Ngành F&B là ngành gì? Thực tế, F&B đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành ăn uống, nhiều bạn trẻ đã chọn F&B làm hướng đi nghề nghiệp cho bản thân. Vậy để làm việc được trong ngành này cần những yêu cầu gì? Hãy cùng TopCV tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!
F&B là ngành gì?
F&B viết tắt của Food and Beverage - thuật ngữ ngành dịch vụ, khách sạn, khu du lịch, quầy ăn uống, kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.
Thuật ngữ F&B được sử dụng nhiều trong khách sạn, là bộ phận chịu trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu về ăn uống cho du khách khi họ lưu trú tại khách sạn
Một số thông tin cần biết về ngành F&B
Để hoạt động trong ngành F&B bạn cần phải trải qua các khóa học hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn về ngành này. Dưới đây là một số trường đại học tại Việt Nam có đào tạo ngành F&B cho sinh viên:
Đại học Xã hội và Nhân văn
Đại học Kinh tế quốc dân
Đại học Ngoại thương
Đại học Mở TP.HCM
Đại học Đà Lạt
…
Để có thể làm trong lĩnh vực F&B bạn có thể lựa chọn các chuyên ngành phù hợp trong ngành du lịch và dịch vụ như: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Marketing, Kế toán, Quản trị nhà hàng - khách sạn, Ăn uống và Dinh dưỡng, Chế biến món ăn, Quản lý dịch vụ ăn uống. Cụ thể:
Marketing: Chuyên ngành này là yếu tố quan trọng trong việc quảng bá và tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ F&B. Marketing giúp hiểu rõ về thị trường, nhu cầu người tiêu dùng và cách tạo ra chiến lược quảng cáo hiệu quả để thu hút khách hàng.
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý các hoạt động liên quan đến du lịch và lữ hành. Từ việc tổ chức tour, quản lý đặt phòng cho khách du lịch đến việc xây dựng các chương trình giới thiệu văn hóa, ẩm thực địa phương. Những kiến thức này sẽ là hành trang hữu ích cho công việc F&B của bạn.
Kế toán: Trong lĩnh vực F&B, việc quản lý tài chính và kế toán là yếu tố cần thiết. Vì chuyên ngành kế toán giúp bạn hiểu rõ về cách quản lý nguồn lực tài chính, theo dõi doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Điều này rất quan trọng để duy trì sự ổn định tài chính và phát triển bền vững cho doanh nghiệp F&B.
Quản trị nhà hàng - khách sạn: Là ngành cung cấp kiến thức về cách quản lý hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ nhà hàng và khách sạn. Từ việc sắp xếp phương tiện di chuyển, bày trí phòng ốc sạch đẹp, chuẩn bị bữa ăn đến dịch vụ dọn phòng
Ngành kỹ thuật chế biến món ăn: Chuyên ngành này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những kiến thức liên quan đến ẩm thực, dinh dưỡng, đào tạo ra các đầu bếp chế biến món ăn chuyên nghiệp,... để cải thiện chất lượng món ăn và tạo sự độc đáo, hấp dẫn cho thực đơn và đôi khi có thể sáng tạo ra được những công thức mới.
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý khách sạn và nhà hàng về văn hoá ẩm thực. Kiến thức từ chuyên ngành này giúp bạn quản lý được các khâu về ẩm thực, tiệc tùng, hội nghị,... Ngoài ra, tuỳ trường cần trang bị thêm kiến thức tâm lý giao tiếp hay kỹ thuật pha chế trong ngành F&B cua của bạn.
Tìm việc Nhà hàng Khách sạn
Nguồn gốc ngành F&B
Những loại hình quán ăn, quán rượu, quán trọ,.. đã hình thành rất lâu từ hàng chục thế kỷ trước. Tuy nhiên, mãi cho đến những năm của đầu thế kỷ 19 thuật ngữ F&B mới thật sự xuất hiện. Sự việc này bắt nguồn từ 2 phát minh từ Louis Pasteur sáng chế ra kỹ thuật thanh trùng và Nicholas là đồ hộp.
Từ 2 phát minh trên đồ ăn và thức uống rất thuận tiện có thể mang bên mình mà vẫn bảo quản, lưu giữ và sử dụng được lâu thì thuật ngữ F&B (Food and Beverage) ngày càng phát triển nhanh hơn.
Vai trò của ngành F&B
Ngành F&B đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Sự phát triển của ngành F&B ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số cũng như là độ uy tín của một nhà hàng, khách sạn. Cụ thể:
Thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng trung thành: Cung cấp các dịch vụ ăn uống phong phú, đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được tệp khách hàng lớn và giữ chân được nhiều khách hàng trung thành.
Đem về doanh thu khủng cho doanh nghiệp: Sự kết hợp của ngành này với nhà hàng và khách sạn sẽ giúp đa dạng hoá sản phẩm. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp thay vì chỉ tập trung vào đúng một mảng kinh doanh.
Giúp marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí: F&B được xem là “vũ khí bí mật” giúp đẩy mạnh tiếp thị. Vì chỉ cần một nhà hàng, khách sạn có một món “best seller” thì cũng đã thu hút đông đảo khách hàng tò mò.
