NIÊM MẠC MIỆNG LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NIÊM MẠC MIỆNG BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT THƯỜNG

1. Niêm mạc miệng là gì?

Niêm mạc miệng là lớp mô mềm, ẩm ướt bao phủ các cơ quan trong khoang miệng như: Nướu, má trong, lưỡi, vòm miệng và sàn miệng. Niêm mạc miệng giúp ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập miệng. Đồng thời, nó chứa các tế bào vị giác giúp bạn cảm nhận vị ngọt, chua mặn,...và tiết nước bọt giúp miệng luôn duy trì độ ẩm. Dưới đây là đặc điểm cấu tạo của niêm mạc miệng.

1.1. Cấu tạo niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng tuy mỏng nhưng lại có cấu tạo đa tầng phức tạp, đảm bảo chức năng bảo vệ trong khoang miệng. Cấu tạo của nó gồm 3 lớp chính như sau.

1.1.1. Lớp biểu mô

Đây là lớp ngoài cùng của niêm mạc miệng, được cấu tạo bởi nhiều loại tế bào có chức năng bảo vệ và tái tạo, trong đó:

niêm mạc miệng là gì

Niêm mạc miệng là một cấu trúc đa tầng phức tạp

1.1.2. Lớp màng đáy

Lớp màng đáy nằm giữa lớp biểu mô và lớp mô liên kết, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng và cấu trúc của niêm mạc. Lớp màng đáy được chia thành hai 2 phần chính:

Lớp màng đáy đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong niêm mạc miệng. Nó hỗ trợ cho các tế bào biểu mô, giữ cho chúng không bị tách rời khỏi lớp mô liên kết bên dưới. Lớp màng đáy còn giúp lọc các phân tử lớn và vi sinh vật, ngăn không cho xâm nhập vào mô. Đồng thời, nó vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy và chất thải giữa các tế bào. Khi có tổn thương, lớp màng đáy hướng dẫn các tế bào biểu mô di chuyển và phân chia để phục hồi vùng bị hư tổn.

1.1.3. Lớp mô liên kết

Lớp mô liên kết nằm dưới lớp màn đáy, là thành phần chính của niêm mạc miệng. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ cấu trúc, cung cấp dưỡng chất và tham gia vào chức năng quan trọng của niêm mạc. Lớp mô liên kết được chia thành 2 phần chính:

Lớp mô liên kết đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong niêm mạc miệng. Mạch máu trong mô liên kết vận chuyển oxy và dưỡng chất từ máu đến các tế bào niêm mạc, giúp bạn duy trì hoạt động bình thường. Đồng thời, mạch máu và hệ thống bạch huyết giúp loại bỏ các chất thải và sản phẩm trao đổi chất ra khỏi niêm mạc. Khi niêm mạc bị tổn thương, các tế bào sợi trong mô liên kết sản xuất Collagen mới, giúp tái tạo mô. Ngoài ra, lớp mô liên kết chứa các tế bào miễn dịch như: Đại thực bào, tế bào mast,... bảo vệ niêm mạc miệng khỏi các tác nhân gây hại.

1.2. Dấu hiệu nhận biết niêm mạc miệng bình thường

Nhận biết niêm mạc bình thường giúp bạn đánh giá sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết niêm mạc có bình thường hay không.

niêm mạc miệng là gì

Niêm mạc miệng khỏe mạnh sẽ có màu hồng hoặc cam tự nhiên

1.3. Dấu hiệu cho thấy niêm mạc miệng bất thường

Niêm mạc miệng là lớp màng mỏng, vì vậy dễ bị tổn thương. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết niêm mạc miệng bất thường mà bạn cần lưu ý:

2. Các nguyên nhân gây loét niêm mạc miệng

Loét niêm mạc miệng gây ra cảm giác khó chịu, đau rát khi ăn uống, nói chuyện. Dưới đây là những nguyên chính dẫn đến loét niêm mạc miệng.

2.1. Nhiễm virus

Virus, đặc biệt là virus herpes simplex (HSV-1), là nguyên nhân phổ biến gây loét niêm mạc miệng. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công niêm mạc miệng, gây ra các tổn thương và hình thành vết loét. Loại virus này lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh như: Qua nước bọt, dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt,... Ngoài HSV, các loại virus như: Virus Coxsackie (gây bệnh tay chân miệng) và virus Varicella-Zoster (gây bệnh zona) cũng gây loét niêm mạc miệng.

niêm mạc miệng là gì

Loét niêm mạc miệng do virus

2.2. Áp xe niêm mạc miệng

Áp xe niêm mạc miệng là tình trạng hình thành mủ do vi khuẩn tích tụ bên dưới niêm mạc, gây ra sưng tấy, nóng, đỏ và đau nhức. Quá trình viêm nhiễm này lan rộng sang các khu vực khác, dẫn đến tổn thương niêm mạc miệng. Vi khuẩn từ áp xe xâm nhập vào niêm mạc miệng qua các vết nứt, trầy xước, từ đó gây ra viêm loét.

niêm mạc miệng là gì

Áp xe niêm mạc miệng do vi khuẩn tích tụ bên dưới niêm mạc

Áp xe niêm mạc miệng nếu không điều trị kịp thời dẫn đến hoại tử mô. Mô hoại tử sẽ tự phân hủy, tạo thành các vết loét sâu, gây đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến ăn uống, nói chuyện. Viêm nhiễm do áp xe niêm mạc miệng còn làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cơ thể khó chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm,...

