Tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông đều là hai ngôn ngữ địa phương và rất phổ biến ở Trung Quốc. Giữa tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông có sự khác biệt về cách phát âm cũng như ý nghĩa của từ. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.
Tiếng Quan Thoại còn được gọi là tiếng phổ thông. Đây là ngôn ngữ tiêu chuẩn của Trung Quốc và được hơn 70% dân số ở đây sử dụng (tương tự tiếng Kinh của Việt Nam).
Tiếng Quan Thoại được phân thành nhiều nhóm phương ngôn, bao gồm: Quan Thoại Bắc Kinh, Quan Thoại Đông Bắc, Quan Thoại Kí Lỗ, Quan Thoại Giao Liêu, Quan Thoại Giang Hoài, Quan Thoại Trung Nguyên, Quan Thoại Lan Ngân và Quan Thoại Tây Nam. Trong đó, Quan Thoại Tây Nam là phương ngôn được dùng nhiều nhất, kế tiếp là Quan Thoại Trung Nguyên.
Tiếng phổ thông được sử dụng trong các loại văn bản hành chính và cũng là ngôn ngữ chuẩn mà người nước ngoài theo học. Về ngữ pháp, tiếng phổ thông có cấu trúc S + V + O. Hệ thống từ vựng rất đa dạng, bao gồm các từ sẵn có trong các thể văn ngôn ở nhiều thời đại khác nhau, từ vựng được du nhập từ Nhật Bản, từ ngoại lai và ngôn ngữ mạng.
Tiếng Quảng Đông còn có tên gọi khác là Việt ngữ, tiếng Quảng Châu hay tiếng Quảng Phủ. Ngôn ngữ này có thanh điệu thuộc ngữ hệ Hán Tạng và là tiếng mẹ đẻ của tộc người Hán ở một số tỉnh miền Nam Trung Quốc. Tiếng Quảng Đông hiện nay có sự kết hợp từ tiếng Quảng Đông cổ và tiếng Hán cổ.
Hệ thống từ vựng trong tiếng Quảng Đông có điểm giống và khác biệt so với tiếng Quan Thoại. Người Hồng Kông, Ma Cao đều sử dụng tiếng Quảng Đông. Phần lớn trong số họ không nói được tiếng Quan Thoại.
Bên cạnh đó, tiếng Quảng Đông sử dụng bộ chữ phồn thể thay vì giản thể. Ngôn ngữ này cũng phản ánh bản sắc văn hóa của một số vùng miền ở Trung Quốc. Trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người giao tiếp, sử dụng tiếng Quảng Đông.
Tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc. Phần lớn các tỉnh thành đều dùng tiếng Quan Thoại làm tiếng mẹ đẻ, bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải.
Ngôn ngữ này rất phổ biến nhất ở khu vực dãy núi Tần Lĩnh, phía Bắc Hoài Hà, Giang Tô, vùng Trung Bắc Bộ tỉnh An Huy, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Bắc, khu vực phía Tây và phía Bắc Hồ Nam, ven sông vùng Giang Tây. Đài Loan, Singapore cũng dùng tiếng Quan Thoại làm phương ngữ chính.
Tiếng Quảng Đông được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam. Trong đó, hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây có số người sử dụng tiếng Quảng Đông nhiều nhất, với hơn 2,5 triệu người.
Đây còn là ngôn ngữ chính của Hồng Kông và Ma Cao. Bên cạnh đó, tiếng Quảng Đông cũng được sử dụng bởi cộng đồng người Hoa sinh sống ở nước ngoài như Việt Nam, Malaysia, Australia, Canada…
Ngữ điệu và cách phát âm đã tạo nên sự khác biệt giữa tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông. Từ vựng của hai ngôn ngữ này cũng mang những ý nghĩa khác nhau.
Nên học tiếng Quan Thoại hay Quảng Đông là thắc mắc chung của nhiều người khi có ý định học tiếng Trung. Đây đều là hai ngôn ngữ phổ biến ở Trung Quốc. Tùy vào mục đích, nhu cầu và địa điểm mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.
Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích người dân sử dụng tiếng phổ thông. Đây cũng là ngôn ngữ tiêu chuẩn và được nhiều nơi trên thế giới sử dụng. Nếu có ý định du học, làm việc hoặc định cư ở đất nước tỷ dân, bạn nên học tiếng Quan Thoại đầu tiên.
Thành thạo ngôn ngữ này sẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp với mọi người ở bất cứ đâu, thậm chí là ở quốc gia khác như Malaysia, Singapore… Bên cạnh đó, chứng chỉ HSK được chia thành nhiều cấp độ cũng sử dụng tiếng Quan Thoại.
Khi đã giao tiếp thành thạo bằng tiếng phổ thông, bạn hãy cân nhắc tìm hiểu và học thêm ngôn ngữ của từng vùng miền, ví dụ như tiếng Quảng, tiếng Đài Loan… Nhờ vậy mà bạn có thể sử dụng linh hoạt nhiều ngôn ngữ khi di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau.
Tiếng Trung sử dụng hệ thống chữ viết và ngữ pháp rất phức tạp, được xếp vào top những ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Muốn thành thạo tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông, người học cần vạch ra lộ trình phù hợp, kiên trì luyện tập mỗi ngày và vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, học tập.
