Cả nước ta có hơn 4 triệu cựu chiến binh, là những là những người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Chính vì vậy, để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam vào ngày 6/12/1989.
Ngày Toàn quốc Kháng chiến là ngày kỷ niệm lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng). Trong cuộc chiến này, Quân đội Việt Nam (Vệ quốc đoàn) đã đồng loạt tiến công vào các vị trí của quân Pháp tại các đô thị miền Bắc Đông Dương, bao vây quân Pháp trong nhiều tháng để cho các cơ quan chính quyền lui về chiến khu. Nhiều nhà sử học coi mốc này là khởi điểm cho cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22 tháng 12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân.
Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế diễn ra vào ngày 1/12 hàng năm. Ngày này được tổ chức lần đầu vào ngày 1/12/1988 nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì căn bệnh này.
Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ hay tên tiếng Anh là International Day for the Abolition of Slavery. Là một sự kiện thường niên được tổ chức bởi UN (Liên Hợp Quốc).
Ngày đầu tiên được tổ chức là vào năm 1986. Ngày giải phóng nô lệ tổ chức vào ngày 2 tháng 12 hằng năm để vẽ lên sự tự do. Không chỉ là dành cho những người nô lệ mà còn lên án nạn mại dâm tàn bạo.
Ngày Quốc tế Người khuyết tật được Liên hợp quốc tổ chức ngày 3/12 từ năm 1992 nhằm thúc đẩy sự hiểu biết về người khuyết tật trên toàn Thế giới.
Ngày 4/12 được kỷ niệm là Ngày Quốc tế Ôm tự do, nhằm khuyến khích mỗi người chúng ta thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn, sự cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh thông qua một cái ôm để họ cảm thấy tốt hơn, lan toả tình yêu thương đến với tất cả mọi người.
Những người hưởng ứng sự kiện này thường sẽ cầm một chiếc bảng với dòng chữ “Free Hug” (Ôm miễn phí) tại các địa điểm công cộng như công viên, phố đi bộ, trung tâm thương mại,… Một hoạt động ý nghĩa, nhân văn nhằm tạo ra một thế giới gắn kết hơn, tốt đẹp hơn và màu hồng hơn.
Ngày 5/12/1985 khi nhận ra được sự thiết thực của công tác tình nguyện và những công lao của các tình nguyện viên đã đóng góp, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày này là ngày “Tình nguyện quốc tế” (International Volunteer Day, viết tắt IVD).
Kể từ đó, ngày 5/12 hàng năm, các tổ chức tình nguyện trên toàn thế giới lại tưng bừng tổ chức những nhiều hoạt động chào mừng một ngày lễ lớn của những người làm tình nguyện.
Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế, viết tắt là ICAD (International Civil Aviation Day) được tổ chức vào ngày 7 tháng 12, kể từ khi được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố năm 1996 trong Nghị quyết A/RES/51/33.
Mục đích của ngày này là công nhận tầm quan trọng của hàng không, đặc biệt là hàng không quốc tế giúp nâng cao nhận thức về hàng không trên toàn thế giới và hàng không dân dụng quốc tế đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti-Corruption Day) được tổ chức vào ngày 09 Tháng 12 hàng năm, kể từ khi thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng vào ngày 31 Tháng 10 năm 2003.
Đây là một sự kiện thường niên do Liên Hợp Quốc tổ chức, với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, hối lộ và các vấn đề có liên quan, và vinh danh những người chống tham nhũng trong cộng đồng và chính phủ của họ.
Ngày 10 tháng 12 năm 1948 Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Vào ngày này bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử tại Paris, Pháp.
Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho Bộ luật Nhân quyền Quốc tế, bao gồm hai công ước cơ bản về quyền con người cùng được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1966 là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.
Ngày 4 tháng 12 năm 1950, trong phiên họp toàn thể lần thứ 317, Liên Hợp Quốc ban hành Nghị quyết A/RES/423 (V) chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là "Ngày Nhân quyền" (Human Rights Day)
Những ngọn núi bao phủ khoảng ¼ bề mặt trái đất, là nơi cư trú của khoảng 12% dân số thế giới và giữ một vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển đổi toàn cầu hướng tới sự tăng trưởng bền vững.
Với Nghị quyết 57/245, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 11/12 hàng năm để kỷ niệm Ngày Núi quốc tế, nhằm vận động ở tất cả các cấp lưu ý về tầm quan trọng của sự phát triển bền vững các ngọn núi.
Ngày Chè Quốc tế, viết tắt theo tiếng Anh là ITD (International Tea Day) là một ngày hành động quốc tế, được chọn là ngày 15 tháng 12 được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thông qua năm 2015.
Ngày Chè Quốc tế nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu của chính phủ và người dân đối với tác động của thương mại chè toàn cầu đối với người lao động và người trồng, và có liên quan đến các yêu cầu hỗ trợ giá và thương mại công bằng.
Ngày Di dân Quốc tế, viết tắt là IMD (International Migrants Day) được cử hành vào ngày 18 tháng 12 hàng năm, là ngày lễ quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chọn để tuyên truyền nâng cao nhận thức về những đóng góp lớn lao của di dân trên khắp thế giới cùng trách nhiệm phải bảo vệ các quyền lợi chính đáng của họ.
Với Nghị quyết 60/209 (ngày 22/12/2005), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 20 tháng 12 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại.
Tiếp sau đó, trong Tuyên bố Thiên niên kỷ, những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ một lần nữa tuyên bố khẳng định rằng, đoàn kết là một trong những giá trị cơ bản và phổ quát, là nền tảng cho mối quan hệ giữa các dân tộc trong thế kỷ XXI.
Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là Noel, Christmas) là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, được tổ chức chủ yếu vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, là một dịp lễ tôn giáo và văn hóa của hàng tỷ người trên thế giới.
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại ĐHĐ LHQ, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong phiên họp toàn thể sáng 7-12, Đại hội đồng LHQ đã đồng thuận thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 thành lập Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh vào ngày 27-12 hằng năm.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/su-kien-thang-12-a46511.html