2.3. Bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng chủ yếu do nấm Candida gây ra. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể không kiểm soát được sự phát triển quá mức của nấm Candida. Nấm tấn công các tế bào niêm mạc miệng, kích hoạt phản ứng viêm và dẫn đến viêm loét. Những vết thương này sẽ đi kèm với mảng trắng hoặc màu kem trên niêm mạc miệng.

niêm mạc miệng là gì

Nấm miệng thường sẽ gây mảng trắng trên lưỡi

Nấm Candida phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ít oxy. Đặc biệt hơn khi bạn vệ sinh răng miệng kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài,... nấm Candida càng phát triển và gây viêm loét nặng hơn. Nấm Candida lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các bệnh như: Viêm thực quản do nấm, viêm phổi do nấm,...

2.4. Niêm mạc miệng bị trầy xước, chấn thương

Trầy xước hoặc chấn thương niêm mạc do nhiều nguyên nhân như: Đánh răng quá mạnh, ăn thức ăn cứng,... Khi niêm mạc miệng bị trầy xước, lớp bảo vệ bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm và loét. Các vết loét gây ra cảm giác đau, rát và dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.

3. Phòng ngừa các bệnh viêm loét niêm mạc miệng

Viêm loét niêm mạc miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và tổng thể. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng dưới đây.

3.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm và loét niêm mạc miệng. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn chăm sóc răng miệng hiệu quả:

niêm mạc miệng là gì

Nhai kẹo cao su không đường sẽ giúp làm sạch khoang miệng

3.2. Chữa trị dứt điểm các bệnh về răng và nướu

Sâu răng và viêm nướu là 2 bệnh lý phổ biến do vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị, các bệnh này lan rộng, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Sâu răng làm phá hủy cấu trúc răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào mô mềm gây ra viêm nhiễm và áp xe. Viêm nhiễm kéo dài làm suy yếu niêm mạc miệng, làm nó dễ tổn thương và loét. Do đó, bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh về răng và nướu ngay từ khi có dấu hiệu bất thường. Điều này giúp bạn kiểm soát và loại bỏ các ổ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và tổn thương.

3.3. Lựa chọn thực phẩm tốt cho răng miệng

Lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ bảo vệ niêm mạc miệng khỏi bệnh viêm loét mà còn giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện. Bạn nên chọn các loại thực phẩm sau để bổ sung khoáng chất và tăng cường đề kháng cho niêm mạc miệng:

niêm mạc miệng là gì

Cá hồi và tôm là những loại thức ăn có công dụng giúp răng chắc khỏe

3.4. Uống nhiều nước phòng loét niêm mạc miệng

Nước giữ cho niêm mạc miệng luôn ẩm ướt, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả hơn để duy trì môi trường miệng sạch sẽ và khỏe mạnh. Từ đó làm dịu vùng niêm mạc miệng, giảm nguy cơ viêm loét và kích ứng. Nước còn giúp cân bằng pH trong miệng, giảm tính axit do thực phẩm và vi khuẩn gây ra, từ đó bảo vệ niêm mạc miệng.

Dưới đây là các cách giúp bạn uống nhiều nước mỗi ngày:

3.5. Rèn luyện thân thể

Rèn luyện thân thể đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có khả năng ngăn ngừa và đối phó hiệu quả với vi khuẩn và nấm gây viêm loét niêm mạc miệng. Đồng thời, khi bạn rèn luyện thân thể, tuần hoàn máu được cải thiện và cung cấp đủ dưỡng chất cho niêm mạc miệng. Điều này giúp niêm mạc khỏe mạnh và tự hồi phục nhanh hơn khi bị tổn thương.

3.6. Khám răng định kỳ

Khi khám răng định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện sớm các vấn đề như: Viêm nướu, sâu răng, mảng bám, dấu hiệu nhiễm trùng,... Điều này giúp can thiệp kịp thời trước khi các vấn đề này phát triển thành viêm loét niêm mạc miệng.

Qua các lần khám định kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi sự tiến triển sức khỏe răng miệng của bạn và điều chỉnh các biện pháp chăm sóc phù hợp. Qua đó, giúp răng miệng và niêm mạc miệng của bạn luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm và các bệnh lý nghiêm trọng.

niêm mạc miệng là gì

Khám răng định kỳ tại nha khoa sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu bệnh răng miệng

Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu rõ niêm mạc miệng là gì và tầm quan trọng của nó trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách, lựa chọn thực phẩm phù hợp để duy trì niêm mạc khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên khám răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng.

Quý khách cần thăm khám sức khoẻ răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/niem-mac-mieng-la-gi-a46027.html