Tài Chính Xuyên Việt

Mâm đồng cổ là một món đồ đắt giá, độ hiếm lớn nên được rất nhiều người yêu đồ cổ săn lùng. Do giá trị của đồ cổ mà nhiều người đã làm giả với mong muốn chuộc lợi. Nếu không phân biệt được thì khả năng mua phải đồ giả là rất lớn. Vậy làm thế nào phân biệt được thật và giả chính xác đây? Với cách nhận biết mâm đồng cổ được chia sẻ từ chuyên gia khảo cổ mà Tài Chính Xuyên Việt tổng hợp sẽ giúp bạn phân biệt đơn giản hơn.

Những thủ thuật tinh vi chế tác mâm đồng cổ giả

Mâm đồng cổ có giá trị về tín ngưỡng tâm linh và giá trị kinh tế rất là cao. Vật phẩm này luôn được những người yêu đồ cổ săn lùng muốn sở hữu. Để chuộc lợi một số người đã dùng một số những thủ thuật tinh vi để chế tác mâm đồng cổ giả. Dưới đây là các thủ thuật chế tác mâm đồng giả thường được sử dụng, đó là:

Giả mạo trầm tích biển

Những món đồ đồng cổ được khai quật từ những xác tàu đắm chìm sâu dưới đáy biển suốt nhiều thế kỷ thường có những vết trầm tích, rong rêu hay hàu bám trên bề mặt. Chính vì thế mà nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có những đồ đồng cổ bị chìm sâu dưới đáy biển hàng mấy trăm năm mới có những vết trầm tích ấy.

Mâm đồng cổ rất dễ bị làm giả bởi độ hiếm và giá trị kinh tế lớn

Tuy nhiên, sự thật là chỉ cần ngâm vùi đồ đồng xuống biển hay ao hồ, bùn lầy vài tháng thôi là khi vớt lên những vết trầm tích, rong rêu này đã xuất hiện. Đây chính là một mánh khóe thường được sử dụng nhất của những gian thương để “qua mắt” những người mua không sành sỏi.

Ngâm axit làm lạc tinh

Những đồ đồng cổ được người xưa sử dụng nhiều lại chịu sự bào mòn của tự nhiên qua hàng mấy trăm năm nên men bám chắc chắn bị lạc tinh rất nhiều. Vì thế mà nhiều người mua tin tưởng rằng đồ đồng cứ càng lạc tinh thì càng có khả năng cao là đồ cổ.

Lợi dụng niềm tin này, nhiều người làm đồ giả cổ đã sử dụng những thủ thuật như phun cát, chà sát bằng giấy nhám. Đặc biệt là ngâm vào axit để làm lạc tinh đồ đồng. Sau đó chỉ cần thêm một vài công đoạn như chà sát, bôi trét chất bẩn là đã có được “đồ cổ lạc tinh hàng thế kỷ” để bán với giá cắt cổ.

>>Xem thêm:

5 cách nhận biết mâm đồng cổ thật chuẩn giá trị

Mặc dù thủ đoạn làm mâm đồng cổ giả rất tinh vi nhưng vẫn có thể nhận biết qua các dấu hiệu. Dưới đây là những cách nhận biết mâm đồng cổ thật và giả chính xác được chia sẻ từ chuyên gia. Tham khảo:

1. Thử lửa

Thử qua lửa là một cách nhận biết mâm đồng cổ thật hay giả một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn chỉ cần hơ chiếc mâm đồng qua ngọn lửa một lát là sẽ nhận biết được. Đồ đồng cổ giả bị pha nhiều tạp chất sẽ nhanh chóng ngả màu, trong khi đồ đồng thật màu sắc sẽ không đổi mà càng tươi tắn hơn.

Thử lửa là cách nhận biết mâm đồng cổ chính xác

2. Cách nhận biết mâm đồng cổ thật khi thử với thanh kim loại

Bạn sử dụng một dụng cụ kim loại như máy mài, dùi sắt, tua vít dùng để mài lên bề mặt mâm đồng muốn kiểm tra. Đối với đồ đồng giả sau khi mài bề mặt sẽ bóng loáng, có màu sắc tươi sáng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau sẽ nhanh chóng ngả màu và tối xỉn lại. Còn nếu là đồ đồng thật, vết mài sẽ không hề bị xỉn hay tối màu theo thời gian mà thậm chí còn trở nên bóng và sáng hơn.

Mâm đồng cổ thật sau khi mài kim loại luôn sáng bóng, không bị xỉn màu theo thời gian

3. Nhận biết qua chu kỳ bán hủy

Cách nhận biết mâm đồng cổ qua chu kỳ bán hủy thường được sử dụng ở các Viện khảo cổ. Bởi cách này đem lại độ chính xác rất cao, có thể xác định được rõ tuổi của mẫu vật phẩm.

Với cách này, các nhà khoa học sẽ xác định trong đồ cổ có chứa các nguyên tố nào (Kali, Uran…). Từ đó phân định chất hóa học này để xác định chính xác niên đại của món đồ đó. Mặc dù có độ chính xác cao nhưng do khá phức tạp và chi phí đắt nên cách này chỉ được áp dụng bởi các nhà khảo cổ học.

Mâm đồng cổ lưu giữ nét văn hóa giá trị rất cao

4. Cách nhận biết mâm đồng cổ qua mối hàn

Hầu hết các món đồ đồng hay trang sức cổ xưa của Việt Nam đều sử dụng các mối hàn cứng bằng vàng hoặc đồng. Ngoài ra có thể sử dụng mối hàn mềm bằng chì hoặc thiếc.

Trong khi đó, đồ đồng cổ giả thường dùng mối hàn có chứa Cadmi - một nguyên tố dễ bay hơi, khó phân lập. Vật chất này mới chỉ được sử dụng từ những năm 1850 trở lại đây. Do đó đồ đồng có mối hàn chứa cadmi không thể được coi là đồ đồng cổ được.

5. Nhận biết thật và giả qua phương pháp phân tích thành phần

Nếu sử dụng phương pháp này để nhận biết mâm đồng cổ thì có thể làm theo 2 cách:

Trong hai cách thì cách thứ hai được sử dụng nhiều hơn, phổ biến hơn. Bởi chỉ khi đồ đồng đó có ít nguồn vật liệu tạo nên thì tính chính xác mới cao và thuyết phục.

Hy vọng với những cách nhận biết mâm đồng cổ được chia sẻ trên bài viết sẽ là thông tin hữu ích với bạn đọc. Dựa vào các phương pháp trên bạn có thể nhận biết chính xác khi có đang có ý định mua và sở hữu mâm đồng cổ. Ngoài ra bạn hãy truy cập vào website Tài Chính Xuyên Việt để tìm đọc thêm những cách nhận biết hữu ích khác nhé.

Link nội dung: https://thietkethicongnoithat.edu.vn/cach-nhan-biet-mam-dong-co-a45552.html