Tạo phễu khách hàng & Tăng nhận diện thương hiệu: Ngành F&B góp phần tăng tính cạnh tranh của các dịch vụ lưu trú, du lịch, giải trí giúp các điểm đến du lịch trở nên hấp dẫn hơn và thu hút nhiều du khách hơn. Nhờ đó, họ sẽ ghi nhớ thương hiệu, tạo mức độ nhận diện thương hiệu một cách nhanh và hiệu quả hơn.
Đặc điểm của ngành F&B
Trong ngành F&B, việc đảm bảo chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm cho khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Điều này đòi hỏi sự chú trọng cao độ đến quá trình chuẩn bị thức ăn, bảo quản thực phẩm và cả quá trình phục vụ khách hàng. Do đó, ngành F&B có các đặc điểm sau:
Ngành F&B cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
F&B đặt ra yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp, sự linh hoạt và khả năng xử lý tình huống nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngành F&B đòi hỏi sự linh hoạt trong việc thay đổi món ăn và phong cách phục vụ. Điều này giúp giữa chân và tạo ra những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn cho khách hàng.
Ngành F&B gắn liền với hoạt động du lịch, vui chơi và giải trí của con người. Những nơi du lịch, khu vui chơi giải trí thường là nơi tập trung nhiều dịch vụ F&B, từ đó tạo ra cơ hội lớn cho ngành này phát triển.
Sự đa dạng về món ăn và phong cách phục vụ cũng phản ánh sự đa dạng văn hóa và ẩm thực của các địa phương, từ đó tạo ra sự phong phú và hấp dẫn cho khách hàng.
Sự linh hoạt và sáng tạo trong cung cách phục vụ khách hàng là chìa khóa để thành công trong ngành F&B.
5 mô hình kinh doanh ngành F&B hiện nay
Một số mô hình kinh doanh thường gặp trong ngành F&B bao gồm:
Mô hình kinh doanh tự phục vụ: Đây là mô hình mà khách hàng sẽ là người tự thực hiện các thao tác như gọi món tại quầy, tự nhận đồ ăn và đem về vị trí của mình. Đối với mô hình này nhân viên hỗ trợ đưa món, pha chế, nhận thanh toán từ khách hàng. Giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhân viên làm các công việc như order, lên đồ cho khách, còn khách hàng thì có thể tự lựa chọn cách phục vụ cho mình.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền: Đây là một hoạt động thương mại mà phía bên nhượng quyền sẽ giao quyền và hỗ trợ bên đối tác để tự quyền hoạt động mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Nếu chọn mô hình này, thì bên được nhượng quyền sẽ có lợi về nguồn lực, bài toán quản trị ngay từ ban đầu.
Mô hình kinh doanh Take Away: Đây là mô hình ẩm thực bán đem về với diện tích nhỏ, không có cung cấp không gian để khách ở lại sử dụng sản phẩm. Đối với mô hình này, phía doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí về mặt bằng, các chi phí phụ khác. Bên cạnh đó, Take Away cũng có tính linh hoạt khi có thể di chuyển nhiều địa điểm thích hợp.
Mô hình All-in-shop hay 1-stop-solution: Đây là kiểu kinh doanh gồm nhiều tiện lợi khác nhau được tập trung thành một điểm. Với những sản phẩm tiện ích liên quan đến nhau sẽ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ bị thu hút và kích thích mua sắm nhiều hơn.
Mô hình One-stop Dining: Đây là mô hình kinh doanh nhà hàng cà phê. Mô hình này là sự kết hợp của nhà hàng bán các món ăn, bánh ngọt cùng đồ uống, cà phê. Sự kết hợp này sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu hơn vì tính tiện lợi. Đồng thời kích thích khách hàng chi tiêu sản phẩm nhiều hơn.
Ngành F&B bao gồm những bộ phận nào?
Ngành F&B được phân loại rất đa dạng tuỳ vào vai trò và mục đích. Dưới đây là 3 nhóm công việc chính chủ yếu của lĩnh vực này:
Bộ phận nhà bếp - tổ chức sản xuất: Có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và đưa ra những món ăn phù hợp với khẩu vị khách hàng tuỳ địa điểm, khu vực. Đồng thời cũng là để tạo ra trải nghiệm ẩm thực tốt nhất cho khách hàng và đảm bảo hoạt động của nhà bếp diễn ra hiệu quả.
Bộ phận phục vụ tại quầy và bàn: Phục vụ yêu cầu của khách hàng như gọi món cho khách. Đây là nơi thể hiện sự chuyên nghiệp, tận tình của nhân viên đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Bộ phận lễ tân và kinh doanh - chăm sóc khách hàng: Đây là một bộ phận luôn phải hoạt động 24/7 để nhanh chóng hỗ trợ khách hàng một cách kịp thời. Ngoài ra, bộ phận có trách nhiệm giới thiệu dịch vụ của công ty đến với khách hàng và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Thực trạng & Xu hướng phát triển ngành F&B 2024
Qua các năm gần đây ngành F&B luôn phải chịu sự ảnh hưởng từ nền kinh tế “buồn” hay hiệu ứng sau của dịch Covid-19. Tuy nhiên thì ngành này vẫn giữ được mức ổn định:
Doanh thu ngành F&B tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây.
