Ghi nguồn tài liệu là một phần không thể thiếu trong các bài tiểu luận. Bài viết chia sẻ về cách ghi nguồn trong tiểu luận cách ghi nguồn các tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận theo quy định. Hãy theo dõi và lưu lại các cách trích dẫn để trình bày thật hiệu quả trong bài tiểu luận.
Cách ghi nguồn trong tiểu luận đầy đủ và hiệu quả nhất
1. Khi nào cần ghi nguồn trong tiểu luận?
- Thông tin về nguồn trong tiểu luận cần được người viết ghi lại khi bài luận sử dụng thông tin, trích dẫn, tham khảo từ các tài liệu tham khảo như sách, báo, văn bản học thuật, tạp chí,…
- Ghi nguồn rõ ràng và chính xác đóng vai trò xác định rằng bài tiểu luận này do bạn thực hiện và tránh việc bị báo cáo vì đạo văn từ người khác.
- Ghi nguồn đầy đủ cũng là một cách để người đọc cho thấy năng lực nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, sự nghiêm túc và tính tỉ mỉ trong việc thực hiện bài luận.
- Ghi nguồn cũng là một cách để bạn dành sự tôn trọng cho nghiên cứu của các tác giả trước đó
2. 3 hình thức trích dẫn tài liệu trong bài tiểu luận
3 hình thức trích dẫn tài liệu trong bài tiểu luận
2.1. Trích dẫn trực tiếp
- Đối với hình thức trích dẫn trực tiếp, người viết sẽ trích lại nguyên văn một câu, một đoạn hay một sơ đồ, hình ảnh nào đó từ bài gốc mà không thay đổi gì theo đúng nội dung và hình thức.
- Khi trích dẫn trực tiếp, bạn cần để phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép và nếu là đoạn dài thì nên tách riêng thành một đoạn.
- Tuy nhiên, cách trích dẫn này không nên sử dụng nhiều trong bài vì nó khiến cho bài tiểu luận trở lên nặng nề, đơn điệu, khiến người đọc đánh giá rằng người viết không phải là đăng học hỏi, trình bày theo ý kiến của mình mà là lấy hoàn toàn từ người khác.
2.2. Trích dẫn gián tiếp
- Trích dẫn gián tiếp là cách được khuyến khích nhiều nhất bởi bằng cách này bạn sẽ trình bày dựa trên ý tưởng, kết quả hoặc một ý nào đó về vấn đề chung trong bài tiểu luận của bạn và người đó.
- Mặc dù được trình bày theo quan điểm người viết nhưng vẫn phải đảm bảo 3 lưu ý sau:
- Cẩn trọng và hiểu đúng về quan điểm của bài tham khảo
- Không diễn đạt sai ý nghĩa bạn đầu của bài tham khảo
- Đảm bảo trung thành với nội dung gốc do tác giả trước đã nghiên cứu.
2.3. Trích dẫn thứ cấp
- Trích dẫn thứ cấp được sử dụng khi bạn muốn trích dẫn thông tin từ một bài viết nhưng không phải là tác giả gốc của nguồn thông tin đó.
- Ví dụ: Bạn trích dẫn phần tài liệu của tác giả B nhưng thông tin gốc là từ tác giả A thì bạn chỉ cần trích dẫn tài liệu và tên của tác giả B.
- Lưu ý: Nên hạn chế cách trích dẫn này vì hội đồng chấm thường sẽ khuyến khích các nguồn tài liệu gốc hơn.
Bìa tiểu luận cũng là một phần không thể thiếu trong các bài tiểu luận. Do đó, để có một bài tiểu luận hoàn chỉnh bạn đọc nên tham khảo thêm mẫu bìa tiểu luận đẹp từ Luanvan24 ngay nhé! Các mẫu bìa được chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
3. Cách ghi các danh mục tài liệu trong tiểu luận
Cách ghi các danh mục tài liệu trong tiểu luận
3.1. Cách ghi tài liệu tham khảo là sách
- Đối với các tài liệu sử dụng là sách thì bạn cần thực hiện việc ghi danh mục tài liệu như sau:
Tên tác giả/Cơ quan ban hành sách (năm xuất bản), tên sách (in nghiêng), lần xuất bản (chỉ ghi mục này nếu sách đã được xuất bản trên 2 lần), nhà xuất bản; nơi xuất bản (ghi tên thành phố).
- Khi sách có tên 2 tác giả thì sẽ dùng ký hiệu & hoặc dùng từ “và” để nối giữa tên của 2 người.
- Ví dụ: Hector Malot (1878), Không gia đình, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.
3.2. Cách ghi nguồn tiểu luận là một phần (chương) của cuốn sách
- Cũng gần tương tự với cách ghi lại nguồn tài liệu của sách nhưng khi ghi nguồn tài liệu từ một phần (chương) của cuốn sách sẽ có một chút khác biệt.
Tên tác giả/Cơ quan ban hành sách (năm xuất bản), tên phần, tên sách (in nghiêng), lần xuất bản (chỉ ghi mục này nếu sách đã được xuất bản trên 2 lần), nhà xuất bản; nơi xuất bản (ghi tên thành phố), số tập, số trang.
- Ví dụ: Hector Malot (1878), Chương 3, Không gia đình, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội, 67 - 78.
3.3. Cách ghi nguồn là giáo trình, bài giảng hoặc tài liệu lưu hành nội bộ
Trong nhiều trường hợp, đề tài của bạn mang tính chuyên ngành cao và cần sử dụng nhiều giáo trình, bài giảng và các tư liệu nội bộ thì khi ghi lại tài liệu cần thực hiện theo quy định như sau:
- Tên tác giả (năm xuất bản); tên giáo trình bài giảng (in nghiêng), nhà xuất bản (nếu có); tên chủ quản.
Trong quá trình thực hiện các bài tiểu luận của mình, nếu có khó khăn hay vấn đề gì, hoặc bạn muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể cân nhắc đến dịch vụ làm tiểu luận thuê tại Luanvan24.com - đơn vị đã hỗ trợ hàng trăm nghìn sinh viên đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình làm bài luận và bảo vệ.
3.4. Cách ghi nguồn tiểu luận là các bài báo
Khi ghi nguồn các tài liệu tham khảo là các bài báo, tạp chí, hội thảo, diễn đàn hay hội nghị thì bạn cần trình bày theo quy định như sau:
- Tên tác giả (năm xuất bản), tên bài báo, tên báo/tên hội nghị/diễn đàn (in nghiêng), địa điểm, thời gian tổ chức, cơ quan tổ chức, số thứ tự của trang báo (nếu có).
3.5. Cách ghi nguồn tiểu luận là các bài viết trên mạng Internet
- Nguồn tài liệu trên Internet thường được sử dụng rất nhiều trong các bài tiểu luận bởi đây là một nguồn tài liệu miễn phí và vô cùng đa dạng.
- Tuy nhiên, khi sử dụng các nguồn tài liệu trên Internet bạn cũng cần nhớ phải đảm bảo về mức độ uy tín, tin cậy của nội dung hay của người thực hiện phần bài viết đó.
- Để ghi nguồn các tài liệu này bạn cần ghi theo quy định như sau:
- Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có), tên của tài liệu, đường dẫn đến nguồn tài liệu đó, số DOI (nếu có).
Bài viết đã chia sẻ cách ghi nguồn trong tiểu luận cho các dạng khác nhau để bạn đọc có thể dễ dàng thực hiện theo khi gặp các trường hợp tương tự. Hy vọng những kiến thức này đã giúp ích phần nào trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bài tiểu luận của mình nhé!