Khi học ngôn ngữ mới, bạn cần phải nắm vững quy tắc phát âm. Đôi khi, chỉ cần một lỗi nhỏ trong cách đọc cũng có thể làm thay đổi nghĩa của từ, khiến người nghe hiểu sai ý nghĩa của toàn bộ câu văn.
Tiếng Trung có một số âm tiết có cách phát âm tương đối giống nhau ( z, c, s, zh, ch, sh hay j, q, x…) khiến người học rất dễ nhầm lẫn. Bên cạnh đó, hệ thống thanh điệu cũng có nhiều quy tắc phức tạp và khó phát âm chính xác. Nếu không được giảng dạy bài bản và chi tiết, bạn khó có thể ghi nhớ đầy đủ cách phát âm trong tiếng Trung.
Để khắc phục tình trạng này, người học nên đăng ký khóa học tại các trung tâm ngoại ngữ. Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian tự học tại nhà bằng cách xem Youtube, website dạy học và những bộ phim có phụ đề Trung - Việt.
Bất cứ người học nào cũng đều gặp khó khăn với hệ thống chữ viết khi mới làm quen với tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông. Khác với tiếng Việt, tiếng Trung sử dụng bảng chữ cái tượng hình, bao gồm 214 bộ thủ với hơn 80.000 ký tự. Để có thể ghi nhớ mặt chữ, người học phải áp dụng nhiều phương pháp như tách bộ, nhớ mẹo, nhớ theo câu chuyện…
Mỗi chữ viết đều có một cách đọc riêng. Vì vậy, bạn không thể học theo kiểu ghép chữ như khi học chữ Latin. Hãy luyện viết chữ Hán thường xuyên và hạn chế chỉ viết mỗi phiên âm.
Đồng thời, bạn cũng nên học thuộc quy tắc viết các nét, quy tắc bút thuận. Người học sẽ phải mất vài năm mới có thể ghi nhớ và vận dụng thành thạo ký tự chữ Hán trong quá trình giao tiếp, đọc, viết bằng tiếng Trung.
Tiếng Trung luôn là một “nỗi ám ảnh” của nhiều người học vì có hệ thống từ vựng đa dạng, lên đến hàng trăm nghìn từ. Cùng với đó là những từ đồng âm, đồng nghĩa… khiến người học dễ bị nhầm lẫn và khó ghi nhớ chính xác.
Tuy nhiên, người Việt Nam khi học tiếng Trung vẫn có một lợi thế khá lớn đó là tiếng Việt có đến 70% từ Hán Việt có cách phát âm tương tự tiếng Hán. Khi học từ vựng, bạn có thể lồng ghép thêm nghĩa Hán Việt để ghi nhớ nhanh hơn.
Nếu tự học tại nhà, bạn nên tham khảo một số cách học, ghi chép từ vựng tiếng Trung trên các website, trang mạng xã hội, hay học qua phim ảnh, bài hát… Cách học này vừa mang lại hiệu quả cao, vừa tạo được động lực và hứng thú đối với việc học ngoại ngữ.
Không phải ai nắm vững từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp đều có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông. Khi học ngữ điệu, cách phát âm của từ vựng và cấu trúc câu, bạn nên kết hợp song song với phương pháp luyện nghe tiếng Trung.
Hãy dành thời gian học nghe, nói càng nhiều càng tốt, đặc biệt là ở giai đoạn mới bắt đầu làm quen với tiếng Trung. Ngoài cách xem phim, đọc báo, nghe nhạc hay xem video ngắn bằng tiếng Trung, bạn cũng có thể đăng ký khóa học giao tiếp tại trung tâm ngoại ngữ để được giảng dạy bài bản và có cơ hội nói chuyện với người bản xứ.
Một khó khăn mà nhiều người thường gặp phải khi mới học tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông đó là không biết bắt đầu từ đâu, hoặc nên vạch ra lộ trình học tập như thế nào. Ở Trung Quốc, học sinh sẽ được dạy về cách chuyển đổi ký tự tiếng Hán sang chữ cái La Mã trước khi học những nội dung phức tạp khác.
Nếu như bạn tự học theo tài liệu hay kiến thức có sẵn trên Internet, bạn có thể sẽ học theo những thông tin sai lệch, những nội dung chưa được kiểm chứng. Để giao tiếp thành thạo bằng tiếng Trung một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn nên lựa chọn các cơ sở, trung tâm uy tín và chất lượng.
Được thành lập từ năm 2006, đến nay, Trung tâm Ngoại ngữ Hà Nội đã có gần 20 năm giảng dạy đa ngôn ngữ. Trung tâm Ngoại ngữ Hà Nội luôn tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ với gần 10.000 học viên trên khắp cả nước, được nhiều phụ huynh và học viên tin tưởng lựa chọn.
Những ưu điểm khi đăng ký khóa học tiếng Trung tại Trung tâm Ngoại ngữ Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua:
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thể phân biệt sự khác nhau giữa tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông, cũng như lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp để học tập. Để cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích, hãy truy cập vào website ngoainguhanoi.com.
Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/tieng-quan-thoai-khac-tieng-pho-thong-a46106.html