Bảo hộ lao động là gì?

Bảo hộ lao động là một chủ đề quan trọng, không chỉ đối với người lao động mà còn đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn, khoa học và hiệu quả.

Việc hiểu rõ về bảo hộ lao động và những quy định liên quan không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn lao động, mà còn thể hiện trách nhiệm và sự tôn trọng mà các bên liên quan dành cho quyền lợi và sức khỏe của người lao động.

Xem thêm: Tai nạn lao động là gì?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá khái niệm bảo hộ lao động là gì và các quy định pháp lý liên quan đến bảo hộ lao động tại Việt Nam, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi và tuân thủ các quy định này trong thực tiễn.

1. Bảo hộ lao động là gì?

Khái niệm

Bảo hộ lao động là môn khoa học mang tính kỹ thuật và thực tiễn bao gồm hệ thống các biện pháp kỹ thuật, các văn bản pháp luật và tổ chức, quản lý, chính sách kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong lao động sản xuất, để bảo vệ an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động.

Điều kiện lao động

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kỹ thuật - công nghệ, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của con người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động sản xuất của con người.

Tình trạng tâm lý của người lao động trong khi làm việc đôi khi lại chính là nguyên nhân gây ra sự cố dẫn đến tai nạn lao động và bệnh ngề nghiệp cho bản thân họ và cho người khác

Năm yếu tố cấu thành điều kiện lao động

Các nhóm yếu tố của điều kiện lao động

- Nhóm yếu tố vệ sinh môi trường: bao gồm yếu tố vật lý, hóa học và sinh học.

- Nhóm yếu tố sinh lý: bao gồm trạng thái thể lực, thần kinh, tâm lý.

- Nhóm yếu tố thẩm mỹ: tạo ra cảm xúc của người lao động. Đó là cấu trúc không gian nơi làm việc, bố cục màu sắc, âm thanh và sự hài hòa của máy móc, thiết bị, bầu không khí của tập thể lao động, tâm lý nghề,...

- Nhóm yếu tố tâm lý - xã hội: như định mức và tổ chức lao động, khả năng làm việc trong ca của người lao động, tình hình ốm đau, bệnh tật.

Tai nạn lao động

Tai nạn lao động xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây chấn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc tử vong, làm giảm khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong gồm:

  1. Xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ.
  2. Xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dung lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
  3. Xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà bộ Luật lao động, nội quy của cơ sở cho phép.Phân loại tai nạn lao động

Căn cứ theo tình trạng phân tích của người lao động mà tai nạn lao động được phân loại: Tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ.

Căn cứ đánh giá tai nạn lao động

Để đánh giá tình hình tai nạn lao động trong một năm, ngoài con số tuyệt đối thống kê được, cần phải sử dụng cách so sánh tương đối thì mới đánh giá được mức độ tai nạn lao động. Bởi vậy người ta thường dùng hệ số tần suất tai nạn lao động "K"

K= (n*1000)/N

Trong đó:

Kỹ thuật vệ sinh

Kỹ thuật về sinh là lĩnh vực khoa học chuyên ngành nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu và loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, tạo nên môi trường lao động trong sạch, tiện nghi, phòng ngừa khả năng suy giảm sức khỏe và mắc bện h nghề nghiệp

Nhiệm vụ của kỹ thuật vệ sinh

Nhiệm vụ của kỹ thuật vệ sinh bao gồm:

- Nghiên cứu, đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các yếu tố độc hại trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường lao động và môi trường xung quanh, làm cơ sở khoa học để xây dựng, thiết kế các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

- Nghiên cứu, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý có hiệu quả các tại hại nghề nghiệp cụ thể như ô nhiễm nhiệt, tiếng ồ, rung động vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ bụi cao đặc biệt là bụi hô hấp, hơi khí độc,...

- Ứng dụng các giải pháp tiến tiến khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động để giảm thiểu có hiệu quả các tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động cụ thể theo đặc tính của từng ngành sản xuất, từng doanh nghiệp.

Kỹ thuật an toàn

Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động.

Các biện pháp cơ bản đảm bảo an toàn sản xuất

- Áp dụng các cơ cấu, dụng cụ, thiết bị an toàn một cách tối ưu. Tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động định kỳ và phù hợp với đặc điểm sản xuất cụ thể, sử dụng phương tiện bảo vệ các nhân, tập thể thích hợp.

- Bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý, thỏa mãn các yêu cầu vệ sinh công nghiệp. Đảm bảo có đầy đủ các tranh ảnh, áp phích bảo hộ lao động trong khu vực sản xuất cũng như các nội quy an toàn đối với máy móc, thiết bị hoặc quá trình công nghệ.

- Tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa quá trình công nghệ, dây truyền thiết bị. Áp dụng thành tựu mới của tự động hóa, điều khiển học để thay thế thao tác thủ công, cách ly người lao động khi những vùng độc hại, nguy hiểm.

