặng liên quan đến sự thoái hóa bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc tình trạng này, trục nhãn cầu sẽ dài ra liên tục khiến tăng độ cận nhanh chóng, tầm nhìn suy giảm rõ rệt. Đây được xem là giai đoạn nguy hiểm của cận thị, có nguy cơ gây tăng nhãn áp, bong võng mạc, glocom, mù lòa.

Người bệnh bị cận thị thoái hóa cần đến bác sĩ để khám định kỳ và điều trị sớm giúp bảo vệ thị lực, phòng ngừa biến chứng.

4. Cận thị ban đêm (Nocturnal Myopia)

Cận thị ban đêm xảy ra khi mắt không thể nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc vào ban đêm. Trong khi đó vào ban ngày, tầm nhìn của mắt vẫn bình thường.

Hiện tượng này được lý giải như sau:

5. Cận thị thứ phát (Induced Myopia)

Cận thị thứ phát xuất hiện do một số nguyên nhân: tác dụng phụ của thuốc, đường huyết tăng cao (bệnh tiểu đường), xơ hóa thủy tinh thể (nuclear sclerosis),… Thông thường, loại cận thị này chỉ xảy ra tạm thời và có thể hồi phục được.

Cận thị thứ phát
Cận thị thứ phát xảy ra do tác dụng phụ của thuốc hoặc mắc bệnh lý liên quan, có thể hồi phục sau một khoảng thời gian.

Những câu hỏi thường gặp

1. Cận bao nhiêu độ phải đeo kính?

Người bị cận thị từ 0.75 độ trở lên nên đeo kính để hỗ trợ công việc hằng ngày.

2. Địa chỉ đo độ cận chính xác ở đâu?

Lựa chọn địa chỉ khám mắt uy tín là điều cần thiết giúp kiểm tra độ cận chính xác, từ đó xác định biện pháp điều trị phù hợp. Trung Tâm Mắt Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ nhãn khoa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm. Đồng thời trang bị các thiết bị và công nghệ hiện đại hàng đầu trong lĩnh vực nhãn khoa, cung cấp các dịch vụ thăm khám, điều trị 5 sao, đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng:

3. Cận bao nhiêu độ là nặng?

Cận thị từ 6 độ trở lên được xem là nặng.

4. Khi nào nên thực hiện mổ cận thị?

Người bệnh nên mổ cận thị khi bị cận từ 4 độ trở lên và nên dưới 10 độ. Độ cận ổn định, không thay đổi quá 0.5 độ trong vòng 12 tháng.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết thêm nhiều cách tính độ cận thị của mắt và lựa chọn phương pháp phù hợp cho bản thân. Tuy nhiên, những cách tính tại nhà chỉ mang tính tương đối. Muốn có kết quả chính xác nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra chuyên sâu và xác định phác đồ điều trị cụ thể.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cach-tinh-do-can-thi-cua-mat-a46700.html