Số lượng cơ sở kinh doanh F&B ngày càng gia tăng, cạnh tranh ngày một khốc liệt.
Xuất hiện xu hướng kinh doanh đồ ăn nhanh, ăn uống theo phong cách của các nước châu Âu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như là nhiều dịch vụ đa dạng dự đoán ngành F&B 2024 sẽ:
Phát triển các mô hình kinh doanh mới như ăn uống tại gia, đi chợ giúp, ship đồ ăn về tận nhà...
Ứng dụng công nghệ cao trong quy trình chế biến thực phẩm để tạo sự khác biệt.
Mở rộng các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7 với thực đơn đơn giản, nhanh gọn.
Chú trọng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe.
Top công ty F&B lớn tại Việt Nam và Thế giới
Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam có rất nhiều những công ty F&B đã và đang thành công, có vị trí cao trong ngành có thể kể đến như:
Một số công ty dịch vụ F&B hàng đầu Việt Nam bao gồm
Tập đoàn Trung Nguyên: kinh doanh chuỗi cửa hàng cafe Trung Nguyên.
Công ty Golden Gate: với hơn 500 cửa hàng F&B đa lĩnh vực trên toàn quốc
Công ty Goldsun Food: với các thương hiệu lớn như: King BBQ, Hotpot story, ThaiExpress, Seoul Garden, Capricciosa, Tasaki BBQ,..
Các công ty F&B lớn nhất thế giới hiện nay bao gồm
Tập đoàn McDonald’s (Mỹ)
Tập đoàn Starbucks (Mỹ)
Tập đoàn Yum! Brands (Mỹ) - với các thương hiệu KFC, Pizza Hut,...
Học ngành F&B ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp các ngành học liên quan đến F&B, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như:
Trưởng nhóm phục vụ: Đảm nhiệm công việc quản lý đội ngũ nhân viên phục vụ tại các khu vực có liên quan theo đúng tiêu chuẩn một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí này còn quản lý, phân công nhiệm vụ, đào tạo nhân viên mới, và giữ cho tinh thần làm việc cao, giúp tăng cường trải nghiệm của khách.
Giám sát khu vực: Sẽ là người quản lý và giám sát trực tiếp các hoạt động của một khu vực. Đảm bảo quá trình vận hành của khu vực đó được suôn sẻ.
Quản lý sự kiện: Là người lên kế hoạch và tổ chức cho các sự kiện theo mong muốn của nhà hàng, khách sạn. Bên cạnh đó, họ phải có kiến thức về kế toán để quản lý chi phí chạy sự kiện một cách hợp lý.
Quản lý nhà hàng: Đây là vị trí được đánh giá khá quan trọng trong ngành. Họ sẽ chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh của hoạt động nhà hàng, bao gồm quản lý nhân sự, lịch làm việc, và thực hiện các biện pháp cải thiện dựa trên phản hồi từ khách hàng. Xây dựng mối quan hệ với đối tác và nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng.
Apply Quản lý nhà hàng
Giám đốc F&B: Quản lý mọi khía cạnh liên quan đến thực phẩm và đồ uống. Điều hành các chuỗi cung ứng, quản lý chi phí và lợi nhuận, đồng thời thúc đẩy sáng tạo trong thực đơn để thu hút và giữ chân khách hàng. Đảm bảo rằng mọi dịch vụ đều đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của nhà hàng.
Để có thể dễ dàng lọt vào mắt xanh của Nhà tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn bạn cần chuẩn bị một bản CV ứng tuyển ấn tượng. Hãy tạo CV mọi ngành nghề cực chất thông qua công cụ tạo CV online của TopCV.
Tạo CV ngay
Có thể thấy, F&B là một ngành học tiềm năng mang đến rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt để phát triển sự nghiệp cho các bạn sinh viên mới ra trường. Để hiểu hơn về cơ hội nghề nghiệp và các yêu cầu kỹ năng của mỗi nghề, bạn hãy tham khảo thêm bài viết sau đây của TopCV nhé!
>>> Xem thêm: Review toàn bộ các vị trí và mức lương ngành F&B hiện nay
Tìm việc làm F&B ở đâu?
TopCV là một trang tìm kiếm việc làm uy tín, lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đây được xem là kênh tìm việc lý tưởng cho các ứng viên muốn ứng tuyển vị trí nhân viên tổ chức sự kiện. TopCV luôn cập nhật hàng ngàn tin tuyển dụng tổ chức sự kiện mới nhất từ các công ty uy tín. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm theo ngành, địa điểm, mức lương mong muốn.
Trên đây là những chia sẻ về ngành F&B là gì và những cơ hội của ngành F&B trong tương lai. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn xung quanh công việc này. Đừng quên theo dõi TopCV để đọc thêm những bài viết hay và hữu ích khác nhé!