Bệnh nghề nghiệp

Là một hiện trạng bệnh lý của người lao động phát sinh do tác động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có hại, mang tính chất đặc trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan đến nghề nghiệp, công việc đó trong quá trình lao động.

2. Nguyên tắc thực hiện hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động

Các nguyên tắc thực hiện hệ thống an toàn - vệ sinh lao động, đó là:

Không ràng buộc về mặt pháp lý (chỉ khuyến khích áp dụng trừ khi các quốc gia xây dựng hệ thống quản lý riêng, mang tính chất pháp lý bắt buộc phải áp dụng).

Không thay thế luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn quốc gia (chỉ mang tính hỗ trợ thực thi tốt các pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia).

Không bắt buộc có chứng chỉ. Có thể ghi trên thương hiệu hàng hóa là đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, không bắt buộc sản phẩm có chứng nhận, chứng chỉ.

3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động được phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu, khách quan của sản xuất, của sự phát triển kinh tế. Đồng thời vì sức khỏe hạnh phúc của con người nên nó có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc.

Ý nghĩa chính trị

Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỉ lệ lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội coi con người là vốn quý nhất.

Công tác bảo hộ lao động làm tốt góp phần tích cực chăm lo sức khỏe, tính mạng và đời sống của người lao động. Được làm việc trong điều kiện an toàn, tính mạng và sức khỏe người lao động được bảo vệ, họ càng tin tưởng yêu mến vào chế độ, gắn bó với cơ sở kinh tế, đem hết sức mình cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Ngược lại nếu công tác bảo hộ lao động thực hiện không tốt thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

Ý nghĩa xã hội và nhân văn

Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất, kinh doanh; Đồng thời là yêu cầu nguyện vọng chính đáng của người lao động.

Bản thân người lao động cùng gia đình họ ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, làm việc trong điều kiện sản xuất an toàn, tính mạng và sức khỏe người lao động được bảo vệ, tai nạn tàn phế mất mát không xảy ra là những yếu tố đảm bảo cho sự hạnh phúc và phát triển của gia đình bền vững cũng như đảm bảo cho đất nước, xã hội và gia đình giảm bớt những tổn thất do phải nuôi dưỡng, điều trị từ hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi.

Xét về góc độ góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước, công tác Bảo hộ lao động có vai trò quan trọng trong việc điều thiện điều kiện lao động, xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường góp phần bảo vệ môi trường xung quanh. Không chỉ bảo vệ môi trường nhân dân mà còn bảo vệ môi trường được phát triển bền vững.

Ý nghĩa kinh tế

Bảo hộ lao động tốt góp phần đẩy mạnh sản xuất và thực hiện tốt các kế hoạch.

Khi điều kiện sản xuất được an toàn, sản xuất không trì trệ, người lao động sẽ có công ngày lao động cao, yên tâm, phấn khởi đem hết khả năng, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Do vậy sản xuất sẽ phát triển, năng suất lao động tăng lên. Kế hoạch sản xuất được hoàn thành và thu nhập của người lao động cũng tăng lên.

Ngược lại nếu môi trường làm việc không tốt, người làm động thường xuyên bị ốm đau dẫn đến thu nhập giảm, sản xuất trì trệ. Hơn nữa nếu người lao động bị tàn phế mất sức lao động xã hội phải chăm sóc chữa trị và các chính sách có liên quan.

4. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động(có thể gọi là an toàn vệ sinh lao động)

Tính chất khoa học kỹ thuật

Bảo hộ lao động có tính khoa học, kỹ thuật là vì mỗi hoạt động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng các giải pháp khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Tính chất pháp lý

Bảo hộ lao động mang tính chất pháp lý thể hiện ở chỗ muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp về tổ chức và xã hội về Bảo hộ lao động được thực hiện thì phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn để mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm túc thực hiện.

Đồng thời phải tiến hành thanh kiểm tra một cách thường xuyên, khen thường và xử phạt một cách nghiêm minh và kịp thời thì công tác Bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực.

Tính chất quần chúng

Bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng rộng rãi. Tất cả các đối tượng từ người sử dụng lao động đến người lao động cần được bảo vệ, đồng thời chính họ cũng là người phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.

Mọi hoạt động của công tác bảo hộ lao động chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật và người lao động tự giác và tính cực tham gia thực hiện các quy định, chế độ, tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở là vì con người, mà trước hết là vì người lao động.

-

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&B, khóa học C&B chuyên sâu, khóa học nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, khóa học thuế thu nhập cá nhân chuyên sâu ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội và theo hình thức online chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: LÊ ÁNH HR - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ SỐ 1 VIỆT NAM

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/khai-niem-bao-ho-lao-dong-a46125.html