Bệnh u lympho Hodgkin (hay còn gọi là ung thư hạch) là một trong những bệnh ung thư đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào ác tính xảy ra trong một hoặc nhiều hạch bạch huyết. Điển hình là u xuất hiện ở một hạch bạch huyết rồi sau đó lan dần theo thứ tự đến các hạch khác, lách, gan và tủy xương.
Tế bào lympho là một phần của hệ thống miễn dịch ở một người, giữ chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng hoặc sự xâm lấn của các sinh vật hoặc tổ chức lạ. Tuy nhiên, khi tế bào lympho bị tổn thương do các nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh u lympho.
Trong bệnh u lympho, tế bào lympho có thể phát triển rất nhanh không kiểm soát cũng như có thể sống rất lâu dài. Những tế bào lympho bất thường này không hoạt động như bình thường nữa và có thể lấn át những tế bào bình thường khỏe mạnh khác.
Tại Việt Nam, bệnh u lympho xếp thứ 14 trong các loại ung thư thường hay gặp, tỷ lệ mắc hàng năm là 0,2/100.000 dân. Ngày nay, những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh u lympho đã giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh và chất lượng cuộc sống tiếp tục được cải thiện.
Tuy vậy, trên thực tế nhiều người bị bệnh u lympho Hodgkin không được chẩn đoán kịp thời, hoặc bị bệnh nhưng chưa hiểu rõ về cơ chế phát sinh, phát triển của bệnh.
Nhiều triệu chứng ban đầu của bệnh nhân u lympho Hodgkin cũng giống như triệu chứng của các bệnh khác. Bệnh nhân thường nghĩ họ đang bị cảm lạnh chưa khỏi. Nhiều khi chỉ có triệu chứng duy nhất là mệt mỏi. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:
Những triệu chứng này có thể được gây ra bởi nhiều vấn đề khác. Điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng diễn biến lâu dài một cách bất thường.
Các vị trí hạch trong cơ thể, nơi u có thể xuất hiện đậm
Hình ảnh u xuất hiện ở vùng cổ, sau tai, vùng nách
Nếu nghi ngờ bạn có thể đang mắc u lympho Hodgkin, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn diện và đặc biệt chú ý các hạch bạch huyết.
Các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán u lympho Hodgkin bao gồm:
Hình ảnh sinh thiết hạch vùng cổ để chẩn đoán
U trong lồng ngực
U trong não
Hình ảnh u phát hiện trên chụp PET (bên trái) so với người bình thường (bên phải)
Kết quả của các xét nghiệm sẽ giúp quyết định biện pháp điều trị tốt nhất. Các xét nghiệm cần thiết phụ thuộc vào triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy hỏi bác sĩ bất kỳ câu hỏi nào về những xét nghiệm cần thiết cho chẩn đoán u lympho Hodgkin.
Những kết quả xét nghiệm của bạn sẽ cung cấp thông tin về giai đoạn bệnh cho bác sĩ. Giai đoạn được hiểu là mức độ lan tỏa chứ chưa hẳn là mức độ trầm trọng của bệnh. Có 4 giai đoạn được dùng để mô tả u lympho Hodgkin:
Các giai đoạn bệnh u lympho Hodgkin tùy theo mức độ tổn thương (màu đỏ)
Khoảng 75% số bệnh nhân mắc u lympho Hodgkin có thể chữa khỏi. Việc điều trị u lympho Hodgkin phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và mô bệnh học của bệnh, vào triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để xây dựng kế hoạch điều trị cho phù hợp.
Điều trị bằng hóa chất là biện pháp điều trị bằng thuốc/hóa chất. Các loại hóa chất có tác dụng gây độc đối với các tế bào ung thư dẫn đến chết tế bào. Tuy nhiên, các hóa chất này cũng có thể gây độc một phần cho các tế bào bình thường của cơ thể, gây nên các tác dụng phụ như nôn, rụng tóc, tổn thương gan, thận… Các loại thuốc và các biện pháp phối hợp thuốc khác nhau sẽ được áp dụng tùy tình trạng bệnh. Các phác đồ thường được chỉ định theo các đợt và sau mỗi đợt có một khoảng nghỉ. Số lượng đợt điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, loại thuốc áp dụng, đáp ứng điều trị và tác dụng phụ.
Điều trị bằng tia xạ (xạ trị) là sử dụng tia X để diệt tế bào ung thư và làm tiêu biến khối u. Xạ trị chỉ ảnh hưởng đến các tế bào ở khu vực chiếu tia (điều trị tại chỗ) nên không ảnh hưởng đến các tế bào khác. Xạ trị có thể sử dụng kết hợp với điều trị hóa chất.
Ghép tế bào gốc tự thân cũng là một lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân tái phát sau điều trị ban đầu bằng hóa chất. Tế bào gốc được lấy từ máu của bệnh nhân, sau đó được truyền trở lại để giúp phục hồi các tế bào máu bình thường bị ảnh hưởng do điều trị hóa chất liều cao.
Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kết hợp nhiều biện pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy trao đổi với bác sĩ về hướng điều trị tốt nhất dành cho bạn.
TS.BS. Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW tư vấn về bệnh ung thư hạch
Những kết quả về điều trị bệnh u lympho Hodgkin đều dựa trên những thống kê trên các nhóm bệnh nhân lớn. Tuy nhiên, mỗi người bệnh có sự khác biệt và các con số thống kê không thể tiên lượng chính xác điều gì sẽ xảy ra trên một con người cụ thể. Hãy nói với bác sĩ về vấn đề tiên lượng bệnh của bạn.
Khi biết mình mắc u lympho Hodgkin, bạn có thể rất lo lắng vì những hậu quả của bệnh và sự không chắc chắn về kết quả điều trị. Hãy hỏi bác sĩ về những nhóm trợ giúp hay các nguồn lực khác đang có để giúp đỡ bạn và gia đình đương đầu với u lympho Hodgkin.
Theo tài liệu Những điều cần biết về bệnh u lympho Hodgkin (năm 2018)
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/benh-hodgkin-a46182.html